Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư công trình hà nội (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI

3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình

3.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Trước hết, phải kể đến diễn biến đại dịch COVID từ cuối năm 2019, không chỉ riêng gì ngành Xây dựng mà cả nền kinh tế Việt Nam trải qua một giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn, gồng mình để vượt qua khó khăn đại dịch. Hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa. Giá nguyên vật liệu tăng cao khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, bất động sản đóng băng tác động tiêu cực tới ngành xây dựng nói chung và CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội nói riêng khiến cho các dự án bị đình trệ hàng loạt, các khoản chi phí tăng cao. Đặc biệt, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong suốt 3 năm với các đợt dịch liên tiếp trên khắp cả nước đã đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực như sau:

Nguồn cung nguyên nhiên vật liệu đầu vào của các dự án bất động sản trở nên khan hiếm, khiến giá cả tăng cao, nhất là nguyên vật liệu nhập khẩu. Giá sắt thép đã tăng cỡ 30% - 40% so với cuối năm 2020, làm tăng giá vốn hàng hoá và chi phí các dự án của công ty.

Các dự án xây dựng của CTCP đầu tư công trình Hà Nội đều nằm ở các địa bàn thực hiện Chỉ thị số 16 của Chính phủ nên các hoạt động thi công xây dựng đã gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu tạm dừng thi công công trình được ban hành ở đa số các tỉnh thành phố, do yêu cầu giãn cách xã hội. Việc kéo dài thời gian giãn cách (khoảng 11 tháng trong năm 2020) khiến công tác giải ngân vốn đầu tư công chậm lại, do nguồn ngân sách ưu tiên cho việc phòng chống COVID-19; từ đó, gây ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách, điều chỉnh vốn đầu tư của chủ đầu tư.

Thứ hai, ngành xây dựng Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp mới, mức độ cạnh tranh tăng cao, các công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và công trình mới, từ đó làm tăng tồn kho, giảm hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp.

Thứ ba, còn tồn tại nhiều bất cập trong một số văn bản thuế, luật doanh nghiệp, luật xây dựng, hướng dẫn hoạt động kinh doanh cần giải quyết. Việc sửa đổi bổ sung

các thông tư nghị định, thiểu đồng bộ trong các văn bản trở thành rào cản đối với công ty...

Thứ tư, nguồn nhân lực phổ thông của nước ta rất lớn, nhưng thường không có tay nghề cao. Nguồn lao động từ các cơ sở đào tạo như trường đại học ngày càng gia tăng, nhưng hiệu quả đào tạo vẫn chưa cao, chưa nắm được các vấn đề thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động trình độ cao của ngành nghề.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Đầu tiên, lực lượng lao động của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội chưa đáp ứng kịp các yêu cầu phát triển ngày càng cao khi quản lý và điều hành, thi công xây dựng. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, quản trị của một số đơn vị chưa thực sự tập trung, sâu sát. Việc tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn chưa kịp thời, dứt điểm. Tác phong làm việc của nhiều cán bộ, công nhân còn chưa chuyên nghiệp.

Thứ hai, công ty chưa có phương án hiệu quả để quản lý dòng tiền. Với mọi công ty, việc duy trì mức độ tồn quỹ tiền mặt thường không nhiều vì chủ yếu các giao dịch lớn theo Luật phải được thực hiện thông qua hình thức thanh toán chuyển khoản, tuy nhiên hạn mức tiền mặt nhỏ cũng gây ra một sự thiếu linh hoạt trong việc thực hiện các giao dịch cần xử lý nhanh và luôn. Do đó, công ty cần có dự trữ tiền mặt phù hợp theo nhu cầu và ước tính của từng phòng ban.

Thứ ba, quản lý nợ phải thu khách hàng còn lỏng lẻo khiến nhiều khoản nợ phải đòi bị quá hạn. Bắt nguồn là từ thực trạng rằng công ty chưa có đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác thẩm định tài chính, tín dụng của khách hàng, đội ngũ nhân viên theo dõi các khoản nợ của khách hàng còn thiếu kinh nghiệm, chưa nghiêm túc thực hiện theo chính sách của công ty dẫn đến các khoản phải thu ngày càng nhiều, số lượng nợ quá hạn, nợ khó đòi gia tăng.

Thứ tư, một số mấy móc trang thiết bị và công nghệ cũ vẫn còn được sử dụng trong một số giai đoạn thi công, điều này đã dẫn đến hiệu quả không cao.

Thử năm, hiện nay khả năng phân tích tài chính và lên kế hoạch của công ty còn kém. Đặc biệt trong năm 2020, kế hoạch dự phòng hàng tồn kho chưa hợp lý, gây tồn động hàng tồn kho. Số lượng hàng tồn kho tăng cao trong thời gian dài, khiến cho

chi phí quản lý HTK tăng cao. Thời gian bảo quản lâu cũng tăng rủi ro hàng tồn kho bị giảm chất lượng.

Thứ sáu, một số lượng lớn công nhân xây dựng tự do đã chuyển vể quê, do không có việc làm trên thành phố, đến khi công ty tổ chức thi công trở lại, thì nhiều công nhân không làm nữa, từ đó, không đủ nguồn nhân lực cho hoạt động công trường; nguồn lao động trở nên nhạy cảm với dịch COVID nên rất khó khăn để lôi kéo họ quay trở lại công trình làm việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 là chương quan trọng nhất của bài khóa luận. Dựa trên cơ sở chương 2, chương 3 tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội. Cụ thể: phân tich kết quả hoạt động SXKD, thực trạng quản lý TSNH và đánh giá thông qua các chỉ tiêu, từ đó thấy được những thành quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý TSNH. Qua phân tích một số bảng tài chính ta phần nào thấy được mặc dù TSNH của công ty có tăng nhưng việc sử dụng TSNH còn có nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả, cần khắc phục, chấn chỉnh trong công tác quản trị TSNH trong thời gian tới. Những hạn chế mà công ty gặp phải sẻ là cơ sở cho những giải pháp trình bài trong chương 4 của luận văn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư công trình hà nội (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)