CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.3. Đánh giá tác động chính sách ưu đãi thuế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
2.3.1. Phân tích hiệu quả - chi phí của chính sách ưu đãi thuế trong hoạt động thu hút đầu tư
Trong thời gian qua, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi thuế và các chính sách ưu đãi khác đã có những tác động tích cực đến kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Sau 30 năm mở cửa nền kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng lên, thể hiện phân tích qua các năm ở trên, đối với cả số dư án đầu tư mới và quy mô vốn đăng ký. Việt Nam không ngừng khẳng định vị thể là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn. Đến nay, có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đã
đầu tư vào 63/63 địa phương ở Việt Nam với số vốn FDI rót vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh.
- Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội. Số thu vào NSNN từ khu vực này luôn tăng trưởng ổn định, đóng góp của vốn FDI luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm. Miễn, giảm thuế đã thúc đẩy gia tăng doanh thu xuất khẩu qua các năm, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực FDI.
- Về lĩnh vực thu hút đầu tư: nhờ những chính sách ưu đãi thuế kịp thời, các nhà đầu tư đã chú trọng đầu tư cho Việt Nam vào những ngành có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, gia công phần mềm và những ngành Việt Nam có lợi thế về nguồn lực (lao động, tài nguyên) như nông nghiệp, du lịch và những dịch vụ trước đó Việt Nam chưa có cam kết mở cửa hoặc mới chỉ mở cửa hạn chế (như dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…). Các nhà đầu tư đã coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn xét cả về thị trường, chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và cả chi phí sản xuất. Họ xem xét đến việc dịch chuyển sản xuất, chuyển giao công nghệ, đầu tư vào chuỗi cung ứng hoàn thiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng các cơ hội từ cam kết thuế trong các hiệp định thương mại tự do mang lại.
- Về cơ cấu đầu tư theo vùng có những tín hiệu thay đổi theo hướng tích cực trong những năm gần đây. Bên cạnh những tỉnh thành phố lớn có lợi thế môi trường đầu tư, Tỷ trọng FDI vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung trong số các vùng nghèo nhất nước có xu hướng tăng nhẹ song chưa đáng kể.
- Về hình thức đầu tư, xu hướng đầu tư 100% vốn nước ngoài giảm dần trong khi vốn đầu tư thông qua hình thức M&A tăng cao, cho thấy dấu hiệu tích cực cho nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Thể hiện, quy mô doanh nghiệp trong nước đáp ứng nguồn cung cho M&A; và chính sách mở cửa của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây có hiệu quả, nhất là chủ trương tạo điều kiện nhiều hơn cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia khác, chính sách ưu đãi thuế đưa ra nhiều tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước, tạo ra sự phức tạp và bất công bằng trong chính sách thuế. Về chi phí, ưu đãi thuế cao đồng nghĩa với chi phí cơ hội cao về thất thu ngân sách. Hiện nay do không có số liệu thống kê về số giảm thu ngân sách do việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế và hiệu quả của chính sách ưu đãi thuê nên rất khó có thể đánh giá chính xác tác động của chính sách ưu đãi thuế. Doanh thu thuế TNDN có một vai trò đặc biệt to lớn, đóng góp tới 25% tổng thu ngân sách nhà nước (OECD, 2018). Theo Nguyễn Thị Cảnh và cộng sự (2013), nhiều dự án FDI
vào Việt Nam vẫn sẽ được thực hiện cho dù không có ưu đãi thuế. Điều này cho thấy chi phí cơ hội liên quan đến thất thu thuế TNDN để thu hút FDI tại Việt Nam đang cao hơn mức cần thiết. Mặc dù vậy, những nghiên cứu định lượng cụ thể về chi phí thuế tại Việt Nam chưa thể thực hiện được do sự thiếu hụt về cơ sở dữ liệu. Theo Trương Bá Tuấn (2019) giảm thu NSNN từ khu vực FDI chiếm khoảng 75,5% tổng số thu ngân sách nhà nước bị tổn thất do thực hiện ưu đãi thuế suất thuế TNDN năm 2016.
Không chỉ về chi phí ngân sách qua thuế, xét về chi phí tuân thủ để đáp ứng ưu đãi thuế cũng gây cho doanh nghiệp nhiều phiền hà trong thủ tục cấp phép và cập nhật văn bản pháp luật. Do thiếu thông tin và số liệu nên có rất ít nghiên cứu tính toán được chi phí hành chính của việc thực hiện thủ tục hành chính khi thực thi chính sách ưu đãi thuế ở Việt Nam. Mặc dù vậy, có một số bằng chứng cho thấy tính phức tạp của chính sách thuế của Việt Nam. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (2016), tổng thời gian một doanh nghiệp phải bỏ ra để chuẩn bị hồ sơ, kê khai và nộp 3 sắc thuế lớn là TNDN, TNCN, GTGT và đóng bảo hiểm xã hội vẫn đang ở mức cao trong khu vực
2.3.2. Một số hạn chế tồn tại trong chính sách ưu đãi thuế đối với thu hút đầu tư:
- Chính sách ưu đãi thuế đã được áp dụng tại Việt Nam hơn 30 năm qua song đến nay hiệu quả của chính sách trong việc khuyến khích đầu tư và thực hiện các mục tiêu của Chính phủ như tập trung thu hút FDI vào các địa bàn kém phát triển và các lĩnh vực ưu tiên, vẫn chưa được phân tích và đánh giá một cách toàn diện về chi phí và lợi ích kinh tế của chính sách mang lại. Thực tế thời gian qua cho thấy nỗ lực của Chính phủ khi ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế khá cao đối với dự án đầu tư vào địa bàn kém phát triển, song kết quả là các vùng này vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn FDI do khó khắc phục về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng, gây cản trở trong lưu thông hàng hóa và hoạt động SXKD. Trong khi đó, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa bàn kém phát triển có tỷ lệ bỏ trống vẫn còn cao và đang thu hút được ít vốn mặc dù được hưởng ưu đãi thuế cao.
- Về lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù Việt Nam có áp dụng chính sách ưu đãi thuế cao đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực này song kết quả chưa tương xứng, tỷ trọng thu hút đầu tư còn khá thấp. Nông nghiệp chiếm khoảng 18% GDP cả nước nhưng tỷ trọng vốn đầu tư tòa xã hội chỉ ở mức dưới 10%, đóng góp xấp xỉ 1% lĩnh vực thu hút FDI của cả nước.
- Chính sách ưu đãi thuế của Việt nam tương đối phức tạp do pham vi ưu đãi rộng (theo lĩnh vực và theo địa bàn, quy mô vốn). Mặc khác, đặc thù của Việt Nam là chính sách ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam chủ yếu là các loại hình ưu đãi dựa trên
lợi nhuận của doanh nghiệp, trong đó hình thức ưu đãi về giảm mức thuế suất, áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế là phổ biến nhất. Các hình thức ưu đãi thuế khác như giảm trừ thuế theo đầu tư hiện chưa được áp dụng tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, hình thức ưu đãi miễn giảm thuế thường có xu hướng thu hút các dự án FDI ngắn hạn thay vì dài hạn. Theo đó, sau khi hết kỳ ưu đãi thuế, doanh nghiệp FDI có xu hướng thay đổi dự án đầu tư để được hưởng kỳ ưu đãi mới nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Theo nghiên cứu của Worldbank (2014) nhờ chính sách ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế, doanh nghiệp FDI có thể tránh thuế thông qua cơ cấu lại đầu tư, thành dự án mới để tiếp tục hưởng ưu đãi.
- Hiện nay để thực thi có hiệu quả các chính sách ưu đãi thuế cần có sự tham gia của nhiều Bộ, Ngành khác nhau. Ví dụ, các chính sách ưu đãi thuế TNDN dành cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển sẽ được hưởng ưu đãi về thuế suất, nhưng để đáp ứng điều kiện này phải có chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu hoặc tương đương.
Do vậy, cần có sự tham gia của nhiều bộ liên quan tạo điều kiện xác minh cho doanh nghiệp. Nói cách khác, việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan để thực thi chính sách ưu đãi thuế là rất quan trọng.
- So với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang áp dụng chính sách ưu đãi thuế khá cao cho các dự án đầu tư vào các địa bàn kém phát triển cũng như các doanh nghiệp đầu tư tại các khu kinh tế. Chính sách ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế của Việt Nam cũng dài hơn và có phạm vi rộng hơn. Theo quy định hiện hành, dự án có quy mô đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên được hưởng ưu đãi cao nhất (được miễn, giảm thuế trong thời hạn 13 năm gồm miễn thuế 4 năm và giảm 50%
thuế trong 9 năm tiếp theo, sau đó áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm tiếp theo). Với chính sách này thì doanh nghiệp nước ngoài và nội địa đã hoạt động ổn định một thời gian với lượng vốn lớn có xu hướng hưởng lợi từ ưu đãi này.
Trong khi đó chưa hề có một đánh giá chính thức về đóng góp cho xã hội của các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới ngưỡng ít hơn các doanh nghiệp hưởng ưu đãi hay không. Dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Hơn thế nữa, tạo ra tiền lệ “yêu cầu thêm về ưu đãi thuế cao hơn” dành cho các dự án đầu tư lớn khi vào Việt Nam. Ví dụ trường hợp Dự án đầu tư của tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên, theo Nghị quyết số 63/ NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của HĐND tỉnh Thái Nguyên ban hành ngoài chính sách ưu đãi thuế được quy định trong luật thuế TNDN thì dự án này còn được giảm 50% thuế TNDN thêm 3 năm.
- Một vấn đề còn tổn đọng trong chính sách ưu đãi thuế tại Việt Nam là việc lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế (đặc biệt trong thuế TNDN) trong khi
chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của chính sách thuế đến mục tiêu xã hội đề ra. Có thể lý giải điều này do khó khăn trong tiếp cận thông tin chính xác, nhất là tách bạch dữ liệu về giới ở địa bàn kinh tế khó khăn. Ví dụ, chính sách miễn thuế TNDN hiện đang áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người khuyết tật, thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo quy định, doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ cũng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế TNDN. Tuy nhiên hiện chưa có đánh giá nào toàn diện về hiệu quả của ưu đãi này đến mục tiêu xã hội. Bên cạnh đó, hiện chưa có các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách ưu đãi thuế đối với vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam, đặc biệt với bối cảnh có sự phân biệt ưu đãi dành cho nam và nữ riêng trong cùng một chính sách thuế. Chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có mục tiêu là tạo nhiều việc làm cho phụ nữ song việc đánh giá hiệu quả thực tế của chính sách này hiện đang là vấn đề gây tranh cãi do việc sử dụng lao động nữ đi kèm thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp (phúc lợi thai sản, ổm đau…). Ngoài ra, khái niệm “doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ” theo luật thuế TNDN không bao gồm doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, trong khi loại doanh nghiệp này chủ yếu lại do phụ nữ làm chủ. Loại doanh nghiệp nhỏ này không được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế cho dù toàn bộ lao động là nữ, đây là bất cập trong chính sách cùng với đó mục tiêu xã
hội trong bình đẳng giới không được đảm bảo. Hơn nữa việc lồng ghép quá nhiều mục tiêu trong một chính sách thuế sẽ ảnh hưởng tính minh bạch, đơn giản hóa.
2.4. Đánh giá định lượng tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
2.4.1. Mô hình và số liệu
Trong phần này, nhóm tác giả tập trung đánh giá định lượng tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cụ thể, do sự sẵn có của số liệu, nhóm tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn từ 1999-2019 để đo lường ảnh hưởng của thuế suất thuế TNDN lên dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Như đã thảo luận ở phần 1.3, có rất nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia, trong đó một yếu tố quan trọng là thuế suất thuế TNDN. Kế thừa mô hình nghiên cứu của Nazir và cộng sự (2020), ngoài thuế suất thuế TNDN (TR) là biến độc lập chính của mô hình, nhóm tác tả đưa vào mô hình các biến độc lập quan trọng khác có ảnh hưởng đến FDI, bao gồm: chỉ số ổn định chính trị (PS),
tỷ lệ lao động có việc làm (LB), và độ mở của nền kinh tế (DP). Cụ thể, mô hình được trình bày như sau:
𝐹𝐷𝐼𝑡 = 𝛼 + 𝛽1𝑇𝑅𝑡+ 𝛽2𝑃𝑆𝑡 + 𝛽3𝐿𝐵𝑡+ 𝛽4𝐷𝑃𝑡 + 𝜇𝑡 (1) Trong đó:
+ FDI: dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Được đo lường bằng tỷ lệ % của dòng vốn FDI vào/GDP. Dữ liệu này được thu thập từ cơ sở dữ liệu của World Bank.
+ TR: thuế suất thuế TNDN thông thường theo quy định của luật thuế TNDN tại Việt Nam.
+ PS: chỉ số ổn định chính trị, được thu thập từ cơ sở dữ liệu của World Bank.
+ LB: tỷ lệ lao động có việc làm, đo lường bằng tỷ lệ % số lượng lao động có việc làm trên tổng dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi). Dữ liệu này được thu thập tại trang web của Tổng cục thống kê.
+ DP: độ mở của nền kinh tế, đo lường bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu trên GDP trong một năm. Số liệu về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và GDP được thu thập từ cơ sở dữ liệu của World Bank.
Giả thiết nghiên cứu
Từ các thảo luận trong mục 1.3, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau
Giả thiết 1: Không tồn tại mối quan hệ tác động tiêu cực giữa thuế suất thuế TNDN và
dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Phương pháp ước lượng
Để ước lượng mô hình (1), nhóm tác giả sử dụng kiểm định Augmented Dickey- Fuller (Dickey & Fuller, 1979), kiểm định Johansen (Johansen, 1991) và mô hình hiệu chỉnh sai số VECM. Các bước ước lượng được tiến hành như sau (Nguyễn Thị Thanh Vân và cộng sự, 2014):
(1) Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu sử dụng kiểm định Augmented Dickey-Fuller
+ Nếu các chuỗi dữ liệu cùng dừng ở duỗi gốc, sử dụng hồi quy OLS để ước lượng mô hình.
+ Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, chuyển sang bước 2.
(2) Kiểm định quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu sử dụng kiểm định Johansen với giả thiết
H0: Có nhiều nhất r mối quan hệ đồng liên kết (r=0, 1, 2, …, k-1) H1: Có m mối quan hệ đồng liên kết
(3) Xây dựng mô hình hồi quy sau khi có kết quả kiểm định Johansen
+ Nếu không có đồng liên kết: ước lượng mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn của các biến sử dụng mô hình VAR.
+ Nếu có đồng liên kết: ước lượng mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn của các biên sử dụng mô hình VECM.
(4) Kiểm định phần dư từ mô hình VECM + Kiểm định tính dừng phân dư
+ Kiểm định hiện tượng tự tương quan
+ Kiểm định phương sai sai số thay đổi giữa các biến 2.4.2. Kết quả nghiên cứu
2.4.2.1. Thống kê mô tả
Trong bảng 2.1, nhóm tác giả cung cấp những thông tin tổng quan về bộ số liệu nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian 21 năm (1999- 2019).
Tỷ lệ FDI vào/GDP trong giai đoạn này có giá trị trung bình là 5.508. Thuế suất thuế TNDN trung bình là 26.143% với thuế suất nhỏ nhất là 20% và thuế suất cao nhất là 32%. Chỉ số ổn định chính trị có giá trị trung bình là 0.239, giá trị nhỏ nhất là -0.022 và giá trị lớn nhất là 0.482. Chỉ số ổn định chính trị do World Bank đo lường có giá trị từ -2,5 đến 2.5 thể hiện mức độ ổn định tài chính từ thấp đến cao, chỉ số của Việt Nam ở mức trên trung bình. Tỷ lệ lao động có việc làm trung bình ở Việt Nam là 81,813% và có mức dao động không cao, từ 80,6 đến 83,21% trong giai đoạn 1999-2019. Độ mở của nền kinh tế trung bình ở mức 152,46%.
Bảng 2.1: Thống kê mô tả
Biến Mô tả Obs. Mean Std.
Dev. Min. Max FDI Tỷ lệ FDI vào/GDP (%) 21 5.508 1.686 3.39 9.663 TR
Thuế suất thuế TNDN tại Việt
Nam 21 26.143 4.362 20 32
PS Chỉ số ổn định chính trị 21 0.239 0.128 -0.022 0.482 LB Tỷ lệ lao động có việc làm 21 81.713 0.786 80.6 83.21 DP Độ mở của nền kinh tế 21 15.46 31.873 102.787 210.4
Nguồn: nhóm tác giả tổng hợp