CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSNH TẠI CTCP ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI
3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH tại CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội
3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội
3.3.2.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Để đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, tác giả sẽ phân tích ba chỉ tiêu quan trọng: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, và cuối cùng là khả năng thanh toán tức thời.
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn 2019-2021 của Công ty Cổ phần Đầu tư Công trình Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2019 Năm 2020 Năm 2021
Chênh lệch năm 2020/2019
Chênh lệch năm 2021/2020 Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.146 1.147 13.681 0,11% 1092,79%
Hàng tồn kho 24.818 27.132 33.071 9,33% 21,89%
Nợ ngắn hạn 72.455 66.026 80.635 -8,87% 22,13%
Tổng tài sản ngắn hạn 87.083 83.596 99.315 -4,00% 18,80%
1. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn
1,20 1,27 1,23 5,83% -3,15%
2. Hệ số khả năng
thanh toán nhanh 0,86 0,83 0,82 -3,5% -1,2%
3. Hệ số khả năng
thanh toán tức thời 0,02 0,02 0,14 0% 600%
Nguồn: BCTC năm 2019, 2020, 2021
Biểu đồ 3.2. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội so với ngành năm 2021
*Nguồn: Theo VNDirect Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2019, 2020, 2021 tương ứng là 1,20;
1,27 và 1,23; cho thấy CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội có năng lực đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ TSNH; tuy nhiên tác giả đánh giá hệ số này của công ty thấp, an toàn tài chính và về thanh khoản là chưa cao so với trung bình ngành.
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021 tác giả nhận thấy rằng hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp và đang giảm dần, từ 0,86 năm 2019 giảm còn 0,82 năm 2021.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty lớn hơn trung bình ngành năm 2021 chứng tỏ tốc độ thanh toán nợ ngắn hạn của công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành là khá tốt.
Hệ số thanh toán tức thời của công ty không cao, chỉ số này là 0,02 năm 2019 và 2020, và tăng lên 0,14 năm 2021. Giá trị này là khá thấp so với trung bình ngành, Công ty có nhiều vướng mắc trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
Về cơ bản, CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội có thể đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn hay thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ ngắn hạn; tuy nhiên lại khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn lại thấp. Từ đó cho thấy hiệu
1.23
0.82
0.14 1.2
0.72
0.15 0
0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán tức thời Công ty xây dựng công trình Hà Nội Trung bình ngành*
quả sử dụng TSNH của công ty chưa cao, khả năng thanh toán cũng chưa tốt, do đó, công ty cần có giải pháp kịp thời cho công tác quản lý TSNH.
3.3.2.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Bảng 3.4. Một số tiêu chí hoạt động của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu Năm
2019
Năm 2020
Năm 2021
Chênh lệch năm 2020/2019
Chênh lệch năm 2021/2020 Doanh thu thuần 80.962 70.410 73.558 -13% 4%
Các khoản phải thu bình quân 58.183 57.247 51.186 -2% -11%
Giá vốn hàng bán 69.091 60.925 58.074 -12% -5%
Hàng tồn kho 24.818 27.132 33.071 9% 22%
Tài sản ngắn hạn bình quân trong
kì 91.456 85.340 91.456 -7% 7%
Hiệu suất sử dụng TSNH 0,89 0,83 0,80 -7% -3%
Mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn 1,13 1,21 1,24 7% 3%
Vòng quay các khoản phải thu
(vòng) 1,39 1,23 1,44 -12% 17%
Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 259 293 251 13% -14%
Vòng quay hàng tồn kho 2,78 2,25 1,76 -19% -22%
Số ngày của vòng hàng tôn kho 129 160 205 24% 28%
Nguồn: BCTC năm 2019, 2020, 2021
Hiệu suất sử dụng TSNH
Hiệu suất sử dụng TSNH năm 2019 là 0,89 (có nghĩa là trong năm 2019 cứ 1 đống TSNH của Công ty tạo ra được 0,89 đồng doanh thu thuần hay trong năm 2020 TSNH của Công ty luân chuyển được 0,83 lần). Hay nói cách khác, năm 2020 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần Công ty cần nhiều TSNH hơn so với năm 2019. Năm 2021, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,80 lần. Điều này cho thấy, Công ty sử dụng TSNH hiệu quả tương đương với các doanh nghiệp khác trong ngành hay 1 đồng TSNH của Công ty tạo ra được số đồng doanh thu hợp lý giống với trung bình ngành.
Mức đảm nhiệm TSNH
Mức đảm nhiệm TSNH cho biết để tạo ra mỗi đồng tiền doanh thu thì công ty phải sử dụng bao nhiêu đồng TSNH. Chỉ tiêu này năm 2019 là 1,13 tức là để có 1 đồng doanh thu công ty cần sử dụng 1,13 đồng TSNH, chỉ số này tăng lên trong năm 2020, do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 khiến hoạt động sản xuất thi công khó khăn, công ty phải sử dụng nhiều TSNH hơn để tạo ra 1 đồng doanh thu, cụ thể là 1,21 đồng TSNH. Sang năm 2021, khi các công trình được hoạt động trở lên, cần 1,24 đồng TSNH để tạo ra 1 đồng doanh thu.
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Nhìn vào bảng và công thức, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu chịu tác động bởi 2 nhân tố: Doanh thu thuần và Giá trị khoản phải thu ngắn hạn trung bình. Các khoản phải thu trong 3 năm 2019, 2020, 2021 của công ty có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy công ty đã hạn chế được việc ứ đọng vốn, là dấu hiệu tốt cho việc giảm số vốn bị khách hàng chiếm dụng của công ty, nguyên nhân nhờ có nguyên nhân là do công tác quản lý và thu hồi nợ của Công ty đã được cải thiện.
Doanh thu thuần trong 3 năm của công ty có xu hướng giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, số vòng quay của các khoản phải thu chỉ ở mức 1,39 (năm 2019), 1,23 năm 2020 và 1,44 năm 2021. Vòng quay các khoản phải thu phản ánh thời gian các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền mặt. Những con số trên cho thấy tốc độ đòi nợ khách hàng của công ty là chậm, khách hàng thường trả nợ chậm, nên việc khu
hồi các khoản thu của công ty chậm tiến độ, làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH. Chính sách cho nợ của công ty còn nhiều hạn chế và chưa phù hợp. Doanh nghiệp có ngày càng nhiều nợ xấu, nợ khó đòi hoặc nợ không đòi được, gây ảnh hưởng tới kế hoach dòng tiền.
Số vòng quay của khoản phải thu nhỏ, nên kì thu tiền nợ của khách hàng của công ty rất cao (259 ngày, 293 ngày và 251 ngày), đây là chu kì thu tiền cao so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Điều này phản ảnh các công trình của Công ty có quá trình thi công lâu, thời gian thu nợ doanh nghiệp từ khách hàng lâu, do công trình bị kéo dài và đình trệ. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020 và 2021
Tóm lại, công ty có khả năng các khoản nợ phải thu chuyển thành tiền hoặc tương đương tiền thấp, làm giảm tốc độ luân chuyển TSNH. CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội chưa quản lý tốt các khoản phải thu. Công ty cần sửa đổi các chính sách tín dụng dành cho khách hàng dựa trên khả năng tín dụng của từng khách hàng để đảm bảo khả năng đòi được các khoản phải thu và hạn chế tối đa nợ xấu của khách hàng.
Vòng quay HTK và số ngày của một vòng quay HTK
Chỉ tiêu vòng quay HTK thể hiện số lần trung bình HTK được luân chuyển trong 1 kì. Con số này của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội giảm từ năm 2019 đến 2021 từ 2,78 xuống còn 1,76, chứng tỏ tốc độ thi công công trình của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm, số ngày của một vòng HTK tăng dần từ 129 ngày năm 2019 lên 205 ngày năm 2020 chứng tỏ tốc độ sử dụng HTK của công ty đang có chậm lại.
Số ngày tăng nhanh chóng có thể nói rằng khả năng chuyển đổi thành tiền hoặc các khoản phải thu của HTK là kém.
Năm 2020 là năm có kết quả kinh doanh tệ nhất, do trải qua 2 năm khó khăn bởi dịch COVID-19. Không thể thi công công trình, khiến cho HTK không được sử dụng, giá trị HTK trong TSNH cao, số vòng quay HTK thấp.
Đối với ngành xây dựng thì đa phần nhu cầu thị trường sẽ không tăng đột biến nên, yêu cầu tích trữ HTK thường không lớn. Để tạo được lợi thế lớn hơn so với các nhà thầu khác, công ty cần có chỉ tiêu vòng quay HTK tốt.
3.3.2.3. Phân tích khả năng sinh lời của TSNH
Đây là chỉ tiêu quan trọng để hiệu quả kinh doanh trong một chu kì nhất định, là một thông số cần thiết để ban giám đốc công ty xây dựng nhận định được khả năng của doanh nghiệp và có quyết định chính xác.
Bảng 3.9. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của TSNH
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 CL năm
2020/2019
CL năm 2021/2020 Lợi nhuận sau thuế 1.749 1.038 2.025 -41% 95%
TSNH bình quân
trong kì 91.456 85.340 91.456 -10% 6%
Tỷ suất sinh lời
TSNH 0,019 0,012 0,023 -34% 83%
Nguồn: BCTC năm 2019, 2020, 2021 Tỷ suất sinh lời của TSNH trong năm 2019 là 0,019. Chỉ số này có nghĩa là 1 đồng TSNH cho ra được chỉ 0.019 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận giảm còn 0,012. Năm 2020, LNST giảm, 1 đồng giá trị TSNH đem lại được ít đồng lợi nhuận sau thuế hơn. Đây là con số rất thấp trong ngành xây dựng. Hiệu quả sử dụng TSNH kém tương đương với kinh doanh kém hiệu quả. Năm 2021, khả năng sinh lời của TSNH tăng lên 0,023 tức là, trong năm 2021, 1 đồng đầu tư TSNH sẽ tạo ra được 0,023 đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, CTCP đầu tư công trình Hà Nội sử dụng TSNH chưa hiệu quả bằng các doanh nghiệp khác trong ngành.
Kết luận: Qua phân tích trên ta thấy khả năng sử dụng và vận động TSNH của CTCP Đầu tư Công trình Hà Nội còn kém, tuy nhiên chỉ số sinh lời của công ty đang có dấu hiệu tăng lên được coi là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, chỉ số tỷ suất sinh lời TSNH vẫn còn ở mức thấp nên đây là thực trạng cần giải quyết sớm trong năm 2022.