Mức độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thị trường ngày càng sâu rộng. Các giao dịch thương mại và đầu tư xuyên biên giới liên tục được mở rộng hơn ba mươi qua (IMF, 2016). Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới liên tục tăng nhanh.
Chính nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ tạo thành động lực thu hút đầu tư, trong khi đó vai trò của lợi thế quy mô thị trường trong thu hút đầu tư từ nước ngoài cú xu hướng suy giảm ((Blomstrửm & Kokko, 2003). Khoảng trống để sử dụng cỏc công cụ truyền thống như chính sách tỷ giá hối đoái và các chính sách khuyến khích thương mại để khuyến khích dòng vốn FDI không có nhiều do tác động của tự do hóa thương mại và thị trường vốn toàn cầu. Các quyết định đầu tư có bị chi phối bởi mức độ gia tăng giữa luân chuyển vốn và nhân công cũng như sự khác biệt giữa các chính sách thuế trong các quốc gia đang phát triển (Edwards, 20002). Chính phủ các nước luôn nỗ lực sử dụng hiệu quả các công cụ trong thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó việc giảm nghĩa cụ thuế TNDN luôn được cân nhắc sao cho tránh tổn thất đến ngân sách nhà nước và kiểm soát đúng các đối tượng đủ điều kiện hưởng ưu đãi.
Trong phần này, nhóm nghiên cứu trình bày kinh nghiệm lựa chọn hình thức và thời gian ưu đãi thuế sao cho phù hợp với đặc thù của mỗi quốc gia.
Về hình thức giảm thuế suất thuế TNDN
Ưu đãi giảm thuế suất để thu hút đầu tư được sử dụng khá phổ biến do đơn giản và khả thi trong ngắn hạn. Theo đó, các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào các lĩnh vực khuyến khích có thể được hưởng ưu đãi về thuế trong thời hạn nhất định.
Cụ thể, tại Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%, trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất ưu đãi từ 10%-20%, doanh nghiệp công nghệ cao được áp dụng thuế suất 15%.Trong giai đoạn 2015-2017, để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, Trung Quốc áp dụng chế độ ưu đãi đối với doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 200.000 NDT áp dụng thuế suất 10%; doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ 200.000 - 300.000 NDT áp dụng thuế suất 20% giai đoạn 1/1/2015- 30/9/2015; thuế suất 10% trong giai đoạn 1/10/2015 - 31/12/2017.
Tại Thái Lan, thuế TNDN phổ thông là 20% nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất ưu đãi ở mức thấp hơn. Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thu nhập chịu thuế từ 300.000 Baht trở xuống được miễn thuế, từ 300.001-3.000.000 Baht được áp dụng mức thuế suất 15% và trên 3 triệu bạt áp dụng mức thuế suất 20%.
Tại Indonexia, thuế suất thuế TNDN giảm đến 30% trong 6 năm đối với dự án đầu tư thực tế (mỗi năm giảm 5% thuế suất so với mức phổ thông) còn ở Singapore, giảm thuế đối với thu nhập chịu thuế đến $300.000 so với mức thuế suất phổ thông là 18%.
Các quốc gia khác như Lào, Campuchia cũng áp dụng các quy định ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, các công ty niêm yết ở Lào được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong 4 năm kể từ khi niêm yết so với mức phổ thông là 24%.
Đối với Hàn Quốc thì không có quy định về mức thuế suất ưu đãi riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên thuế TNDN được thu theo biểu thuế lũy tiến (từ 10%
đến 25%) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, Hàn Quốc áp dụng thuế suất 10% đối với 200 triệu Won thu nhập chịu thuế đầu tiên;
20% đối với phần thu nhập chịu thuế từ 200 triệu Won đến 20 tỷ Won; 22% đối với phần thu nhập chịu thuế từ 20 tỷ Won đến 30 tỷ Won và 25% đối với phần thu nhập chịu thuế trên 30 tỷ Won.
Về hình thức miễn, giảm thuế có thời hạn
Theo báo cáo của Worldbank (2020), 51% số nước đang phát triển hiện nay cung cấp các kỳ miễn thuế trung bình 8-10 năm cho ít nhất một ngành nghề, lĩnh vực đầu tư (thường tập trung vào lĩnh vực xây dựng và sản xuất). Hầu hết các quốc gia đang phát
triển cho phép miễn thuế với điều kiện cụ thể về địa điểm đầu tư (77%) là các địa điểm kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. 40% các nước phát triển có kèm điều kiện miễn thuế như dự án phải dành cho nghiên cứu và phát triển.
Trong số các hình thức ưu đãi thì miễn, giảm thuế có thời hạn được áp dụng phổ biến nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nếu như thập niên 1980, gần 40% các nước có thu nhập trung bình ở khu vực Sahara áp dụng chính sách miễn, giảm thuế có thời hạn, thì đến năm 2005 đã lên tới hơn 80%. So với các nước đang phát triển, tỷ lệ
các quốc gia phát triển sử dụng hình thức ưu đãi về kỳ miễn, giảm thuế thấp hơn đáng kể. Chỉ có 21% số quốc gia thuộc OECD áp dụng hình thức ưu đãi này. Gần đây, một số nước phát triển đã bãi bỏ hình thức miễn, giảm thuế có thời hạn.
Tại Thái Lan, thời gian được miễn thuế TNDN có thể kéo dài tối đa đến 11 năm, trong đó dự án đầu tư vào ngành, nghề ưu tiên có thể được miễn thuế tối đa 8 năm, nếu vào địa bàn ưu tiên thì có thể được miễn tối đa thêm 3 năm. Đối với một số dự án, sau khi hết kỳ miễn thuế TNDN, còn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong vòng 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, pháp luật thuế Thái Lan quy định trong một số trường hợp, số thuế được miễn trong thời kỳ ưu đãi không được vượt quá số vốn đầu tư của dự án được khuyến khích. Cụ thể, ưu đãi thuế từ 3 đến 8 năm đối với thu nhập từ các dự án đầu tư theo vùng.
Tại Malaysia thực hiện ưu đãi thuế cho các dự án mới từ 1/1/2016.Theo đó, miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đối với công ty thành lập mới, công ty thực hiện mở rộng dự án sản xuất thực phẩm; trong 10 năm đối với công ty thực hiện dự án sản xuất thực phẩm mới. Một số ngành như công nghiệp vũ trụ, sinh học được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10-15 năm.
Tại Singapo, miễn hoặc giảm thuế TNDN từ 5 đến 10 năm đối với lợi nhuận đầu tư trong các ngành công nghiệp tiên phong, có hàm lượng công nghệ cao và giảm thuế đối với các trường hợp đầu tư mở rộng. Còn với Philipin miễn thuế từ 4 đến 8 năm đối với các doanh nghiệp đầu tư trong khi chế xuất. Chính phủ Indonexia nhất trí cho phép miễn giảm thuế TNDN từ 3 đến 8 năm đối với doanh nghiệp mới.
Hình thức ưu đãi khấu hao nhanh
Biện pháp này giúp doanh nghiệp ghi nhận tăng chi phí được trừ, từ đó giảm thu nhập chịu thuế và giảm nghĩa vụ thuế TNDN. Song chưa thực sự phổ biến do đặc thù quản lý phức tạp. Trong khối nước ASEAN, hiện có 3 quốc gia áp dụng là Singapore, Philipin và Indonexia. Cụ thể Singapore cho phép khấu hai nhanh tài sản cổ định là một
số loại máy móc, thiết bị nhà xưởng theo danh mục đủ điều kiện. Philipin hiện tại chỉ áp dụng hình thức ưu đãi này đối với đầu tư vào kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp xuất khẩu tại địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn. Tương tự với mức khấu hao gấp đôi tại Indonexia. Ngoài ra theo báo cáo đầu tư của Worldbank (2020), chỉ có 16% quốc gia đang phát triển cung cấp các khoản trợ cấp và khấu trừ thuế trong ít nhất một ngành (chủ
yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất). và có các điều kiện đi kèm dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của loại hình ưu đãi này.
Giảm trừ nghĩa vụ thuế và thu nhập chịu thuế cho đầu tư phát triển
Bên cạnh việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi và miễn, giảm thuế thu nhập trong thời hạn nhất định, một số quốc gia còn thực hiện chính sách giảm nghĩa vụ thuế và giảm trừ thu nhập chịu thuế khi đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, đào tạo nghề, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Cụ thể, tại Trung Quốc, doanh nghiệp đầu tư và sử dụng máy móc thiết bị cho bảo vệ
môi trường, bảo tồn nguồn nước được giảm trừ nghĩa vụ thuế phải nộp ở mức 10% số vốn đầu tư. doanh nghiệp mạo hiểm mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghệ cao trên 2 năm thì 70% số vốn đầu tư sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế, số khấu trừ không sử dụng hết được chuyển sang các năm tiếp theo.
Ngoài ra, chính sách ưu đãi thông qua miễn, giảm thuế gián thu cũng được nhiều nước thực hiện, đặc biệt là thuế nhập khẩu. Nhiều nước cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị và nguyên vật liệu như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Cũng có nước đưa ra chính sách hỗ trợ và thúc đẩy người dân tăng chi tiêu ở một số lĩnh vực ưu tiên, thuế GTGT áp dụng ở mức 0% đối với hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Hình 1.4. Thực trạng áp dụng những biện pháp ưu đãi thuế tại các quốc gia đang phát triển phân theo khu vực địa lý giai đoạn 2009-2015
Nguồn: World Bank (2017) Thậm chí, để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, một số nước còn cho phép doanh nghiệp được giảm trừ một tỷ lệ nhất định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên tổng chi phí thực hiện, như Nhật Bản từ 8-10%; Canada 15%; Bồ Đào Nha 32,5% và Anh 10%.
Nếu phân chia theo khu vực địa lý, Đông Á và Thái Bình Dương đang là khu vực có nhiều sự cạnh tranh nhất về ưu đãi thuế với tỷ lệ lớn các quốc gia hiện đang áp dụng các hình thức ưu đãi như kỳ miễn thuế (71%), ưu đãi thuế suất (60%), trợ cấp thuế và khấu trừ thuế (33%). Các điều kiện khác bổ sung như vị trí đầu tư, định hướng xuất khẩu và các đặc thù khác của dự án có áp dụng (Worldbank, 2020).
Bên cạnh các chính sách ưu đãi thuế, Chính phủ các nước cũng thực hiện nhiều biện pháp bổ trợ khác để thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Các hoạt động đầu tư được coi là chủ lực đóng góp cho nền kinh tế đó là ngành công nghiệp tiên phong bao gồm ngành sản xuất mới, nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản vì lợi ích quốc gia, ngành công nghiệp ô tô và điện tử; sản xuất năng lượng tái tại và thiết bị viễn thông tại các địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn do Chính phủ quy định.
71%
61%
48% 50% 50%
41%
60%
39%
26%
38%
67%
38%
33%
11% 9% 13% 17% 16%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Đông Á và TBD Châu Âu và Trung Á
Mỹ La Tinh và Caribe
Trung Đông và Bắc Phi
Nam Á Tiểu vùng Sahara Châu Phi Tỷ lệ số lượng các quốc gia đang áp dụng kỳ miễn thuế (%)
Tỷ lệ số lượng các quốc gia đang áp dụng ưu đãi thuế suất (%)
Tỷ lệ số lượng các quốc gia đang áp dụng trợ cấp thuế và khấu trừ thuế (%)