Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh trong các hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non kim chung – đông anh – hà nội (Trang 27 - 30)

Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ MỞ RỘNG VỐN TỪ.19

2.1 Các biện pháp sử dụng tranh để phong phú hóa vốn từ

2.1.1. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tranh ảnh trong các hoạt động học tập

Tranh ảnh là một loại phương tiện trực quan được sử dụng phổ biến trong hầu hết các hoạt động học tập cũng như vui chơi của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. Bởi tranh ảnh giúp truyền đạt thông tin, tài liệu cho trẻ, tranh ảnh phản ánh hiện thực khách quan một cách chính xác, sinh động và góp phần khắc sâu, mở rộng kiến thức cho trẻ. Trong quá trình dạy học, không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn các vật thật. Vì vậy tranh

ảnh được coi là phương tiện thay thế có giá trị dạy học tương ứng.Trên thực tế, trẻ em rất thích được ngắm nhìn các bức tranh. Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học có tác dụng gây hứng thú, kích thích nhu cầu học tập của trẻ.

Thông qua tranh ảnh, trẻ có thể phát triển khả năng quan sát, tư duy, trao đổi, thảo luận... Từ đó, giáo viên có thể giúp trẻ phát triển vốn từ một cách tối đa nhất.

Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để phát triển vốn từ của trẻ trong các hoạt động như:

* Trong giờ học khám phá khoa học:

Đối với tiết học Khám phá khoa học, giáo viên nên sử dụng tranh ảnh thông thường (tranh ảnh in, vẽ trên giấy) làm phương tiện trực quan cho trẻ bởi tranh ảnh in hoặc vẽ trên giấy có một ưu điểm là dễ di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, giúp trẻ có thể quan sát một cách dễ dàng hơn.

Khi tìm hiểu về đối tượng, giáo viên sử dụng tranh ảnh cho trẻ truyền tay nhau và nêu nhận xét của cá nhân mình, hay cho trẻ thảo luận trong nhóm rồi cử đại diện nêu ý kiến thống nhất của cả nhóm. Khi cho trẻ quan sát tranh ảnh, giáo viên cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo, đặc trưng của đối tượng mà trẻ quan sát. Đây chính là quá trình làm phong phú hóa vốn từ cho trẻ qua tranh ảnh.

Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới thực vật, khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu một số loại rau: Cà rốt, Su hào.

- Giáo viên đưa ra tranh ảnh, yêu cầu trẻ quan sát và thảo luận.

- Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi:

* Cà rốt

+ Đây là rau gì? (Cà rốt)

+ Cà rốt có màu gì? (màu da cam) + Củ cà rốt trông như thế nào? (dài)

+ Cà rốt là loại rau ăn lá hay ăn củ? (ăn củ)

+ Kể tên một số món ăn từ cà rốt? (luộc, xào, làm nộm, muối dưa, làm nước ép…)

* Su hào

+ Đây là rau gì? (Su hào)

+ Củ su hào có màu gì? (màu xanh)

+ Củ su hào có dạng hình gì? (dạng hình tròn) + Lá su hào như thế nào? (Lá dài)

+ Su hào là loại rau ăn lá hay ăn củ? (ăn củ)

+ Kể tên một số món ăn từ su hào? (xào, luộc, nấu canh, muối dưa, làm nộm…)

* Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học

Sau khi giáo viên cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học, giáo viên cho trẻ quan sát tranh ảnh và đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung của tác phẩm, đồng thời giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ.

Ví dụ: Trong chủ đề Tết và mùa xuân, cô cho trẻ làm quen với bài thơ

“Hoa đào, hoa mai”

- Giáo viên đọc thơ cho trẻ nghe.

- Giáo viên cho trẻ quan sát tranh ảnh và đàm thoại về nội dung của bài thơ:

gió).

+ Bức tranh vẽ những hoa gì? (Hoa đào, hoa mai).

+ Hoa đào là hoa như thế nào? (Hoa đào là hoa ưa rét).

+ Hoa mai là loại hoa như thế nào? (Hoa mai là hoa ưa nắng pha chút

+ Hoa đào có màu sắc như thế nào? (Hoa đào thắm đỏ).

+ Hoa mai có màu sắc như thế nào? (Hoa mai có màu vàng).

+ Khi mùa xuân sang, các loài hoa như thế nào? (nở rộ).

* Trong giờ học tạo hình:

- Giáo viên cho trẻ quan sát tranh mẫu sau đó đưa ra hệ thống câu hỏi đàm thoại theo nội dung bức tranh mẫu của cô. Trong quá trình trẻ đưa ra nhận xét của mình thì trẻ không những nắm được những đặc điểm của đối tượng mà còn giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ của mình.

Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới thực vật, giáo viên cho trẻ Xé và dán vườn cây ăn quả (theo đề tài).

- Giáo viên cho trẻ quan sát tranh mẫu.

- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:

+ Trong bức tranh của cô có xé dán những cây gì? ( cây táo).

+ Con có nhận xét gì về các cây trong bức tranh? (cây ở xa nhỏ hơn cây ở gần).

+ Tán cây táo có dạng hình gì? (Dạng hình tròn).

+ Để xé được tán cây táo, cô đã thực hiện thao tác xé gì? (xé bấm).

+ Thân cây táo trông như thế nào? (dài).

+ Để xé được thân cây táo, cô đã thực hiện thao tác xé gì? (xé dải).

+ Quả táo có dạng hình gì? (dạng hình tròn).

+ Để xé quả táo, cô đã thực hiện thao tác xé gì? (xé bấm).

Đối với từng môn học cụ thể, sau khi kết thúc tiết học, giáo viên nên củng cố lại nội dung bài học để giúp trẻ khắc sâu kiến thức, đồng thời giáo viên khái quát và nhấn mạnh vào những từ ngữ mà giáo viên muốn trẻ nhớ.

Khi những từ ngữ đó được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần thì trẻ sẽ nhớ những từ ngữ đó một cách dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng tranh để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non kim chung – đông anh – hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w