Tổng quan nghiên cứu về tác động của KCN đối với cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 20 - 24)

Le Thi Yen & Pham Van Hung (2016) đã phân tích tác động của sự phát triển KCN đến thu nhập của người dân bị mất đất, qua bảng hỏi với 123 người dân bị mất đất do xây dựng KCN trong thời gian từ tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 2015. Biến phụ thuộc:

“là sinh kế của hộ gia đình mất đất được đo lường bằng thu nhập của hộ trong 1 năm”.

Các biến độc lập gồm: “diện tích đất bị thu hồi, khả năng tiếp cận các chính sách ưu đãi, đầu tư phi nông nghiệp, số việc làm tăng thêm trong KCN, số lượng người LĐ trong KCN, số LĐ thất nghiệp”. Bằng phương pháp hồi quy OLS trên SPSS 20 nghiên cứu kết luận rằng: “việc đầu tư phát triển KCN có tác động cả tích cực và tiêu cực đến thu nhập của người dân. Trong đó, sự phát triển của KCN tác động tích cực đến việc làm,

khả năng tiếp cận chính sách, số lượng người LĐ có việc làm và đầu tư phi nông nghiệp.

Ngược lại, sự phát triển của KCN làm tăng số LĐ thất nghiệp và từ đó làm giảm thu nhập của hộ gia đình”.

Anh, V. T. K., Ha, H. T. V., Ha, D. T., & Chi, N. T. D. (2019) đánh giá tổng thể các tác động tích cực và tiêu cực của KCN đối với sự phát triển KT-XH trên các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong lĩnh vực kinh tế, KCN tác động đến thu hút đầu tư trong và ngoài nước, KT-XH, cung ứng hàng hóa dịch vụ, năng lực hoạt động, giá trị xuất khẩu, cơ cấu kinh tế, hệ thống hạ tầng và liên kết kinh tế địa phương. Trên khía cạnh xã hội, KCN tác động đến việc làm và cơ cấu LĐ, đào tạo kỹ năng và kỷ luật LĐ, thu nhập và đời sống, hệ thống trường học, bệnh viện và các dịch vụ địa phương, chính quyền địa phương và an ninh xã hội. Trên khía cạnh môi trường, KCN tác động đến chất thải và xử lý chất thải. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập tại 6 KCN hiện đang hoạt động tại Thái Bình. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp T-Test mẫu độc lập, nghiên cứu kết luận rằng sự phát triển các KCN trên địa bàn đã gây những biến đổi về kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương trên cả khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Afrimadona, A., Darmastuti, S., & Kurniawan, A. (2019) đã kết luận rằng sự hiện diện của các KCN có một số tác động tích cực đến điều kiện phúc lợi của người dân.

Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số phát triển con người (HDI) và chi tiêu hộ gia đình để đo lường phúc lợi. Theo đó HDI bao gồm 3 thước đo: chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục và chỉ số GNI. Các chỉ số này phản ánh phúc lợi trên các khía cạnh về cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, tiếp cận kiến thức và giáo dục, kinh tế giàu có của các cá nhân. Biến độc lập chính là biến giả cho biết sự hiện diện hay vắng mặt của các KCN trong một huyện hoặc thành phố. Bằng phương pháp hồi qui OLS, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sự hiện diện của KCN và các chỉ số phúc lợi. Kết quả này được lý giải bởi các KCN mang lại hiệu quả cho sự phát triển kinh tế của khu vực và do đó làm tăng mức độ giàu có trung bình của người dân.

Cu, T. T., Hoang, T. H. H., & Le, T. Y. (2020) đã phân tích tác động của phát triển KCN đến cuộc sống của người dân ở khu vực xung quanh KCN miền Trung Việt Nam.

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 394 hộ gia đình tại 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Phương pháp hồi qui OLS được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đến thu nhập của hộ gia đình sống

quanh KCN, gồm: diện tích đất bị mất do xây dựng KCN, hệ thống giao thông sau khi phát triển KCN, số lượng việc làm do KCN tạo ra, số LĐ thất nghiệp khi xây dựng KCN.

Kết quả hồi qui cho biết: “sự phát triển KCN có cả tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống của người dân. Các tác động tích cực đến thu nhập của hộ gia đình gồm diện tích đất thu hồi do xây dựng KCN, hệ thống giao thông sau khi có KCN và số việc làm sẵn có. Bên cạnh đó, sự phát triển của KCN tác động tiêu cực đến thu nhập của hộ gia đình thông qua số LĐ thất nghiệp và được lý giải bởi có những hộ gia đình do không bắt kịp với các cơ hội tạo ra”.

Le, T., Pham, V., Cu, T., Pham, M., & Dao, Q. (2020) đã xem xét tác động của sự phát triển KCN đến đời sống của người dân thông qua các kênh như việc làm, phương tiện sản xuất và cơ sở hạ tầng. Bằng cách phỏng vấn 230 hộ gia đình sống xung quanh các KCN, bị ảnh hưởng bởi KCN, nghiên cứu đã đánh giá cả tác động tiêu cực và tích cực của sự phát triển KCN đến đời sống của người dân. Biến phụ thuộc là sinh kế của người dân được đo lường bởi tổng thu nhập của hộ gia đình kiếm được trong 1 năm. Các biến độc lập gồm: “diện tích đất bị mất, khả năng tiếp cận chính sách ưu đãi của hộ gia đình, đầu tư phi nông nghiệp, hệ thống giao thông sau KCN, số lượng việc làm khi KCN được xây dựng, số LĐ thất nghiệp khi xây dựng KCN” và biến kiểm soát là số lượng LĐ trong hộ. Kết quả hồi qui cho biết: “sự phát triển của KCN có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của người dân bao gồm việc làm thêm, đầu tư phi nông nghiệp, tiếp cận các chính sách, LĐ hộ gia đình…”. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng, sự phát triển của KCN cũng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống của người dân thông qua tình trạng thất nghiệp.

Cuc, T. T., & Nguyen, T. A. (2021) dựa trên thu thập từ khảo sát với 409 người sống xung quanh các KCN ở ba miền của Việt Nam (Bắc, Trung và Nam). Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS: “với biến phụ thuộc và sinh kế của các hộ gia đình được đo lường bằng thu nhập của hộ gia đình. Trong khi đó, các biến độc lập là nguồn lực của hộ gia đình (bao gồm tuổi của chủ hộ, số việc làm thêm sau khi KCN được xây dựng và phát triển, số lượng công nhân thất nghiệp), nguồn lực tài chính (bao gồm giá sinh hoạt, đầu tư và đền bù khi thu hồi đất), nguồn lực xã hội (tham gia vào các cơ quan xã hội, quyền truy cập vào tổ chức xã hội, quyền truy cập vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ), nguồn lực vật chất (bao gồm giao thông vận tải, điện, nước), tài nguyên thiên nhiên (vị trí đất ở của hộ gia đình)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “sự phát triển

của KCN đã tác động tích cực đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, sự phát triển của KCN đã mang lại những lợi ích như cải thiện hạ tầng, chất lượng cuộc sống thay đổi theo chiều hướng tích cực”.

Bảng 2.1: Tổng hợp tác động của KCN đến đời sống của cộng đồng dân cư

TT Tác giả Kết quả nghiên cứu

1 Lê Thị Phương (2009) Mặt tích cực: tạo thêm nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ thống CSHT nông thôn, trình độ văn hóa của người dân.

Mặt tiêu cực: làm giảm quỹ đất nông nghiệp, tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe, nét đẹp truyền thống bị ảnh hưởng và tệ nạn xã hội gia tăng.

2 Le Thi Yen & Pham Van Hung (2016)

Tích cực: tăng thu nhập qua việc làm, tăng khả năng tiếp cận chính sách, số lượng người LĐ có việc làm và đầu tư phi nông nghiệp.

Tiêu cực: tăng số LĐ thất nghiệp không đáp ứng trình độ và từ đó làm giảm thu nhập của hộ gia đình.

3 Anh, V. T. K., Ha, H. T. V., Ha, D.

T., & Chi, N. T. D. (2019)

Kinh tế: KCN tác động thu hút đầu tư trong và ngoài nước, KT-XH, cung ứng hàng hóa dịch vụ, năng lực hoạt động, giá trị xuất khẩu, cơ cấu kinh tế, CSHT và liên kết kinh tế địa phương.

Xã hội: KCN tác động đến việc làm và cơ cấu LĐ, đào tạo kỹ năng và kỷ luật LĐ, thu nhập và đời sống, hệ thống trường học, bệnh viện và các dịch vụ địa phương, CQĐP và an ninh xã hội.

Môi trường: KCN tác động đến chất thải và xử lý chất thải.

4 Afrimadona, A., Darmastuti, S., & Tích cực: tác động chỉ số phúc lợi trên các khía

Kurniawan, A. (2019) cạnh về cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, tiếp cận kiến thức và giáo dục, kinh tế giàu có của các cá nhân.

5 Cu, T. T., Hoang, T. H. H., & Le, T. Y. (2020)

Tích cực: thu nhập và việc làm của hộ gia đình sau thu hồi đất, hệ thống giao thông sau khi có KCN.

Tiêu cực: thu nhập của hộ gia đình thông qua số LĐ thất nghiệp.

6 Le, T., Pham, V., Cu, T., Pham, M.,

& Dao, Q. (2020)

Tích cực: việc làm thêm, đầu tư phi nông nghiệp, tiếp cận các chính sách, LĐ hộ gia đình…

Tiêu cực: thông qua tình trạng thất nghiệp.

7 Cuc, T. T., & Nguyen, T. A. (2021) Tích cực: cải thiện hạ tầng, chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)