CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021
Trong giai đoạn từ 2011- 2021, số lượng các dự án FDI có xu hướng tăng mạnh, ngoại trừ hai năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, song so với tình hình chung trên thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến đầu tư có tiềm năng.
Hình 2.1: Số lượng dự án FDI giai đoạn 2011-2021
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch đầu tư (2021).
Từ năm 2011 – 2015 số lượng dự án FDI tăng đều 10% -20% mỗi năm, đến năm 2017 (hơn 2.500 dự án) tăng hơn gấp hai lần của năm 2011 (hơn 1.100 dự án) thể hiện sức hấp dẫn đầu tư tại Việt Nam và sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Năm 2018 và 2019 đánh dấu bước tăng đột phá thu hút hơn 3.000 dự án FDI do thời điểm này nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực, mang lại tín hiệu tích cực. Cụ thể, số dự án FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2019 hơn 3.800 dự án, tăng gần 3 lần so với năm 2011 (hơn 1.000 dự án).. Năm 2020 và 2021 đánh dấu giai đoạn khó khăn của không chỉ của Việt Nam mà của toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịnh Covid-19 gây tắc nghẽn gần như toàn bộ hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động đầu tư. Do vậy số dự án FDI đăng ký vào Việt Nam giảm mạnh, điển hình số dự án năm 2020 là 2.523 dự án, giảm 35% so với năm 2019 (3.883 dự án), tiếp theo đó năm 2021 tính sơ bộ là 1.937, dự án giảm 23% so với năm 2020. Điều này được giải thích từ báo cáo đầu tư của UNCTAD 2021 là do hiện nay chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam đã có sự sàng lọc kỹ lưỡng, sẵn sàng loại bỏ những dự án quy mô nhỏ mang lại ít hàm lượng công nghệ cũng như giá trị gia tăng vào Việt Nam, bên cạnh đó những dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường không được khuyến khích đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế được áp dụng ở Việt Nam với mục tiêu khuyến khích đầu tư, đặc biệt là với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể nhận thấy rằng việc giảm gánh nặng thuế đồng thời tăng ưu đãi thuế đối với một số lĩnh vực, địa bàn đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài mở rộng sản xuất, tăng quy mô dự án và vốn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
2.2.2. Về qui mô vốn đăng ký và thực hiện
Việc giảm gánh nặng thuế và đa dạng hóa các hình thức ưu đãi thuế đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam dần khẳng định vị thế là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, đánh tin cậy. Bằng chứng cho thấy là tổng số vốn đầu
1186 1287 1530 1843 2120
2556 2591 3046
3883
2523 1937
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Sơ bộ 2021
số dự án
Năm
tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đều ở mức xấp xỉ 10 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Mặc dù chưa thể đánh giá đầy đủ tác động của việc giảm thuế TNDN trong giai đoạn 2011 – 2021 đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài song có thể thấy rằng sự gia tăng về dòng vốn FDI vào Việt Nam có tác động đáng kể đến cải thiện môi trường đầu tư.
Giai đoạn từ sau năm 2010 đánh dấu sự phục hồi nền kinh tế hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, dòng vốn biến động, thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư… Kinh tế thế giới sau khi tăng trưởng đạt mức 5,1% năm 2010 thì giảm mạnh về mức 3,9% năm kế tiếp và đến năm 2014 là 3,6%. Mức tăng trưởng này thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 5% ở giai đoạn trước khi khủng hoảng xảy ra (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, 2017). Trong nhóm các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra chậm, cũng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng lớn đến quy mô nguồn vốn FDI đăng ký vào Việt Nam không ổn định.
Hình 2.2. Quy mô vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2011- 2021
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và đầu tư (2021) Giai đoạn 2011 – 2015 vốn FDI đăng ký có sự dao động theo chiều hướng tăng nhẹ qua các năm từ 15,6 tỷ USD năm 2011 lên 22,7 tỷ USD năm 2015. Từ sau năm 2015, xu hướng tăng của vốn FDI đăng ký mạnh mẽ và liên tục hơn, từ 26,9 tỷ USD năm 2016 lên gần 40 tỷ USD năm 2019 do những sự điều chỉnh chính sách điều hành kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Kể từ sau khi các ưu đãi thuế có hiệu lực và hiệp định thương mại tự do được thực thi, đã có nhiều hơn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giai đoạn 2016- 2021 vốn FDI đăng ký tăng lên mức kỷ lục gần 35 tỷ USD/năm, tăng 60% so với giai đoạn từ năm 2010- 2015 số vốn đăng ký vào Việt Nam khoảng 22 tỷ USD/năm) (Tổng cục thống kê, 2021). Năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên quy mô vốn FDI đăng ký có sự sụt giảm tuy không đáng kể, xấp xỉ
30 tỷ USD/ năm.
15,6 16,35
22,35 21,92 22,7
26,9
30,8
26,3
38,95
28,53 31,15
11 10,46 11,5 12,5 14,5 15,8 17,5 19,1 20,38 19,98
19.74
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
2011 2012 2013Tổng vốn FDI đăng ký (Tỷ USD)2014 2015 2016 Vốn FDI thực hiện (Tỷ USD)2017 2018 2019 2020 2021
Giai đoạn 2011 – 2021, trong khi quy mô vốn đăng ký cho thấy xu hướng biến động thì
quy mô vốn FDI thực hiện tăng ổn định qua các năm. Giai đoạn 2011- 2015, Việt Nam duy trì được ổn định lượng vốn FDI thực hiện, đạt mức từ 10- 12 tỷ USD vốn thực hiện mỗi năm (Tổng cục Thống kê, 2015). Sau năm 2015, vốn FDI thực hiện vẫn trên đà tăng qua các năm đạt xấp xỉ 20 tỷ USD tính đến hết năm 2020. Số vốn góp, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2021 đạt gần 7 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là các biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian Covid- 19 gây ra việc hạn chế nhập cảnh, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong công tác khảo sát trực tiếp của các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cũng như chậm trễ triển khai làm các thủ tục đầu tư.
Các thành tựu trên có được nhờ vào mức độ hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút FDI do mạng lưới hiệp định thương mại của Việt Nam mà ở đó Việt Nam đã cam kết thực thi ưu đãi thuế theo lộ trình đã ký kết. Về lý thuyết, các nhà đầu tư thuộc nhóm tìm kiếm hiệu quả có xu hướng đầu tư thực dụng, trước các quyết định đầu tư họ chủ yếu quan tâm đến khả năng sinh lời nhanh nhất và tối ưu nhất. Do vậy họ sẽ hướng đến việc sản xuất những hàng hoá hoặc dịch vụ ở Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường thứ ba.
Cơ hội tiếp cận thị trường có ưu đãi và được bảo đảm do mạng lưới FTA mà Việt Nam ký kết đem lại là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nhóm tìm kiếm hiệu quả. Các hiệp định thương mại tự do điển hình có tác động thu hút FDI trong giai đoạn 2011 – 2021 được tổng hợp như sau: Năm 2015 đánh dấu nhiều sự kiện tiêu biểu như Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực thi hành và Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á- Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cuối năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); Năm 2017, việc tổ chức thành công Tuần lễ APEC 2017 đã giúp Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư nước ngoài. Năm 2018, Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2019, Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Để hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của các hiệp định đã ký kết, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Điều này thể hiện nỗ lực thu hút FDI có chất lượng của Chính phủ.
Trải qua nhiều giai đoạn cải cách thuế cùng các biện pháp kinh tế khác, chính sách ưu đãi thuế đã góp phần huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội được duy trì ở mức bình quân trên 30% GDP trong giai đoạn 2011 – 2015 và tăng dần lên 35%
GDP trong giai đoạn 2016 – 2021, trong đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư toàn xã hội ở mức 23% năm 2010 lên đến 30%
năm 2015 và giảm chút còn 27% năm 2021 (Tổng cục thống kê, 2021).
2.2.3. Về cơ cấu vốn đầu tư
- Cơ cấu vốn đầu tư xét theo lĩnh vực:
Chính sách miễn giảm thuế linh hoạt theo ngành nghề kinh doanh cần khuyến khích có tác động đáng kể đến quyết định đầu tư và cơ cầu đầu tư theo lĩnh vực.
Giai đoạn 2011- 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ
thống phân ngành kinh tế quốc dân. Mặc dù Chính phủ đã có những điều chỉnh chính sách nhằm thu hút FDI vào các ngành mục tiêu có hàng lượng khoa học công nghệ cao, song về cơ cấu FDI theo ngành không có sự thay đổi nhiều về số dự án và vốn đầu tư.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỉ trọng cao trên 65% cả về số dự án và vốn FDI đăng ký, tiếp theo là ngành dịch vụ chiếm hơn 30%
vốn đăng ký và 10% số dự án, về ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tuy số dự án chiếm trên 20% song quy mô vốn đăng ký chỉ chiếm trên 1%. Giai đoạn 2016 – 2021, về cơ cấu FDI thu hút theo ngành ít có sự biến động. Các dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện, bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản. Đặc biệt một số dự án FDI có quy mô lớn (thường là các dự án được hưởng mức ưu đãi thuế cao) như dự án của Tập đoàn Samsung thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt nam những năm qua, nhờ vào ưu đãi thuế lớn như giảm thuế TNDN còn ở mức 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo.
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của các dự án Samsung tại Việt Nam đạt hơn 30 tỷ USD, tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng vốn đăng ký là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Lĩnh vực này được các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nguồn vốn FDI lớn nhất, chiếm từ 44% (năm 2011) đến gần 60% (năm 2021) tổng vốn đầu tư đăng ký, đạt 13-24 tỷ USD. Tính riêng năm 2021, có tới 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đạt 18,1 tỷ USD. Nếu xét lũy kế tính đến 2021, vốn đầu tư của lĩnh vực này đạt trên 250 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 60% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.Ở vị trí thứ hai và thứ ba là sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản, chiếm 30% tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký. Vị trí thứ tư dành cho lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy vào năm 2019 với 505 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 1,899 tỷ USD, chiếm 7,79% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng ở vị trí cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, số dự án đăng ký trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng vốn khá thấp trong tổng vốn đăng ký theo các năm, cho thấy sự kém hấp dẫn ở các ngành nghề này. Theo báo cáo thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hết
năm 2020 vốn FDI đầu tư vào ngành hàng nông – lâm – thủy sản đạt 4,6 tỷ USD, chiếm 0,98% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong khi trên thế giới trung bình là 3%. Tuy Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nhiều nông sản song FDI vào ngành này đạt xấp xỉ 1% tổng số FDI thể hiện nhiều tồn tại trong thu hút FDI vào ngành này chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2021).
Hình 2.3. Cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực năm 2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021) - Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư
Đối tác đầu tư vào Việt Nam ngày càng đa dạng, đặc biệt là sau các mốc thời gian kết thúc đàm phán FTA hoặc thời điểm FTA đó có hiệu lực, khi mà cam kết thuế và ưu đãi thuế trong hiệp định được thực thi. Trong giai đoạn 2011- 2021, Việt Nam tiếp nhận vốn FDI từ 116 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 10 quốc gia cam kết với số vốn trên 10 tỷ USD. Trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư cấp mới và mở rộng đạt gần 70 tỷ USD, 9.149 dự án năm 2021, tăng mạnh so với năm 2011 (48,5 tỷ USD), chiếm 19,4% tổng vốn đầu tư; tiếp sau là Nhật Bản đứng thứ hai với số vốn thực hiện là 60,1 tỷ USD năm 2021 và 4.674 dự án (tăng 1,5 lần so với năm 2011), chiểm 16,2%
tổng vốn với các lĩnh vực đầu tư chú yếu là xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo…
Các đối tác tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc… Về cơ bản, giai đoạn 2011 – 2015 so với giai đoạn 2016 – 2021 về đối tác đầu tư FDI không có nhiều thay đổi, các đối tác truyền thống và chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á, có mối quan hệ ngoại giao lâu dài với Việt Nam, chúng ta chưa tiếp cận được dòng vốn từ các đối tác mới ở các châu lục khác (Châu Âu, Châu Mỹ…) Điều này hàm ý sự hạn chế của nước ta trong khả năng tiếp cận với những dòng vốn FDI có chất lượng từ các đối tác phát triển nắm giữ công nghệ nguồn.
Công nghiệp chế biến chế tạo, 53%
Sản xuất, phân phối điện, 21,60%
Kinh doanh bất động sản, 9,07%
Bán buôn, bán lẻ, 4,80%
Khác, 11,53%
Hình 2.4. Tỷ trọng đầu tư của các đối tác FDI lớn tại Việt Nam lũy kế đến 20/12/2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2021) - Cơ cấu vốn đầu tư xét theo hình thức đầu tư
Quy định về hình thức đầu tư FDI ngày càng đa dạng nhờ các điều chỉnh chính sách về đầu tư. Đặc biệt năm 2000, chính sách đầu tư được điều chỉnh theo hướng tạo sự khuyến khích và bình đẳng về chính sách giữa các loại hình đầu tư. Luật đầu tư năm 2005 mở rộng nhiều hình thức, cho phép nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua lại hoặc sát nhập doanh nghiệp, tham gia quản lý theo quy định của Luật doanh nghiệp. Thực tế cho thấy trước năm 2010, đầu tư FDI ở nước ta theo hình thức 100%
vốn nước ngoài là chủ yếu. Tuy nhiên, xu hướng này dần được thay thế. Trong năm 2015 và 2016, lần lượt trên 86% và 80% các dự án FDI được cấp phép thực hiện dưới hình thức thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ
này giảm dần những năm tiếp sau, giai đoạn 2017 chiếm khoảng 17%, năm 2018 tăng thêm khoảng 10% so với năm 2017. Đến năm 2019 chiếm 56,4% tổng vốn đăng ký. Như vậy, bằng cách mở rộng liên doanh, cổ phần với nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng phát triển tiếp thu công nghệ cao, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý thông qua đầu tư, sản xuất - kinh doanh trực tiếp với chi phí thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác.
Xét về mặt tích cực, đây thể hiện sự tin tưởng của nhà ĐTNN đối với môi trường pháp lý của Việt Nam tuy nhiên việc khuyến khích ĐTNN nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến tác động lấn át doanh nghiệp trong nước. Hình thức đầu tư này nếu không giám sát chặt chẽ từ cơ quan nhà nước sẽ dẫn đến cản trở tác động lan tỏa của FDI về công nghệ, khả năng chuyển giao phương thức quản lý; nhất là khi nước ta đang
Hàn Quốc;
19,40%
Nhật Bản;
16,20%
Singapore, 15,10%
Đài Loan; 8,20%
Hồng Kông, 6,50%
Trung Quốc;
6,20%
Khác, 28,40%
gặp nhiều khó khăn trong thúc đẩy chuyển giao công nghệ, còn nhiều kẻ hở trong mạng lưới liên kết giữa doanh nghiệp trong vào ngoài nước.
- Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế
Đến nay hoạt động của doanh nghiệp FDI có mặt tại tất cả 63/63 tỉnh trên toàn quốc. Tuy nhiên vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số địa bàn là đô thị lớn, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (chiếm xấp xỉ 46% tổng số vốn FDI), theo sau là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chiếm xấp xỉ 26%). Những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội…thuộc top những địa phương có lượng vốn FDI thu hút nhiều nhất. Những khu vực này có lợi thế như: (i) cơ sở hạ tầng tốt, hỗ trợ hiệu quả quá trình sản xuất; (ii) vị trí thuận lợi gần cảng biển, sân bay… tiết kiệm chi phí vận chuyển phân phối; (iii) mật độ dân cư đông nên có sẵn nguồn lao động dồi dào; (iv) chính quyền địa phương thực hiện nhiều cải cách mạnh mẽ và kịp thời về môi trường đầu tư, kinh doanh. Các dự án FDI đầu tư ở những địa phương này đã
mang lại tín hiệu tích cực trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại đây. Thực tế cho thấy các địa phương thu hút được nhiều dự án FDI như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh…đều có bước chuyển mình đầy ấn tượng, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Lấy Bắc Ninh làm ví dụ, hiện tỉnh này đứng thứ 7 trong top 10 địa phương thu hút FDI của cả nước, đã thay đổi đáng kể cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp (chú trọng công nghệ cao) chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây.
Ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh hiện nay chỉ còn chiếm 8% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phần lớn còn lại tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ.
Hình 2.5. Top 10 địa phương thu hút FDI nhiều nhất tại Việt Nam theo tổng vốn đăng ký (luỹ kế đến 20/11/2021)
49,4 37,1
37 33 32,7 23,1
20,4 14,7
12,2 11,7 TP. Hồ Chí Minh
Bình Dương Hà Nội Bà Rịa - Vũng Tàu Đồng Nai Hải Phòng Bắc Ninh Thanh Hoá Long An Hà Tĩnh
(Đơn vị: tỷ USD)