Cơ cấu TSNH của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư công trình hà nội (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI

3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH tại CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội

3.3.1. Cơ cấu TSNH của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội

Bảng 3.3: Cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Chênh lệch năm 2020/2019

Chênh lệch năm 2021/2020

Số tiền Tỷ trọng/

Tổng TSNH

Số tiền Tỷ trọng/

Tổng TSNH

Số tiền

Tỷ trọng/

Tổng TSNH

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

I. Tiền 1.146 1,32% 1.417 1,70% 13.681 13,78% 271 24% 12.264 866%

II. Các khoản đầu tư ngắn

hạn

- - 3.210 3,23% - 3.210 -

III. Các khoản phải

thu

60.685 69,69% 53.809 64,37% 48.563 48,90% (6.876) -11% (5.246) -10%

IV. Hàng tồn

kho 24.818 28,50% 27.132 32,46% 33.071 33,30% 2.314 9% 5.939 22%

V. TSNH

khác 434 0,50% 1.238 1,48% 791 0,80% 804 185% (447) -36%

Tổng tài sản

ngắn hạn 87.083 100% 83,596 100% 99,315 100% (3.487) -4% 15.719 19%

Nguồn: BCTC năm 2019, 2020, 2021 của Công ty Cổ phần đầu tư công trình Hà Nội

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu TSNH của công ty Cổ phần đầu tư công trình Hà Nội

Nguồn: BCTC năm 2019, 2020, 2021 Dựa vào biểu đồ thể hiện cơ cấu TSNH trên, ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu là lớn nhất trong cơ cấu TSNH. Theo đó, năm 2019 tỷ trọng của các khoản phải thu là 69,69% trong tổng TSNH, năm 2020 giảm còn 64,37% và năm 2021 tiếp tục giảm còn 48,90%. Đứng thứ hai trong tỷ trọng cơ cấu TSNH là HTK, năm 2019, HTK của công ty chiếm 28,50% tổng TSNH, năm 2020 chiếm 32,46% nhưng chuyển sang năm 2021 giảm xuống còn 33,3%.

Sang 2020, TSNH giảm chủ yếu chủ yếu là do các khoản phải thu giảm (từ 60,685 triệu xuống còn 53.809 triệu). Sang năm 2021, TSNH tăng cao so với của năm 2020 và 2019. Năm 2021, TSNH của công ty có trị giá 99.315 triệu đồng và cao hơn 15.719 triệu đồng so với năm 2020, tăng tương ứng 19%. Việc TSNH của công ty năm 2021 tăng vượt trội là do đại dịch COVID-19 đã dịu bớt, tạo điều kiện thi công công trình trở lại.

1.32% 1.70%

13.78%

69.69% 64.37% 48.90%

28.50%

32.46%

33.30%

0.50% 1.48%

0.80%

2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1

Tiền và các khoản tương đương Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

Nhận xét: Tác giả nhận thấy tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSNH là các khoản phải thu, tỷ trọng lần lượt là 69,69% năm 2019, 64,37% năm 2020 và 48,90%

năm 2021. Đứng thứ hai là HTK với tỷ trọng 28,50% năm 2019, tăng lên 32,46%

năm 2020 và 33,3% năm 2021. Năm 2019 giá trị HTK chỉ là 24818 triệu đồng, Năm 2021 giá trị HTK là 33071 triệu đồng, tăng 5939 triệu đồng so với năm 2020 và tăng gấp 1.5 lần so với năm 2019. Năm 2021, HTK tiếp tục tăng, đạt giá trị 33.071 triệu đồng, chiếm 33.3% so với tổng TSNH. Về chỉ tiêu tiền và các khoản TĐT chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ cấu TSNH của công ty, nếu như năm 2019, các khoản tiền và tương đương tiền chỉ chiếm tới 1.32% và năm 2020 là 1,70% trong tổng TSNH thì tỷ lệ tiền và tương đương tiền trong tổng TSNH vào năm 2021 tăng ấn tượng với con số là 13.78%. Từ đó, tác giả nhận thấy rằng con số khoản tiền và tương đương tiền tăng nhanh, bởi lẽ trong năm 2021, khi các quy định về giãn cách được tháo bỏ, hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách bình thường trở lại, công ty đã thực hiện vay tín dụng để mở rộng và đáp ứng kịp thời chi phó thực hiện các dự án công trình năm 2021.

Để có phân tích chi tiết hơn về hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Đầu tư công trình Hà Nội, tác giả sẽ đi phân tích riêng từng bộ phận của TSNH.

3.3.1.1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Bộ phận tài sản tiền và TĐT chiếm tỷ trọng không lớn trong TSNH. Tuy nhiên, tỷ trọng trong cơ cấu TSNH của bộ phận tiền và TĐT cũng có sự biến động. Năm 2019, tiền của công ty là 1.146 triệu đồng thì đến năm 2020 tiền và TĐT của duy trì tương đối là 1.147 triệu đồng, tuy nhiên năm đến 2021 lượng tiền và tương đương tiền đã đạt tới 13.681 triệu đồng, tức là đã tăng 13.272 triệu đồng, và vượt xa năm 2019 với 12.264 triệu đồng. Khoản mục này tăng chủ yếu là do công ty đã đi vay để lấy vốn thực hiện các dự án trong năm 2021, bởi lẽ năm 2020 có rất nhiều dự án bị đình trệ và chuyển sang triển khai năm 2021.

Bảng 3.4. Tỷ trọng tiền và các khoản TĐT của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Chênh lệch năm 2020/2019

Chênh lệch năm 2021/2020 Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tiền mặt 252 22% 227 16% 3.557 26% (25) 3.330 Tiền gửi

ngân hàng 894 78% 1.190 84% 10.124 74% 296 8.934 Tiền và

TĐT 1.146 100% 1.417 100% 13.681 100% 271 12.264 Nguồn: BCTC và tính toán từ BCTC của công ty Tiền và TĐT của công ty bao gồm 2 thành phần là tiền mặt và tiền gửi không kì hạn tại ngân hàng. Từ bảng 4, ta thấy công ty luôn duy trì tiền mặt, tiền gửi với tỷ lệ tương đối ổn định qua các năm. Theo đó, tiền gửi của công ty duy trì mức là 70%

bộ phận tiền và TĐT.

Tuy nhiên, công ty đang đối diện với rủi ro tài chính cao, khi bất ngờ xảy ra các tình huống bất khả kháng công ty có thể không xử lý kịp thời, hoặc đánh mất cơ hội đầu tư tốt. Chính sách quản lý ngân quỹ của công ty chưa đồng nhất, đều xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, do đó còn có nhiều hạn chến trongnhững năm qua. Công ty cần xây dựng mô hình quản lý ngân quý cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.

3.3.1.2. Các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSNH của công ty. Từ biểu đồ 1 ta nhận thấy tỷ lệ khoản phải thu trong TSNH năm 2020 và 2021 đều giảm đi một cách đáng kể so với năm 2019. Năm 2020 giảm so với năm

2019 là 11.001 triệu đồng, là giảm 8%; năm 2021 giảm xuống so với năm 2020 là 1122 triệu đồng với tỷ lệ giảm 9%, số tiền 2859 triệu đồng, năm 2020 giảm so với năm 2019 là 6895 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 9%. Việc danh mục khoản phải thu giảm khẳng định rằng công ty đã cải thiện tốt việc thu hồi vốn, hạn chế vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng. Hơn nữa, nhìn trên toàn bộ TSNH thì các khoản phải thu luôn luôn chiếm một tỷ trọng đặc biệt so với các danh mục khác, với tỷ trọng năm 2019 là 69.69%, năm 2020 là 63.75% và năm 2021 với 48.90%, mặc dù các khoản phải thu đang có xu hướng giảm dần theo các năm, điều này cũng đem lại những dấu hiệu tích cực rằng yêu cầu nâng cao quản lý tài sản của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội đã có hiệu quả. Công ty đang tích cực rà soát các khoản nợ để giảm thiểu vấn bị chiếm dụng vốn; tuy nhiên thì tỷ trọng khoản phải thu và HTK của công ty trong giai đoạn này còn tương đối cao. Do vậy, công ty cần cố gẳng cải thiện và cố những biện pháp quản lý hiệu quả, hợp lý.

Bảng 3.1. Tỷ trọng các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT (%) 1. Phải thu của

khách hàng 60.552 99,8% 56.429 104,9% 50.798 104,6%

2. Trả trước cho

người bán 1.912 3,2% 1.212 2,3% 2.706 5,6%

3. Các khoản phải

thu khác 4.965 8,2% 4.117 7,7% 4.861 10,0%

Các khoản phải thu 60.685 100,0% 53.809 100,0% 48.563 100,0%

Nguồn: BCTC và tính toán từ BCTC của công ty

Khoản mục phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu.

Giá trị khoản mục này có giá trị giảm liên tục qua các năm 2019 đến năm 2021, cụ thể là số tiền phải thu KH năm 2019 là 60.552 triệu đồng, giảm còn 56.429 năm 2020 và chỉ còn 50.798 năm 2021. Công ty đang nhận được nhiều sự tín nhiệm của khách hàng trong các dự án công trình, trong đó khách hàng đã trả trước các công trình.

Năm 2020, khoản trả trước cho người bán của công ty có giảm trong do những tác động tiêu cực của COVID-19 các công trình của công ty đa số phải dừng lại và chuyển sang năm 2022, nên việc mua nguyên liệu từ nhà cung cấp cũng giảm xuống còn 1.212 triệu đồng năm 2020 và tăng lên 2.706 triệu năm 2021 khi mà năm 2021 các công trình bắt đầu thi công trở lại.

Tỷ trọng khoản phải thu từ khách hàng vẫn chiếm phần lớn, cho thấy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, công ty đang có chính sách tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng như vậy, công ty sẽ phát sinh các chi phí nhằm quản lý các khoản phải thu. Do đó, công ty cần tìm cách giảm các khoản phải thu để TSNH được sử dụng hiệu quả.

3.3.1.3. Hàng tồn kho

HTK đối với doanh nghiệp xây dựng là chỉ tiêu quan trọng. HTK của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.2. Tỷ trọng HTK của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Nguyên liệu, vật. Liệu 7.626 30,73% 8.818 32,50% 8.400 25,4%

Chi phí sản xuất kinh doanh

dở dang 16.660 67,13% 17.771 65,5% 23.076 69,8%

Chi phí trả trước dài hạn 531 2,14% 543 2,0% 1.594 4,8%

Hàng tồn kho 24.818 100% 27.132 100% 33.071 100%

Nguồn: BCTC 2019, 2020, 2021

HTK của công ty tăng lên từ 2019 đến 2021. Chi tiết như sau: năm 2019, HTK đạt 24.818 triệu, năm 2020 HTK tăng lên 27.132 triệu, sang năm 2021, hàng tồn kho tăng lên đạt 33.071 triệu đồng. HTK tăng là do năm 2020, 2021 công ty kí kết được nhiều công trình và dự án xây dựng, nhu cầu về nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí xây dựng kinh doanh dở dang cuối kì cũng tăng.

Nguyên liệu, vật liệu: Năm 2020, 2021, nguyên vật liệu tăng so với năm 2019. Năm 2019, nguyên vật liệu là 7.626 triệu đồng, tăng lên năm 2020 là 8.818 triệu đồng và năm 2021 là 8.400 triệu đồng. Nguyên nhân vì có được nhiều hợp đồng nên nhu cầu nguyên vật liệu của công ty tăng để đáp ứng tiến độ và dự trù cho các dự án sắp tới. Tuy nhiên trong năm 2020, nhiều công trình không được thi công do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên chuyển sang sử dụng trong năm 2021.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong HTK không có nhiều sự thay đổi trong năm 2019 từ 16.660 triệu đồng (chiếm 67,13% trong cơ cấu HTK) lên 17.771 triệu đồng năm 2021 (chiếm 65,5% trong cơ cấu HTK). Rất nhiều hợp đồng kí kết được tuy nhiên không thực hiện được trong hai năm 2019, 2020, chuyển sang thực hiện năm 2021, do đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2021 tăng lên 23.076 triệu đồng (chiếm 69,8% trong cơ cấu HTK).

Chi phí trả trước dài hạn: Chi phí trả trước dài hạn năm 2019 của công ty là 531 triệu đồng chiếm 2,14% trong cơ cấu HTK. Sang năm 2020, chi phí trả trước dài hạn trong HTK không có sự biến động lớn là 543 triệu đồng, chiếm 2,0%. Đến năm 2021, chi phí trả trước dài hạn trong HTK tăng lên thành 1.594 triệu đồng, chiếm 4,8% trong cơ cấu HTK.

Nhìn chung, giá trị HTK gia tăng qua các năm 2019-2021 yêu cầu công ty mất nhiều chi phí cho việc quản lý kho bãi và mức luận chuyển HTK kém hơn, gây ứ đọng vốn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, các biện pháp quản lý HTK cần phải được nghiên cứu áp dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư công trình hà nội (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)