Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của các vùng ven biển việt nam (Trang 23 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

1.1.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

1.1.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với các nước trên thế giới Biến đổi khí hậu làm hạn chế sự phát triển kinh tế

Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm chung của các nước đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu, an ninh sinh kế của người yếu thế, cản trở cho quá trình giảm nghèo. Hàng năm, thời tiết xấu và nhiệt độ tăng, mưa bão, hạn hán đã gây nguy cơ hoang mạc hóa, đặc biệt là các vùng ven biển, ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái và cuộc sống mưu sinh. Biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế gắn chặt với nhau. Các nghiên cứu của Liên hợp quốc đều có nhận định chung các hoạt động con người chiếm đến 90% và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Các hình thái thời tiết xấu gây do khí hậu biến đổi gây thiệt hại cho nền kinh tế, cùng với sự thâm hụt trong quá trình hồi phục tạo nên quá trình tăng trưởng không bền vững ở các nước gánh chịu hậu quả do biến đổi khí hậu. Tổ chức DARA và diễn đàn CVF công bố trong báo cáo “Kiểm soát sức tàn phá của biến đổi khí hậu: Phép tính lạnh cho một hành tinh nóng” cho thấy thiệt hại có thể lên tới 1.200 tỷ USD, tương đương 1,6% GDP hằng năm của thế giới do nóng lên toàn cầu. Theo là 520 tỷ USD/năm do khí hậu thay đổi và tình trạng nóng dần lên của Trái đất.

17

Báo cáo CMCC công bố 28/10/2021 cho rằng “hạn hán, hỏa hoạn, sóng nhiệt và lũ lụt sẽ gây thiệt hại lớn cho các nền kinh tế giàu có nhất thế giới trong vòng 30 năm; Nông nghiệp, du lịch và các ngành ven biển có nguy cơ cao nhất - đe dọa nguồn cung cấp lương thực, sinh kế của hàng triệu người và thiệt hại GDP quốc gia lên tới 13% vào năm 2100; Cần thiết phải cắt giảm lượng khí thải nhanh chóng để ngăn chặn các tác động xấu nhất và ổn định nền kinh tế”.

Nghiên cứu nhận định BĐKH, nhóm các nước G20 bị ảnh hưởng nghiệm trọng nếu tiếp tục phát thải cao. Các đợt hạn hán và nắng gắt nghiêm trọng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở các nước Argentina, Brazil và Indonesia trong thời gian tới sẽ làm kìm hãm nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Các đánh giá chỉ ra kinh tế có thể thiệt hại khoảng 81 tỷ euro và mất 15% thu nhập của người dân ở Ấn Độ vào năm 2050. Cùng thời kỳ, giá trị tài sản có thể giảm 611 tỷ AUD do cháy rừng, lũ lụt ven biển và bão. Bên cạnh đó, thiệt hại về tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng 4% hàng năm vào năm 2050 ở các nước G20 nếu lượng khí thải carbon không giảm và còn tăng trên 8% vào năm 2100, gây thiệt hại gấp đôi gây ra bởi đại dịch Covid-19 cho các nước trong khối.

Các hiện tượng xói mòn bờ biển, bệnh dịch lây lan do BĐKH không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Ở châu Âu ghi nhận số ca tử vong 2.700 người/1 năm lên 90.000 người/1 năm do nắng nóng. Đến năm 2050, sinh kế của người dân ở Indonesia bị mất do sụt giảm sản lượng đánh bắt cá. Các cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong vòng 30 năm, trong đó Nhật Bản có thể mất 404 tỷ euro và Nam Phi 815 triệu euro nếu tiếp tục phát thải cao. Báo cáo của tổ chức Health and Environment International Trust của Liên hợp quốc cho biết “có tới 43 quốc gia bị suy giảm về kinh tế do nắng nóng và biến đổi khí hậu. Tới năm 2030, tổng GDP của Trung Quốc sẽ giảm 1%, của Indonesia 6%; tổng GDP của cả Ấn Độ và Trung Quốc sẽ bị mất khoảng 450 tỷ USD”. Sự sụt giảm GDP cũng xảy ra ở số nước ở vùng hàn đới, như Nga, NaUy và Thụy Điển do sự khắc nghiệt của thời tiết vào mùa Đông. GDP của Mỹ cũng giảm 2% và Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD (DARA và CVF). Theo

18

Viện toàn cầu MCkinsey, các nước Đông Nam Á sẽ thiệt hại khoảng từ 8 – 13%

GDP mỗi năm đến năm 2050.

Người đứng đầu Tổ chức Khí hậu châu Âu và là một trong những kiến trúc sư của Thỏa thuận Paris, cho biết: “Cơ hội hành động đang đóng lại nhanh chóng. Khi các nước G20 khuyến khích phục hồi kinh tế sau Covid-19 và chuẩn bị các kế hoạch khí hậu trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), họ phải đối mặt với một lựa chọn cấp bách: bảo vệ nền kinh tế toàn cầu và chuyển đổi nhanh chóng sang một tương lai carbon thấp; hoặc làm trật bánh nền kinh tế toàn cầu bằng cách theo đuổi các chính sách gây ô nhiễm. Đã đến lúc G20 phải biến chương trình nghị sự kinh tế của mình thành một chương trình nghị sự về khí hậu”.

1.1.2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với Việt Nam

Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Với đường bờ biển dài 3200km với 70% dân số sống ở gần bờ biển và vùng trũng thấp địa hình Tại Việt Nam, các hình thái thời tiết xấu xuất hiện nhiều hơn do BĐKH. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Ngân hàng thế giới với các nước đang phát triển (2007) cho rằng Việt Nam là nước gánh chịu hậu quả nặng nhất tính trên GDP cao nhất. Xếp về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 5, về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn thì xếp thứ 8 (David Eckstein, Vera Künzel và Laura Schọfer, 2017). Thực tế cho thấy tốc độ biến đổi khớ hậu nhanh hơn so với các đánh giá trước đó làm ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề và nhiều mặt của đời sống.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và thủy sản

Thứ nhất, diện tích của cây trồng bị thu hẹp do hạn hán, đặc biệt làm giảm năng suất, năng suất các vụ đông có xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ và Nam Bộ. Hạn hán trên diện rộng và khốc liệt hơn tại đồng bằng Sông

19

Cửu long năm 2019 – 2020 so với đợt xâm nhập mặn năm 2016. Nguồn nước trên sông suối bị thiếu hụt so với cùng kỳ các năm trước từ 35% đến 70% tại khu vực trung Bộ và Tây Nguyên. Dự báo cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng lúa xuân có thể giảm năng suất 3,7%; 16,5% vào năm 2020 và 2070; lúa mùa hè sẽ giảm năng suất 1% và 5% năm 2020 và 2070 nếu các hành động ứng phó không kịp thời và hiệu quả. An ninh lương thực đất nước và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng nặng nề do đất canh tác bị thu hẹp và cây trồng giảm năng suất trong nền kinh tế mà lực lượng lao động làm nông nghiệp chiếm 52,6% và chiếm 20% GDP như Việt Nam. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là rõ ràng, đe dọa an ninh lương thực, ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế, đe dọa mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự phát triển đất nước. Hiện tượng mực nước biển dâng và nhiệt độ tăng là điều không tránh khỏi. Các khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung sẽ chịu ảnh hưởng xấu do lũ quét và sạt lở do lượng mưa ngày càng nhiều. Trong khi đó các vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, trung du và khu vực Tây Nguyên lại chịu hạn hán và thiếu nước. Đồng bằng sông Mekong sẽ chịu tổn thất nặng nề nhất do nước biển dâng. An ninh lương thực của cộng đồng quốc tế bị thiếu hụt nghiêm trọng do Việt Nam là một trong những nhà cung cấp gạo lớn nhất trên thế giới. Tại đồng bằng sông Cửu Long, so với trận lũ lịch sử năm 2000, mực nước biển dâng khoảng 30cm, diện tích ngập lụt tăng thêm 25%. Ngoài ra vùng còn chịu sự tác động của sụt lún do địa chất và khai thác nước ngầm. Đến năm 2100, dự báo vùng này khoảng 39% diện tích bị ngập, 35% dân số bị ảnh hưởng với nguy cơ mất khoảng 40,5 % tổng sản lượng lúa. Thống kê cho thấy, số người rời đồng bằng Sông Cửu Long là 1.7 triệu so với chỉ 700.000 người chuyển đến trong vòng 10 năm trở lại đây.

Thứ hai, diện tích đất canh tác bị thu hẹp do mực nước biển dâng. Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng là hai khu vực cung cấp sản lượng nông nghiệp lớn nhất

20

sẽ bị mất đất canh tác do phần lớn địa hình các vùng này có độ cao dưới 2.5 m so với mực nước biển. Cứ mực nước biển tăng 1m thì Việt Nam bị giảm hơn 2 triệu ha đất trồng lúa (khoảng 50%).

Dự báo đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng 100cm, 11% dân số và 7% diện tích đất nông nghiệp bị ngập nước, hệ thống đường sắt, quốc lộ và tỉnh lộ bị ảnh hưởng, đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh khoảng 10%, các tỉnh ven biển miền Trung khoảng 2.5% và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20% diện tích và 40 nghìn m2 đồng bằng ven biển Việt Nam có nguy cơ ngập lụt. Hệ thống lương thực, môi trường, các nguồn nguyên nước và sức khỏe người dân là các lĩnh vực phản ứng nhanh với biến đổi khí hậu. Lũ lụt làm tăng số người tử vong do đuối nước, tăng các bệnh viêm nhiễm do thiếu nước sạch, lượng nước thải lớn chảy ra ngoài. Việt Nam sẽ thiếu lượng lực do tình trạng mất đất canh tác.

Thứ ba, diện tích đất trồng cũng bị đe dọa bởi xâm nhập mặn ở khu vực ven biển.

Ngoài bị mất đất do nước biển dâng do địa hình thấp, một phần đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long cũng bị nhiễm mặn, diện tích đất canh tác giảm.

Trong vòng 5 thập kỷ qua, khu vực phía Nam đã xuất hiện các cơn bão cấp 4, cấp 5 nhiều hơn. Tại Yên Bái (2017), Thanh Hóa (2018, 2019) đã trải qua các đợt lũ quét, tàn phá trên diện rộng. Các tỉnh miền Trung hứng chịu các cơn bão và mưa lớn liên tiếp gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới với tỷ lệ tử vong do thời tiết xấu năm 2016 là 161, đứng thứ 5 về giá trị thiệt hại GDP (lên tới 4.037.704 triệu USD, tính theo sức mua tương đương -PPP).

Những người nghèo sẽ chịu nhiều tổn thương hơn những người còn lại do sinh kế và đời sống chịu sự chi phối bởi thời tiết và phần lớn tài sản của họ ít kiên cố ít được bảo vệ hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi sức khỏe.

21

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ngành công nghiệp

Diện tích khu công nghiệp ven biển sẽ bị ngập khi nước biển dâng khoảng 1m.

Sự sụt giảm nguồn nguyên vật liệu chế biến cung cấp cho các ngành lương thực thực phẩm, dệt, may mặc là điều sẽ xảy ra do các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ ngập lụt cao. Điều này nảy sinh vấn đề dịch cơ cấu các ngành công nghiệp tiến tới áp dụng các công nghệ cao nhằm tăng cường năng lực thích ứng. Sự gia tăng nền nhiệt độ làm tăng gánh nặng về năng lượng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời làm tăng các chi phí bảo dưỡng phát sinh. Hiện tượng thời tiết xấu cũng gây khó khăn cho quá trình vận hành khai thác điện, năng lượng do hệ thống các đường ống dẫn bị ảnh hưởng. Ngoài ra chi phí khắc phục và sửa chữa các công trình sẽ phát sinh làm cản trở an ninh năng lượng quốc gia.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với lực lượng lao động

Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp cũng làm giảm điều kiện lao động, môi trường rủi ro hơn và công việc mất ổn định, thời gian làm việc giảm ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Biến đổi khí hậu cũng tác động đến nghèo đói do sinh kế của hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản dễ nhạy cảm với khí hậu biến đổi.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng các hệ thống đê biển có khả năng chống chọi cao với các hình thái cực đoan là một trong những thách thức lớn của Việt Nam trong nỗ lực làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sự tăng mực nước ở các con sông cùng với sự kết hợp dòng chảy từ thượng nguồn dẫn đến lũ lụt đe đọa đến sự an toàn của các tuyến đê sông dọc các tỉnh vên biển. Công tác cấp nước cho sản xuất cũng bị cản trở do tình trạng nhiễm mặn. Hệ thống tiêu thoát nước cũng bị hư hỏng và xuống cấp do lượng mưa và lũ lụt.

22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của các vùng ven biển việt nam (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)