CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM
2.5. Đánh giá và phân mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của các vùng
2.5.2. Kết quả đánh giá
Bài toán ra quyết định là sự kết hợp giữa đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và mô hình định lượng. Vì vậy ý kiến của các chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí. Ý kiến của chuyên gia khác với điều tra xã hội, kinh nghiệm từ các nghiên cứu quốc tế, nhóm chuyên gia từ 3 đến 7 người. Do đó trong nghiên cứu này nhóm 8 chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về thống kê, điều tra các vấn đề xã hội môi trường ở tổng cục thống kê ở các tỉnh thành (Phụ lục 2) chịu trách nhiệm đánh giá các mức độ ưu tiên của các tiêu chí trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu sử dụng thang đo của Saaty. Các chuyên gia thực hiện hai phần đánh giá, đánh giá tầm quan trọng bằng so sánh cặp của ba cặp tiêu chí mức độ phơi nhiễm, độ nhạy và khả năng thích ứng. Phần đánh giá thứ hai là đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn con trong ba nhóm tiêu chuẩn. Các giá trị đánh giá được lấy tích hợp và áp dụng mô hình AHP để tính các trọng số sử dụng Excel. Các giá trị đánh giá hoàn toàn thỏa mãn tỷ số nhất quán dưới 0.1, do đó các đánh giá của các chuyên gia hoàn toàn tin cậy. Các giá trị của các trọng số được thể hiện trong Bảng 2.5.
Các giá trị của 28 tỉnh, thành được chuẩn hóa sử dụng phương trình (1), giá trị tổng hợp của các tỉnh, thành được tích hợp từ số liệu và trọng số của các tiêu chuẩn, từ các giá trị tổng hợp, tính toán các giá trị PIS và NIS. Khoảng cách từ mỗi đối tượng đến PIS và NIS, cũng như hệ số chặt chẽ được thể hiện trong Bảng 2.6, cột cuối cùng của bảng là xếp hạng tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của 28 tỉnh thành.
37
Bảng 2.5. Trọng số của các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn con Trọng số của
các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn con
Trọng số tiêu chuẩn con
Trọng số toàn bộ của các tiêu chuẩn con
E 0.557 E1 0.122 0.068
E2 0.648 0.360
E3 0.230 0.128
S 0.32 S1 0.198 0.063
S2 0.490 0.157
S3 0.312 0.1
AC 0.123 AC1 0.370 0.046
AC2 0.232 0.029
AC3 0.195 0.024
AC4 0.099 0.012
AC5 0.060 0.007
AC6 0.044 0.005
Bảng 2.6. Xếp hạng tính dễ bị tổn thương của các tỉnh, thành
Vùng di di Rci
Xếp hạng độ nhạy
Hà Tĩnh 0.152 0.147 0.492 1
Nghệ An 0.169 0.164 0.491 2
Thái Bình 0.169 0.152 0.473 3
Quảng Nam 0.179 0.157 0.467 4
Nam Định 0.166 0.141 0.458 5
Thanh Hóa 0.170 0.135 0.442 6
Ninh Bình 0.181 0.139 0.435 7
Đà Nẵng 0.129 0.092 0.432 8
Cà Mau 0.169 0.125 0.4252 9
Khánh Hòa 0.183 0.132 0.419 10
Hải Phòng 0.165 0.118 0.417 11
Bà Rịa Vũng
Tàu 0.165 0.115 0.410 12
Hồ Chí Minh 0.193 0.118 0.379 13
38
Quảng Ninh 0.188 0.113 0.377 14
Phú Yên 0.185 0.105 0.363 15
Bình Định 0.185 0.102 0.356 16
Huế 0.189 0.092 0.327 17
Quãng Ngãi 0.189 0.086 0.312 18
Bình Thuận 0.206 0.074 0.264 19
Ninh Thuận 0.201 0.070 0.258 20
Tiền Giang 0.214 0.059 0.215 21
Kiên Giang 0.228 0.062 0.213 22
Bến Tre 0.212 0.057 0.212 23
Bạc Liêu 0.209 0.056 0.210 24
Quảng Trị 0.212 0.053 0.201 25
Quảng Bình 0.214 0.053 0.198 26
Sóc Trăng 0.216 0.049 0.184 27
Trà Vinh 0.217 0.044 0.169 28
Để tăng tính chính xác trong xác định mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương được tính cho mỗi tỉnh thành theo phương trình (5), các giá trị được chia thành các miền giá trị theo phương trình (6). Các miền giá trị được tô màu chỉ mức độ tổn thương theo ba mức cao, trung bình và thấp (tương ứng ba màu đỏ, vàng và xanh), theo các miền giá trị lớn hơn 0.3, từ 0.267 đến 0.3 và nhỏ hơn 0.267. Các kết quả được trình bày trong Bảng 2.7.
Từ kết quả tính toán mô hình và tính toán chỉ số tổn thương cho các tỉnh thành, đã thu được một số kết luận chính sau:
Thứ nhất, trong các yếu tố đánh giá tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi nhiễm chiếm trọng số cao nhất, độ nhạy có trọng số cao thứ 2, cuối cùng là năng lực thích ứng (Bảng 2.5). Điều này thể hiện mức độ phơi nhiễm là tác nhân gây ra tính dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Mức độ phơi nhiễm liên quan đến các hình thái thời tiết xấu, thường xảy ra bất ngờ và bất thường không tuân theo một quy luật nào dẫn đến con người không có sự chuẩn bị trước. Do đó các hiện tượng này ảnh hưởng nặng nề và tiêu cực đến đời sống và sinh kế của con người gây ra tính dễ tổn thương cao nhất. Độ nhạy liên quan đến an cư, lương thực, sức khỏe con
39
người, môi trường sống và nguồn nước. Mặc dù độ nhạy không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực nhiều như mức độ phơi nhiễm nhưng nó cũng là một nguyên nhân gây khó khăn cho sinh kế của người dân dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Bảng 2.7. Chỉ số tổn thương của các tỉnh, thành
Vùng
VI
Màu biểu diễn
Giải thích
Hà Tĩnh 0.345 Vùng có mức
độ tổn thương cao
Nghệ An 0.340
Thái Bình 0.315
Nam Định 0.300 Vùng có mức
độ tổn thương trung bình Quảng Ninh 0.295
Đà Nẵng 0.293
Thanh Hóa 0.292
Cà Mau 0.291
Quảng Trị 0.291 Sóc Trăng 0.288 Bình Thuận 0.287
Bến Tre 0.284
Khánh Hòa 0.280 Ninh Thuận 0.280 Ninh Bình 0.280 Hải Phòng 0.280 Quảng Nam 0.275 Hồ Chí Minh 0.275 Bà Rịa Vũng
Tàu 0.274
Quảng Bình 0.260 Vùng có mức
độ tổn thương thấp Trà Vinh 0.260
Kiên Giang 0.255 Tiền Giang 0.255 Bạc Liêu 0.254 Quảng Ngãi 0.249
Huế 0.237
Bình Định 0.235
Phú Yên 0.234
40
Thứ hai, xét các tiêu chí con, mực nước biển dâng, nhiệt độ và mật độ dân số sống gần biển có trọng số cao nhất. Điều này hàm ý rằng ba tiêu chí này gây ra tính dễ bị tổn thương nhất cho sinh kế của người dân trước sự biến đổi của khí hậu. Lý do là các hậu quả do các yếu tố này gây ra rất đáng báo động. Mực nước biển dâng gây ra nhiều hệ lụy xấu cho các khu vực, làm gia tăng bão lũ, gia tăng các vùng xâm ngập mặn, mất đất canh tác. Làm suy yếu các hệ sinh thái quan trọng, hạn chế hoặc mất đi tính đa dạng của hệ động và thực vật. Nhiệt độ tăng cao gây ra hạn hán, cháy rừng, mất mùa, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nắng nóng kéo dài. Mật độ dân số gần biển cũng ảnh hưởng đến tiếp cận việc làm, giáo dục và các dịch vụ y tế, công cộng.
Thứ ba, so sánh kết quả giữa mô hình và chỉ số tổn thương (Bảng 2.6 và Bảng 2.7), Hà Tĩnh, Nghệ An và Thái Bình là ba tỉnh có mức độ tổn thương cao nhất do biến đổi khí hậu theo thứ tự tương ứng xét về mặt sinh kế. Hà Tĩnh và Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều, vừa có hình thái khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam vừa chịu mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Điều này cũng lý giải vì sao khí hậu ở hai tỉnh này rất khắc nghiệt. Thời tiết phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 11 đến tháng 3 năm sau) và mùa khô. Lượng mưa hằng năm từ 2500 mm đến 3000 mm, chiếm 75% tổng lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 5oC, gió mùa thổi liên tục. Mùa khô sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam hay còn gọi là gió phơn (gió Lào) khô và nóngvào mùa hè. Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,7oC (tháng 4) đến 32,9oC (tháng 6). Nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 38,5 – 40oC.
Theo báo cáo biến đổi khí hậu của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhiệt độ có xu hướng tăng, lượng mưa và số ngày mưa, số ngày nắng gắt và số ngày rét đậm rét hại trong năm tăng đáng kể. Bão và áp thấp đổ bộ vào hai tỉnh có xu hướng tăng về
41
cường độ và mức độ nguy hiểm. Hằng năm có khoảng 2 đến 3 đợt lũ quét, gây ra các hiện tượng sạt lở nguy hiểm, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng hơn do mực nước biển dâng. Về tài ngyên nước bị thiếu hụt trong mùa khô và dư thừa trong mùa mưa. Tác động của biến đổi khí hậu làm biến đổi dòng chảy giữa các mùa, tăng về mùa mưa và giảm về mùa khô khiến nguồn nước ngầm sụt giảm và khan hiếm, ngoài ra nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống mưu sinh và tài sản.
Thái Bình cũng bị hạn chế bởi biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng với địa hình 50km đường bờ biển. Năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thái Bình nhiều hình thái thời tiết xấu đã xảy ra trên địa bàn gây thiệt hại người và của. Năng suất canh tác bị sụt giảm do các đợt mưa lớn bất thường, gây úng lụt. Mưa lớn chảy ra biển làm giảm đột ngột nồng độ muối trong nước dẫn đến mất môi trường sống của một số loại thủy sản nhuyễn thể như ngao do bị sốc nước. Đặc biệt vùng nội địa bị xâm nhập mặn nặng nề, nguồn nước nhiễm phèn, lượng nước tưới tiêu cây trồng bị hạn chế gây thất thoát lớn cho nông nghiệp và sinh kế nông dân.
Theo tính toán, tỉnh Thái Bình đất có nguy cơ ngập là 11,8% và 31,4% diện tích nếu mực nước biển dâng khoảng 50cm và 100cm. Trong đó, Thái Thụy, Tiền Hải diện tích bị ngập nặng nhất tương ứng là 31,86km2 và 35,91km2. Các huyện có nguy cơ cao là Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Ðông Hưng, Vũ Thư, Hưng Hà và TP.
Thái Bình. Thái Bình được dự báo (năm 2100) từ 3 - 9 km đất liền bị xâm nhập mặn so với bờ biển, hệ thống hồ chứa và hệ thống đê sẽ bị nguy hiểm. Ngoài mùa màng thất thu; công trình nhà cửa; cầu cống, đường giao thông bị phá hủy... thiệt hại nặng nề, đời sống nhân dân và an toàn có thể bị đe dọa do biến đổi khí hậu. Với sự thay đổi khó lường trước của khí hậu, dòng chảy của các con sông thay đổi, mực nước biển dâng đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực các bờ sông, bờ biển cũng như nhiều công trình và cơ sở hạ tầng.
42
Xét về khả năng thích ứng, số liệu các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thái Bình có GDP vùng và thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm thấp nhất trong 28 tỉnh thành đang xem xét, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống và sinh kế của người dân đang ở mức tương đối. Điều này thể hiện khả năng chống chịu kém trước các tác động xấu của biến đổi khí hậu.
Thứ tư, nhóm các tỉnh Quảng Bình, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định và Phú Yên xếp vào nhóm có mức độ tổn thương thấp do biến đổi khí hậu so với 28 tỉnh, thành nghiên cứu. Các tỉnh, thành còn lại thuộc nhóm hai có nguy cơ trung bình. Mặc dù các tỉnh, thành thuộc nhóm hai cũng chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, điển hình như thành phố Hồ Chí Minh chịu lũ lụt và triều cường, nhưng các tỉnh thành này có khả năng thích ứng cao hơn và độ nhạy thấp hơn so với các tỉnh thuộc nhóm 1.
43