Tổng quan nghiên cứu về sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 24 - 31)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng và nhân tố ảnh hưởng đến sự HLCDDC đối với sự phát triển của KCN trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Filkins, Allen & Cordes (2000) đã tích hợp nhiều mô hình để phân tích sự HLCDDC của gần 4.000 người dân Nebraskans khu vực nông thôn. Các biến được sử dụng gồm: Biến độc lập gồm sự hài lòng về xã hội (gia đình, bạn bè, tôn giáo), sự hài lòng về kinh tế cá nhân (công việc, an ninh công việc và cơ hội việc làm), thuộc tính chung cộng đồng (trường học, đường xá và sự bảo vệ của cảnh sát); biến đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn và số năm sống trong cộng đồng). Kết quả chỉ ra rằng: các mối quan hệ xã hội có vai trò to lớn trong việc dự báo mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, sự hài lòng đối với việc làm là một yếu tố dự báo quan trọng về sự hài lòng của cộng đồng. Các yếu tố dịch vụ cộng đồng như chính quyền địa phương, dịch vụ tiêu dùng và giáo dục cũng ảnh hưởng tới sự hài

lòng.

Theodori, G. L. (2001) đã đánh giá sự HLCDDC trên 9 khía cạnh: nơi nuôi nấng một gia đình, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, trường học địa phương, cơ hội tìm kiếm thu nhập tương xứng, các chương trình dành cho người cao tuổi, các chương trình thanh niên, cơ sở mua sắm địa phương, các cơ sở và chương trình giải trí, diện mạo tổng thể của cộng đồng. Dữ liệu thu thập gồm 1265 bảng hỏi được phát cho 400 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên tại 4 cộng đồng nằm ở hai phí Bắc các quận ở Pennsylvania. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s alpha = 0.08 và phương sai tích lũy bằng 31.71% cho biết các thang đo đều đảm bảo tiêu chuẩn và giải thích được 31.71% sự khác biệt về hài lòng.

Dutta-Bergman, M. J. (2005) đã đánh giá tác động của quyền truy cập internet đối với sự hài lòng của người dân. Xuất phát từ quan niệm rằng internet là một công cụ giúp mở ra những cánh cửa mới cho các cá nhân với rất nhiều nguồn lực, nên nghiên cứu giả định rằng những cá nhân sống ở các cộng đồng cung cấp cho họ quyền truy cập vào internet có nhiều khả năng hài lòng với những cộng đồng này hơn so với những cá nhân sống trong cộng đồng không có quyền truy cập internet. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 3142 cá nhân thông qua phỏng vấn qua điện thoại, mỗi số điện thoại được chọn có ít nhất 6 cuộc gọi so le tại các thời điểm khác nhau trong ngày và tuần. Bằng kiểm định T test, nghiên cứu kết luận rằng, quyền truy cập internet thông qua các điểm truy cập công cộng ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người dân.

Appleton, S., & Song, L. (2008) đã nghiên cứu sự hài lòng về cuộc sống ở đô thị Trung Quốc về thành phần cũng như yếu tố quyết định. Nghiên cứu tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên qui mô mẫu tương đối lớn, khoảng 7000 người trưởng thành. Về thành phần của sự hài lòng, nghiên cứu đánh giá sự HLCDDC trên 6 khía cạnh: thu nhập, nghề nghiệp và địa vị xã hội, cơ hội thăng tiến và dịch chuyển xã hội, cung cấp phúc lợi, chính sách của Chính phủ và môi trường, kết nối gia đình và xã hội. Kết quả hồi qui cho biết:

“sự hài lòng đối với tăng trưởng thu nhập có tác động lớn nhất đến sự hài lòng chung về cuộc sống, tiếp đó là sự hài lòng về địa vị xã hội, điều kiện nhà ở, thành tựu nghề nghiệp và phát triển cá nhân có tác động tích cực và đáng kể đến sự hài lòng tổng thể. Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy tác động của sự hài lòng đối với nghề nghiệp hiện tại, cơ hội thăng tiến và đảm bảo trong công việc, phương tiện giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng công nghệ”.

Bernard, J. (2015) đã kết luận rằng những đánh giá chủ quan của cá nhân về đặc điểm của cộng đồng là yếu tố dự báo rất tốt mức độ HLCDDC tại khu vực nông thôn Cộng hòa Séc. Bằng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu đã đo lường mức độ hài lòng theo các yếu tố cá nhân và cộng đồng dựa trên dữ liệu dân cư từ 12 cộng đồng nông thôn. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn bằng phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên.

Các biến về đặc điểm cộng đồng được đánh giá trên bốn khía cạnh, gồm: “dịch vụ địa phương, quan hệ xã hội, cơ hội việc làm, môi trường vật lý và tự nhiên”. Các yếu tố cá nhân bao gồm: “các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi), thời gian cư trú trong cộng đồng và sự tham gia vào các hoạt động của cộng đồng”. Nghiên cứu kết luận rằng:

“không có sự khác biệt quan trọng giữa các biến nhân khẩu học với sự hài lòng của cộng đồng. Bên cạnh đó, những người có nhiều bạn bè hơn trong cộng đồng và tham gia thường xuyên hơn vào các sự kiện trong cộng đồng có mức hài lòng cao hơn. Trong số các biến đặc điểm cộng đồng, dịch vụ địa phương là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng, quan hệ xã hội là yếu tố tác động yếu nhất”.

Yamsrual, S., Sasaki, N., Tsusaka, T. W., & Winijkul, E. (2019) đã đánh giá sự hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển của KCN sinh thái tại Thái Lan từng khía cạnh cụ thể. Nghiên cứu tiến hành khảo sát chủ hộ trong các cộng đồng tại 4 KCN sinh thái (Bang Phli EIE ở Samut Prakan, Gateway City EIE ở Chachoengsao, Map Ta Phut EIE ở Rayong và Samut Sakhon EIE ở Samut Sakhon). Bằng phương pháp lấy mẫu có chủ đích, nghiên cứu tiến hành khảo sát 220 hộ gia đình để đánh giá nhận thức của họ trên các khía cạnh: vật chất, kinh tế, môi trường, xã hội và quản lý. Kết quả thống kê mô tả cho biết, nhìn chung cộng đồng hài lòng với hoạt động của các KCN sinh thái trên khía cạnh kinh tế và vật chất. Về khía cạnh kinh tế, các KCN sinh thái đã tăng cơ hội việc làm trong cộng đồng, hỗ trợ người LĐ địa phương và tăng thu nhập cộng đồng. Về khía cạnh vật chất, sự phát triển của các KCN sinh thái đã tạo điều kiện cho tiêu chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, đường xá và đèn đường tốt hơn trong cộng đồng. Trong khi đó, các thành viên cộng đồng lại lo ngại về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, mùi hôi và tiếng ồn.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sự hài lòng của người dân đối với sự phát triển của KCN tại các địa phương đã được các nghiên cứu đề cập tới, tiêu biểu là:

Đinh Phi Hổ (2010) đề xuất 10 nhân tố tác động đến sự HLCDDC gồm: “thu nhập,

việc làm, tính gắn kết xã hội, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích công, văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên, sức khỏe, đất đai & nhà ở, CQĐP”. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để phỏng vấn 403 chủ hộ gia đình tại 3 KCN trên địa bàn tỉnh.

Thông qua phân tích nhân tố khám phá, từ 10 nhóm nhân tố phát triển thành 12 nhóm nhân tố được đo lường bởi 44 biến quan sát. Kết quả phân tích hồi qui cho biết: “có 5/12 nhân tố có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%, gồm: chính quyền địa phương, cơ hội việc làm và thu nhập, tính ổn định trong thu nhập & việc làm, chất lượng giao thông, môi trường và sức khỏe. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm xây dựng cộng đồng bền vững tại địa phương”.

Nguyễn Minh Hà & Trương Tấn Tâm (2013) đã sử dụng các phương pháp EFA và hồi quy đa biến để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự HLCDDC. Dữ liệu khảo sát từ 281 người dân sinh sống tại TPHCM ít nhất là 3 năm và từ 18 tuổi trở lên. Với 9 biến độc lập ban đầu được đo lường bằng 37 biến quan sát, qua kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích EFA cho ra 12 biến độc lập với 34 biến quan sát. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho biết: “có 9/12 biến có ý nghĩa thống kê, trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; tiếp theo là các yếu tố tự do cá nhân và thủ tục hành chính, phương tiện truyền thông, hàng hóa và quan hệ cộng đồng”.

Trương Vũ Văn An (2015) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng tới sự HLCDDC đối với KCN Long Đức, dựa trên dữ liệu phỏng vấn 400 hộ gia đình. Nghiên cứu chỉ ra mức độ hài lòng trên các khía cạnh cụ thể bao gồm: thu nhập, việc làm, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích công cộng, môi trường, sức khỏe, đất đai – nhà ở, tính gắn kết xã hội, văn hóa – xã hội, CQĐP. Sau kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá có 8 biến độc lập với 47 quan sát được đưa vào mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 2 nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người dân là đất đai- nhà ở và văn hóa – xã hội, trong đó đất đai – nhà ở có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu chưa tìm thấy tác động của các yếu tố cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích công cộng, môi trường, sức khỏe, tính gắn kết xã hội, CQĐP đến mức độ HLCDDC đối với KCN.

Tương tự, Bùi Văn Trịnh (2013) sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 552 hộ gia đình sống quanh các KCN điển hình tại 4 tỉnh thành (Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng). Kết quả hồi quy cho biết: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân, gồm: dịch vụ tiện ích công, vốn xã hội, việc làm và thu nhập,

môi trường và sức khỏe, CQĐP. Trong đó, thu nhập và việc làm là nhân tố tác động mạnh nhất đến mức độ HLCDDC.

Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018) đã nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của người dân ở gần KCN Yên Bình, thành phố Thái Nguyên. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 200 quan sát từ 1175 hộ gia đình ở Bãi Dông, 4718 hộ gia đình tại xã Đồng Tiền và 3005 hộ gia đình ở xa Hồng Tiến. Các biến độc lập gồm thu nhập & việc làm, cơ sở hạ tầng & dịch vụ tiện ích công, môi trường, sức khỏe, nhà ở - điều kiện sống và đất đai, môi trường xã hội, CQĐP được đo lường bởi 44 biến quan sát. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích EFA và CFA cho biết: còn 6 biến được giữ lại cho phân tích SEM, gồm: nhà ở và các dịch vụ tiện ích, chính quyền địa phương và môi trường văn hóa xã hội, thu nhập và việc làm, an ninh và trật tự xã hội, sức khỏe, môi trường. Kết quả mô hình SEM cho biết kích thước nhà ở và dịch vụ tiện ích có tác động tích cực nhất đến sự hài lòng về chất lượng cuộc sống; tiếp theo là thu nhập và việc làm, môi trường.

Kế thừa các nghiên cứu trước Lưu Thị Thảo (2018) đề xuất 9 nhóm nhân tố tác động đến mức độ HLCDDC, gồm: thu nhập, việc làm, đất đai và nhà ở, CQĐP, môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích công, sức khỏe, tính gắn kết xã hội. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp từ khảo sát 180 chủ hộ gia đình sinh sống quanh KCN Lương Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thu nhập, cơ sở hạ tầng, đất đai & nhà ở, việc làm, CQĐP và môi trường tự nhiên có tác động đến mức độ HLCDDC địa phương. Trên cơ sở kết quả đó, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ HLCDDC đối với sự phát triển của KCN.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về tác động của KCN đối với cộng đồng dân cư và sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN ở Việt Nam và trên thế giới, nhóm tác giả nhận thấy:

- Trên thế giới có rất ít nghiên cứu về sự HLCDDC đối với sự phát triển của KCN.

Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các khía cạnh trong cuộc sống.

- Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về chủ đề này trên phạm vi cấp tỉnh, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam. Hầu hết các nghiên cứu này đều dựa trên mô hình và thang đo của Đinh Phi Hổ (2010).

- Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trước đều tập trung vào hồi quy

OLS.

Như vậy, tại Bắc Ninh vẫn chưa có 1 nghiên cứu nào đề cập đến chủ đề này. Hơn nữa, để lựa chọn mô hình và thang đo phù hợp với đặc thù của tỉnh Bắc Ninh, nhóm đề tài dựa trên kinh nghiệm của các tác giả đi trước kết hợp với phỏng vấn chuyên gia.

Từ đó có Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN

Bảng 2.2: Tổng hợp nhân tố tác động đến của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của KCN

TT Nhân tố Kết quả Tác giả

1 Thu nhập, việc làm + Lưu Thị Thảo (2018); Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018); Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (..); Trương Vũ Văn An (2015); Đinh Phi Hổ (2014)

2 Cơ sở hạ tầng + Lưu Thị Thảo (2018); Đinh Phi Hổ (2014) 3 Dịch vụ tiện ích công + Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018); Bùi

Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (..); Đinh Phi Hổ (2014)

4 Môi trường +/- Lưu Thị Thảo (2018); Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018); Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (..); Đinh Phi Hổ (2014)

5 Sức khỏe -/+ Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (..); Đinh Phi Hổ (2014)

6 Đất đai + Lưu Thị Thảo (2018); Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018); Trương Vũ Văn An (2015);

Đinh Phi Hổ (2014)

7 Nhà ở + Lưu Thị Thảo (2018); Thuong, N. T. T., & Anh, B. N. H. (2018); Trương Vũ Văn An (2015);

8 Gắn kết xã hội + Bùi Văn Trịnh & Nguyễn Quốc Nghi (..); Đinh Phi Hổ (2014)

9 Văn hóa xã hội + Trương Vũ Văn An (2015); Đinh Phi Hổ (2014) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả Dấu (-) thể hiện quan hệ ngược chiều, dấu (+) thể hiện quan hệ cùng chiều giữa biến độc lập so với biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)