CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA CÁC VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM
2.1. Mô hình phân tích thứ bậc AHP
Saaty (1980) đã xây dựng mô hình tìm lựa chọn tối ưu nhất dựa trên nhiều tiêu chuẩn gọi là phân tích thứ bậc (AHP). Mô hình này giúp xác định vai trò của các tiêu chí hoặc đánh giá xếp hạng các lựa chọn và đã được áp dụng nhiều trong các vấn đề kinh tế, xã hội. AHP thực hiện so sánh cặp theo 3 nguyên tắc: phân tích, đánh giá và tổng hợp với mục tiêu sắp xếp các tiêu chí được lựa chọn theo cấu trúc có thứ bậc giảm dần. Để làm điều này Saaty xây dựng một thang đo 9 điểm (hoặc 7 điểm) so sánh và đánh giá tầm quan trọng giữa các tiêu chí và giữa các tiêu chí con (tiêu chí thành phần - sub-criteria).
Phương pháp AHP bao gồm các nội dung: (i) Đưa ra ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí; (ii) tính mức độ ưu tiên giữa các tiêu chí dựa trên xác định véc tơ riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất; (iii) Tính các trọng số ưu tiên để có lựa chọn tốt nhất.
Phương pháp AHP là sự kết hợp của dữ liệu và ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, là sự kết hợp logic giữa dữ liệu chủ quan và khách quan. Các ứng dụng đã chỉ ra rằng phương pháp AHP là đơn giản và xử lý hiệu quả các vấn đề ra quyết định với các tiêu chuẩn định tính và định lượng. Lợi thế của phương pháp AHP là xác định được mức độ quan trọng trong từng tiêu chí và các tiêu chí
27
con. Chính vì vậy phương pháp này có thể kết hợp dễ dàng với các phương pháp khác để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề phức tạp.
Các bước của mô hình AHP được thực hiện như sau: giả sử cần đưa ra sự lựa chọn với n tiêu chí C C1, 2,...,Cn cần đánh giá.
Bước 1. Xác định ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí, giá trị so sánh cặp được xác định từ ý kiến của các chuyên gia. Mỗi người được phỏng vấn đưa ra ý kiến đánh giá đối với mỗi cặp tiêu chí. Các đánh giá là quan trọng bằng nhau, quan trọng nhiều hơn hay quan trong ít hơn theo các mức độ. Các đánh giá được thể hiện bởi các giá trị. Saaty đã xây dựng ma trận so sánh cặp để thể hiện các giá trị này. Giữa mỗi cặp tiêu chí C Ci, j nếu aij là mức độ ưu tiên của C Ci, j thì mức độ ưu tiên giữa cặp C Cj, i là 1/aij. Bảng ma trận so sánh cặp được thể hiện dưới đây
Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp Tiêu chí C1 C2 C3 … Cn
C1 a11 a12 a13 a1n C2 a21 a22 a23 a24 C3 a31 a32 a33 a3n
…
Cn a11 a12 a13 a1n
Ma trận so sánh cặp của các tiêu chí:
11 11 1
21 21 2
1 1
...
...
...
...
n n
n n nn
a a a
a a a
A
a a a
với ji 1 .
ij
a a
Bước 2. Xác định trọng số của từng tiêu chí
Gọi trọng số của các tiêu chí lần lượt là w ,i các trọng số được tính bởi:
28
1 1
, 1 , 1, 2...,
ij n
ij n i ij
j ij
i
w a w w i n
a n
Giá trị các trọng số được chấp nhận nếu nó thỏa mãn tính nhất quán. Tính nhất quán thể hiện tính hợp lý trong các ý kiến của chuyên gia. Các bài toán trong thực tế, khi so sánh giữa hai cặp, chúng không thể hiện tính chất bắc cầu hay còn gọi là sự không nhất quán, nếu nó càng nhỏ thể hiện sự đánh giá càng tốt.
Gọi max max
1 1
, 1, 2..., , .
1
n n
i ij
i j
w a i n CI n n
Tỷ lệ nhất quán là CR CI
RI , trong đó CI gọi là chỉ số nhất quán, RI là chỉ số ngẫu nhiên. Chỉ số ngẫu nhiên được xác định theo giá trị của Saaty được cho bởi bảng sau với tối đa 15 tiêu chí.
Bảng 2.2. Chỉ số ngẫu nhiên với tối đa 15 tiêu chí
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
RI 0 0 0.58 0.9 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 1.51 1.54 1.56 1.57 1.59
Theo Saaty (2008), tỷ lệ nhất quán nhận giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0.1 là phù hợp. Điều này chỉ ra rằng, 10% số câu trả lời của các chuyên gia là ngẫu nhiên, nhằm đảm bảo tính nhất quán trong đánh giá của các chuyên gia. Nếu tỷ lệ nhất quán lớn hơn 0.1 cần có sự đánh giá lại.
Đối với các tiêu chí con trong từng tiêu chí, tính toán trọng số cũng hoàn toàn tương tự.
Bước 3. Trọng số ưu tiên của các tiêu chuẩn con.
Gọi kj là trọng số của tiêu chuẩn con thứ k trong nhóm tiêu chuẩn Cj, khi đó trọng số ưu tiên của tiêu chuẩn con là tích giữa trọng số kjvới trọng số của tiêu chuẩn Cj.
Bước 4. Tính mức độ ưu tiên của từng lựa chọn theo các tiêu chuẩn.
Gọi rikj là giá trị của mỗi đối tượng Ai ứng với tiêu chuẩn Ckj, giá trị tổng hợp của các lựa chọn là tổng của tích giữa giá trị rikjvới các trọng số ưu tiên của các tiêu
29
chuẩn con tương ứng. Giá trị tổng hợp càng lớn chỉ mức độ ưu tiên của mỗi lựa chọn càng cao.