Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu

Mô hình có 6 thang đo đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư và 1 thang đo đại diện cho sự hài lòng chung. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường, cụ thể như sau:

1 – Hoàn toàn không đồng ý

H6(+) H3(+)

H2(+)

H5(+) H4 (+) H1(+)

Thu nhập và việc làm (TNVL)

Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ tiện ích (HTTI)

Hài lòng của cộng đồng dân cư (HLCDDC)

Môi trường và Sức khỏe (MTSK)

Đất đai Nhà ở (DDNO)

Văn hóa – Xã hội (VHXH)

Chính quyền địa phương (CQDP)

2 – Không đồng ý 3 – Trung lập 4 – Đồng ý

5 – Hoàn toàn đồng ý

3.1.2.1. Sự hài lòng về thu nhập và việc làm

Thu nhập là một trong những tiêu chí để đánh giá mức sống của cộng đồng dân cư. Sự hài lòng về thu nhập của người dân có thể được lý giải theo lý thuyết so sánh.

Theo đó, người dân có hài lòng về thu nhập của mình hay không khi so sánh mức thu nhập của họ với người khác hoặc với chính họ trong quá khứ. Theo lý thuyết nhu cầu, thu nhập của cá nhân có thể giúp họ đáp ứng những nhu cầu thể chất và sinh lý như ăn, mặc, ở và đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn tới nhu cầu khác cao hơn như nhu cầu giao tiếp, được tôn trọng và thể hiện bản thân. Do vậy, khi thu nhập tăng, cá nhân có điều kiện đáp ứng các nhu cầu của mình sẽ làm gia tăng sự hài lòng chung trong cuộc sống (Boehnke, 2003; Zhao, 2004).

Sự hài lòng về việc làm được hiểu là cảm xúc chủ quan của cá nhân đối với việc làm của họ. Việc làm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống, nó ảnh hưởng mạnh mẽ và có tính chất quyết định đến mức sống cũng như các mối quan hệ xã hội. Điều này có nghĩa là sự hài lòng về việc làm sẽ quyết định sự hài lòng chung của cộng đồng dân cư.

Brown (1993) đã kết luận rằng, sự hài lòng đối với việc làm là biến số kinh tế quan trọng nhất trong việc giải thích sự hài lòng cộng đồng.

Vì vậy đề tài đề xuất giả thuyết H1: Thu nhập và việc làm được cải thiện tác động tích cực đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN.

3.1.2.2. Sự hài lòng về cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích

Cơ sở hạ tầng: là những vật chất, phương tiện, dịch vụ phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân, bao gồm cơ sở hạ tầng kinh tế (hệ thống đường xá, giao thông vận tải, cấp thoát nước…), cơ sở hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, công trình văn hóa…) cơ sở hạ tầng môi trường (hệ thống cây xanh, công viên…) và cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng. Các dịch vụ tiện ích gồm giao thông và phương tiện di chuyển, truyền thông và liên lạc; điện, nước sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng, dịch vụ thương mại; y tế, chăm sóc sức khỏe; giáo dục và trường học, trợ giúp pháp luật và dịch vụ tài chính…. Khi người dân được sống ở nơi có cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại, các dịch vụ tiện ích đi kèm thuận tiện, đầy đủ thì họ sẽ muốn sống ở những nơi đó, họ cảm thấy hài lòng. Mohit

MA, Ibrahim M, Rashid YR (2010) tìm thấy mối tương quan cao và tích cực giữa dịch vụ hỗ trợ và cơ sở hạ tầng với sự hài lòng của người dân.

Vì vậy đề tài đề xuất giả thuyết H2: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích được cải thiện tác động tích cực đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN.

3.1.2.3. Sự hài lòng về môi trường và sức khỏe

Ladewing & McCam G.C (1980) cho biết: “Các yếu tố môi trường gồm cảnh quan môi trường sạch đẹp, an toàn; khí hậu, không khí; nguồn nước; đất đai; chất thải, rác thải; tiếng động, tiếng ồn. Yếu tố sức khỏe như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, chất thải và các loại bệnh”. Các yếu tố này tác động trực tiếp đến cảm giác, sự sống của con người. Khi môi trường sống trong lành, sạch đẹp thì con người sống ở đó sẽ cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái, muốn sống tại nơi đó. Do đó, nếu như sự phát triển của các KCN chú ý đến công tác xử lý rác thải, nguồn nước, chất thải… góp phần xây dựng cảnh quan cây xanh, đường phố sạch đẹp thì sự hải lòng của cộng đồng dân cư sẽ tăng lên.

Vì vậy đề tài đề xuất giả thuyết H3: Môi trường và sức khỏe được cải thiện tác động tích cực đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN.

3.1.2.4. Sự hài lòng về đất đai và nhà ở

Nhà ở và đất đai gồm thu hồi đất đai, đền bù giải tỏa, việc làm liên quan đến đất nông nghiệp và sử dụng đất. Mohit MA, Ibrahim M, Rashid YR (2010) cho rằng cơ sở hạ tầng nhà ở như mức sàn và diện tích cư trú có tương quan thuận với sự hài lòng của người dân. Tương tự, Jiang W, Feng T, Timmermans H, Li H (2017) cho rằng kích thước nhà ở, tiện nghi sinh hoạt như nhà bếp và thiết bị phòng tắm cũng tác động đến sự hài lòng của người dân. Gan X, Zuo J, Wen T, She Y (2019) cũng tuyên bố rằng kích thước nhà ở, các phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm và lối vào là những yếu tố cần thiết cho sự hài lòng về nhà ở. Khi các chính sách về đất đai của địa phương được giải quyết hài hòa giữa lợi ích của dân cư và doan nghiệp, sau khi thu hồi đất cho phát triển KCN, người dân được hưởng những lợi ích phù hợp thì họ sẽ cảm thấy hài lòng.

Vì vậy giả thuyết H4: Nhà ở và đất đai được cải thiện tác động tích cực đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN .

3.1.2.5. Sự hài lòng về chính quyền địa phương

Ladewing & McCam G.C (1980); Mobile Van Coon & Stinner W.F (1992) chỉ ra rằng: “Hoạt động của CQĐP, vai trò của CQĐP trong việc giải quyết ô nhiễm, thông tin

đến người dân, trách nhiệm quan tâm đến các nhu cầu của cộng đồng; ra quyết định có sự tham gia của người dân; đặc điểm của CQĐP (thân thiện hay không thân thiện)”. Hur M, Morrow-Jones H (2008) cho rằng: CQĐP là 1 trong 2 yếu tố cần thiết tác động đến sự HLCDDC.

Vì vậy đề tài đề xuất giả thuyết H5: Các yếu tố văn hóa xã hội được cải thiện tác động tích cực đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN . 3.1.2.6. Sự hài lòng về văn hóa xã hội

Goudy (1977) cho rằng: “các khía cạnh xã hội có tầm quan trọng lớn trong việc xác định sự hài lòng của cộng đồng. Theo đó, các khía cạnh xã hội được đề cập tới bao gồm các mối quan hệ xã hội, sự tham gia cộng đồng, cam kết, khả năng tồn tại, tính không đồng nhất, phân phối quyền lực và niềm tự hào của cộng đồng. Sự thỏa mãn về tinh thần, tín ngưỡng; LĐ dân cư và an ninh; hoạt động vui chơi giải trí; hoạt động cộng đồng mang bản sắc địa phương”. Người dân hài lòng hơn khi tính gắn kết xã hội bền chặt hơn (Goudy, 1977; Filkins, R., Allen, J. C., & Cordes, S., 2000). Mohit MA, Ibrahim M, Rashid YR (2010) cho rằng văn hóa xã hội là một trong những yếu tố có mối tương quan cao và tích cực với sự hài lòng của người dân. Ame´rigo M, Aragone´s JI (1990); Tao L, Wong FK, Hui EC (2014) và Aulia DN, Ismail AM (2013) cho biết mối quan hệ họ hàng và bạn bè có liên quan tích cực và đáng kể đến sự hài lòng của người dân. Gan X, Zuo J, Wen T, She Y (2019) cho biết môi trường hàng xóm là 1 trong 3 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với nơi cư trú. Khi cư dân được sinh sống ở nơi có môi trường văn hóa lành mạnh, có sự gắn kết giữa cộng đồng, làng xã… an ninh trật tự xã hội an toàn đảm bảo cho cuộc sống của họ được an tâm, bình yên thì họ sẽ cảm thấy sự tác động của khu công nghiệp khiến họ hải lòng.

Vì vậy đề tài đề xuất giả thuyết H6: Các yếu tố văn hóa xã hội được cải thiệnSự phát triển của KCN tác động tích cực đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư do .

Tóm lại, mô hình nghiên cứu được xây dựng trên các giả thuyết sau đây và các biến quan sát của từng nhân tố được diễn giải trong bảng 3:

H1: Thu nhập và việc làm có ảnh hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư H2: Cơ sở hạ tầng và Dịch vụ tiện ích có ảnh hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư

H3: Môi trường và Sức khỏe có ảnh hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư H4: Đất đai Nhà ở có ảnh hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư

H5: Văn hóa - Xã hội có ảnh hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư

H6: Chính quyền địa phương có ảnh hưởng đến Hài lòng của cộng đồng dân cư Bảng 3.1: Diễn giải các biến quan sát trong thang đo nghiên cứu

Các nhân tố Tên biến

quan sát Nội dung

Thu nhập và việc làm (TNVL)

TNVL1 Thu nhập (TN) hiện nay của hộ gia đình là ổn định TNVL2 TN của hộ gia đình cao hơn nhiều so với trước đây TNVL3 TN của hộ gia đình cao hơn nhiều so với những

người bạn quen biết

TNVL4 Việc làm (VL) của hộ gia đình đã thay đổi rất nhiều TNVL5 Cơ hội tìm kiếm VL của hộ gia đình là nhiều hơn

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ

tiện ích (HTTI)

HTTI1 Hệ thống đường và phương tiện giao thông công cộng, chiếu sáng, vỉa hè tốt hơn rất nhiều

HTTI2

Hệ thống cây xanh, công viên, công trình công cộng cho sinh hoạt cộng đồng tại địa phương được đầu tư tốt hơn nhiều

HTTI3 Hệ thống điện, nước trong sinh hoạt và sản xuất được đầu tư tốt hơn so với trước đây

HTTI4

Hệ thống điện thoại, internet và truyền hình cap, thông tin truyền thông được đầu tư tốt hơn so với trước đây

HTTI5

Trường học, bệnh viện, cơ sở y tế được xây dựng nhiều và đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu người dân so với trước đây

HTTI6 Khu thương mại, vui chơi ở địa phương hiện nay đáp ứng rất đầy đủ nhu cầu của người dân

HTTI7

Dịch vụ tư vấn pháp luật, tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ tín dụng, chứng khoán…) đáp ứng rất tốt nhu cầu của người dân

Môi trường và sức khỏe (MTSK)

MTSK1 Tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn…

cải thiện hơn so với trước đây

MTSK2 Việc xử lý ô nhiễm môi trường từ các KCN được cải thiện tốt hơn

MTSK3 Cảnh quan, môi trường ở địa phương sạch đẹp hơn

MTSK4 Ô nhiễm không khí, nguồn nước sinh hoạt, tiếng ồn ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

MTSK5 Khả năng mắc các bệnh như mất ngủ, đau đầu, hô hấp, tim mạch, bệnh ngoài da… ngày càng ít

Đất đai nhà ở (DDNO)

DDNO1 Qui hoạch xây dựng KCN tại địa phương hiện nay là hợp lý

DDNO2 Mức giá đền bù, giải tỏa khi bị thu hồi đất khiến ông bà hài lòng

DDNO3 Giá mua bán và thuê nhà tại địa phương khá đa dạng, hợp lý cho nhiều đối tượng

DDNO4 Tình trạng nhà ở hiện nay về diện tích, tiện nghi sinh hoạt khiến ông bà hài lòng

Văn hóa- xã hội (VHXH)

VHXH1 Dân cư xung quanh sinh sống rất thân thiện, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn

VHXH2 Các hộ gia đình sẵn sàng tham gia giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng

VHXH3 Hoạt động xã hội, đoàn thể tại địa phương được người dân tham gia tích cực

VHXH4 Tình hình an ninh trật tự và các tệ nạn XH xảy ra ít thường xuyên hơn so với trước đây

VHXH5 Việc ảnh hưởng xấu tới môi trường và an ninh xã hội do LĐ nhập cư ít hơn rất nhiều

VHXH6 Hoạt động sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương

Chính quyền địa phương

(CQDP)

CQDP1 Hoạt động của chính quyền ĐP hiệu quả, tiến bộ, thân thiện hơn so với trước đây

CQDP2 CQDP rất tích cực giải quyết các vấn đề về môi trường, tệ nạn xã hội, an ninh trật tự

CQDP3

Các nhu cầu cơ bản của cộng đồng (điện, nước, đường xá, trường học, y tế, sinh hoạt cộng đồng…) được quan tâm hơn trước đây

CQDP4 Thông tin chính sách được cung cấp tương đối đầy đủ, kịp thời đến người dân

CQDP5 CQDP ra quyết định đã có sự tham vấn, trưng cầu ý kiến của cộng đồng người dân

CQDP6

Hoạt động đào tạo, dạy nghề, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân và đối tượng yếu thế đã được quan tâm, hỗ trợ hơn trước

Hài lòng của cộng đồng

dân cư (HLCDDC)

HLCDDC 1

Nhìn chung, ông/bà hài lòng với cuộc sống hiện tại của gia đình sau khi có KCN

HLCDDC 2

Sự hình thành của KCN đã tác động tích cực hơn về mọi mặt đời sống của gia đình ông bà

HLCDDC 3

Theo ông bà, cộng đồng nơi mình đang sinh sống hiện nay là lý tưởng

Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của nhóm tác giả từ tổng quan nghiên cứu.

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)