Kết quả cận lâm sàng

Một phần của tài liệu Xác định mối liên quan giữa đa hình đơn RS3738423 của gen NPHS2 với chỉ số protein creatinin niệu ở bệnh nhân mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2 Kết quả cận lâm sàng

Trong hội chứng thận hư, ngoài những biểu hiện lâm sàng như cao huyết áp, phù, những chỉ số cận lâm sàng trong máu và nước tiểu như protein máu, albumin máu, protein niệu, protein/creatinine niệu đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm dựa trên mức độ đáp ứng với corticosteroid là nhóm nhạy cảm (NC), nhóm kháng thuốc sớm (KTS), nhóm kháng thuốc muộn (KTM), theo dõi dọc tại nhiều thời điểm, từ lúc vào viện, ra viện, sau ra viện 1 tháng và sau ra viện 6 tháng. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu được trình bày bằng các biểu đồ dưới đây.

3.2.1 Chỉ số protein máu

Biểu đồ 3.2. Giá trị trung bình của protein máu của các nhóm bệnh nhân NC (hình trám), KTS (hình vuông) và KTM (hình tam giác) tại các thời điểm.

Kí hiệu * thể hiện giá trị p giữa nhóm NC và nhóm KTS : * p<0,05; ** p<0,01;

+ là giữa nhóm NC và KTM: + p<0,05; ++ p<0,01; # là giữa nhóm KTS và KTM: # p<0,05; ## p<0,01.

0 10 20 30 40 50 60 70

V À O V I Ệ N R A V I Ệ N S A U 1 T H Á N G S A U 6 T H Á N G

PROTEIN MÁU (G/L)

Nhạy cảm Kháng thuốc sớm Kháng thuốc muộn

** ++ # ** + ##

** +

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

26

Protein máu của các nhóm bệnh nhân có xu hướng tăng dần theo thời gian điều trị, từ khi vào viện đến sau ra viện 6 tháng. Tại thời điểm vào viện, chỉ số protein máu không có sự khác nhau giữa ba nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, tại các thời điểm sau đó là ra viện, sau ra viện 1 tháng, sau ra viện 6 tháng, chỉ số protein máu của nhóm NC cao hơn nhóm KTS với giá trị p < 0,01. Cũng tại các thời điểm đó, chỉ số protein máu của nhóm NC cũng cao hơn của nhóm KTM với giá trị p<0,05. Chỉ số protein của nhóm KTM cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm KTS tại các thời điểm sau ra viện 1 tháng (p<0,05) và sau ra viện 6 tháng (p<0,01).

3.2.2 Chỉ số albumin máu

Biểu đồ 3.3. Giá trị trung bình của albumin máu của các nhóm bệnh tại các thời điểm.

Kí hiệu * thể hiện giá trị p giữa nhóm NC và nhóm KTS : * p<0,05; ** p<0,01;

+ là giữa nhóm NC và KTM: + p<0,05; ++ p<0,01; # là giữa nhóm KTS và KTM: # p<0,05; ## p<0,01.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

V À O V I Ệ N R A V I Ệ N S A U 1 T H Á N G S A U 6 T H Á N G

ALBUMIN MÁU (G/L)

Nhạy cảm Kháng thuốc sớm Kháng thuốc muộn

* ** ## ** ##

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

27

Cũng như chỉ số protein, chỉ số albumin cũng có xu hướng tăng dần theo diễn tiến thời gian. Tại thời điểm vào viện, chỉ số albumin không có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên chỉ số albumin của nhóm NC luôn cao hơn có ý nghĩa so với nhóm KTS tại thời điểm ra viện (p<0,05), sau ra viện 1 tháng (p<0,01), sau ra viện 6 tháng (p<0,01). Bên cạnh đó, chỉ số albumin máu của nhóm KTM cũng cao hơn nhóm KTS tại thời điểm sau ra viện 1 tháng và 6 tháng với giá trị p < 0,01.

3.2.3 Chỉ số protein niệu

Biểu đồ 3.4. Giá trị trung bình của protein niệu của các nhóm bệnh tại các thời điểm.

Kí hiệu * thể hiện giá trị p giữa nhóm NC và nhóm KTS : * p<0,05; ** p<0,00;

+ là giữa nhóm NC và KTM: + p<0,05; ++ p<0,001; # là giữa nhóm KTS và KTM: # p<0,05; ## p<0,001.

Trái ngược với protein máu, chỉ số protein niệu có xu hướng giảm dần theo thời gian điều trị. Tại các thởi điểm vào viện, sau ra viện 1 tháng và sau ra viện 6

0 5 10 15 20 25

V À O V I Ệ N R A V I Ệ N S A U 1 T H Á N G S A U 6 T H Á N G

PROTEIN NIỆU (MG/KG/24H)

Nhạy cảm Kháng thuốc sớm Kháng thuốc muộn

**

** **

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

28

tháng, chỉ số protein niệu của nhóm NC luôn thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm KTS với giá trị p < 0,01.

3.2.4 Chỉ số protein/creatinin niệu

Biểu đồ 3.5. Giá trị trung bình của protein/creatinin niệu của các nhóm bệnh nhân tại các thời điểm.

Kí hiệu * thể hiện giá trị p giữa nhóm NC và nhóm KTS : * p<0,05; ** p<0,00;

+ là giữa nhóm NC và KTM: + p<0,05; ++ p<0,001; # là giữa nhóm KTS và KTM: # p<0,05; ## p<0,001.

Tương tự như protein niệu, chỉ số protein/creatinin niệu có xu hướng giảm dần theo thời gian điều trị. Tại tất cả các thời điểm, chỉ số protein/creatinin niệu của nhóm NC luôn thấp hơn nhóm KTS với giá trị p < 0,05. Bên cạnh đó, tại thời điểm sau ra viện 1 tháng, chỉ số protein/creatinin niệu của nhóm NC cũng thấp hơn nhóm KTM với giá trị p < 0,05. Chỉ số protein/creatinin niệu của nhóm KTM thấp hơn nhóm KTS tại thời điểm ra viện (p<0,05).

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

V À O V I Ệ N R A V I Ệ N S A U 1 T H Á N G S A U 6 T H Á N G

PROTEIN/CREATININ NIỆU (MG/MMOL)

Nhạy cảm Kháng thuốc sớm Kháng thuốc muộn

** #

* #

** + **

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

29 Bàn luận về kết quả cận lâm sàng

Như vậy, sau điều trị, cả protein máu và albumin máu đều tăng rõ rệt ở cả ba nhóm bệnh nhân. Trước điều trị, chỉ số protein máu và albumin máu không có sự khác biệt giữa ba nhóm bệnh nhân. Tuy nhiên, sau điều trị, protein và albumin máu của nhóm kháng thuốc thuốc thấp hơn hẳn so với nhóm nhạy cảm thuốc có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Thị Thắm [9], Dương Thị Thúy Nga [5], Roy và các cộng sự [46] trong các nghiên cứu trước đó.

Trái ngược với các chỉ số sinh hóa máu, các chỉ số sinh hóa nước tiểu lại có xu hướng giảm dần sau điều trị. Trước điều trị, cả chỉ số protein và protein/creatinin niệu của ba nhóm bệnh nhân đều rất cao. Sau điều trị, cả hai chỉ số này đều giảm rõ rệt. Tuy nhiên, ở cả thời điều trước và sau điều trị, protein niệu và protein/creatinin niệu ở các nhóm kháng thuốc đều cao hơn nhóm nhạy cảm thuốc có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sáng [7], Dương Thị Thúy Nga [5], Đoàn Thị Thắm [9] và Joshi [31].

Một phần của tài liệu Xác định mối liên quan giữa đa hình đơn RS3738423 của gen NPHS2 với chỉ số protein creatinin niệu ở bệnh nhân mắc hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)