Dưới đây là một số giáo án chúng tôi soạn ra để thể nghiệm các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua tranh ảnh.
3.4.1. Giáo án 1: Sử dụng tranh để phát triển vốn từ trong hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học
GIÁO ÁN VĂN HỌC
Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Thơ “Hoa cúc vàng”
Đối tượng: 4 – 5 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Hoa cúc vàng”, trẻ nhớ tên tác giả.
- Trẻ nắm được các từ ngữ chỉ đặc điểm của hoa cúc và các từ ngữ chỉ đặc điểm thời tiết mùa đông.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
- Trẻ biết được sự thay đổi của thời tiết làm thay đổi sự sinh trưởng và phát triển của cây cối trong thiên nhiên.
- Trẻ thuộc bài thơ “Hoa cúc vàng”.
2. Kỹ năng
- Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, nhận dạng, gọi tên các đặc điểm của hoa cúc và đặc điểm thời tiết mùa đông.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ kỹ năng đọc rõ ràng, mạch lạc.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình khi đọc bài thơ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, trả lời được câu hỏi của cô dựa theo nội dung bài thơ “Hoa cúc vàng”.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết cảm nhận vẻ đẹp của các loài hoa trong thiên nhiên và có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây cối nói chung và cây hoa nói riêng.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng, đồ chơi
- Tranh minh họa theo nội dung bài thơ “Hoa cúc vàng”.
- Mô hình vườn hoa có nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa hồng, hoa lan…\
- Một số đồ dùng, đồ chơi: 2 chậu hoa làm bằng giấy màu, 1 rổ hoa cúc vàng và cúc tím làm bằng giấy màu, chướng ngại vật, hồ dán.
2. Địa điểm - Trong lớp học.
III. Tiến hành
Ho ạtđ
Dự kiế 1 . Ổ n đ ị n h t ổ c h ứ c , g â y h ứ n g t h ú - C ô v
- Tr ẻ th ự c hi ện - C ó n hi ều câ y
- Ở c ô n g vi ê n
- C
34
35
Sớm nay nở hết Đầy sân cúc vàng Thấy mùa xuân đẹp Nắng lại về chăng Ồ! Chẳng phải đâu!
Mùa đông nắng í Cúc gom năng vàng Vào trong chiếc lá Chờ cho đến Tết Nở bung thành hoa Rực vàng hoa cúc Ấm vui mọi nhà”.
+ Bạn nào giỏi cho cô biết cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ có tên là gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa nội dung bài thơ trên màn hình.
- Cô giảng nội dung – cô đọc trích dẫn:
“Các con ạ, thông qua bài thơ “Hoa cúc vàng”, nhà thơ đã nói lên sự thay đổi của thời tiết và sức sống mãnh liệt của cây hoa cúc, mùa đông thời tiết rất rét, cây cối rụng hết lá”.
- Cô đọc: Suốt cả mùa đông… Còn cây chịu rét”.
- Các con có biết tại sao nhà thơ viết “Nắng đi đâu miết” không? “Nắng đi đâu miết” là như thế nào?
- Bài thơ “Hoa cúc vàng”
- Nhà thơ Nguyễn Văn Chương
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời
36
- Cô giảng bài: Vào mùa đông thời tiết rất lạnh, những đám mây trắng như những chiếc chăn bông đắp lên bầu trời làm cho mặt trời không chiếu ánh nắng được xuống đất. Vì vậy nhà thơ cảm thấy như nắng đi đâu rất xa và lâu.
+ Hình ảnh “Cây chịu rét” là như thế nào?
(Mùa đông nhiều cây rụng hết lá chỉ còn cành trơ trụi, các loài hoa cũng chưa nở rộ khiến ta có cảm giác như cây đang phải đơn độc chống chọi với thời tiết giá lạnh).
+ Rồi mùa xuân đến thời tiết trở nên ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa cúc vàng nở rộ mang theo những tia nắng rực rỡ của mùa xuân.
- Cô đọc: “Sớm nay nở hết…Nắng lại về chăng?”.
+ Có phải chỉ có mùa xuân hoa mới nở không?
- Cô đọc: “Ồ chẳng phải đâu…Vào trong lá biếc”.
- Vì mùa đông nắng không nhiều, hoa cúc gom những ánh nắng vàng vào thân, cành, lá và những chiếc nụ xinh xắn, rồi từng bông hoa đua nhau khoe sắc thắm khi Tết đến xuân về.
- Cô đọc: “Chờ cho đến Tết…Ấm vui mọi
- Trẻ được cung cấp các từ:
mùa đông, rét, trơ trụi
- Trẻ được cung cấp và hiểu các từ: mùa xuân, nở, nở bung, rực vàng
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
37
nhà”.
- Hoa cúc nở đẹp nhất, nhiều nhất và nở rực rỡ nhất vào mùa xuân. Màu vàng của hoa cúc đã mang đến cho mọi người, mọi gia đình.
* Hoạt động 2: Đàm thoại
+ Bạn nào giỏi cho cô biết bài thơ nói về hoa gì?
+ Mùa nào được tác giả nói đến trong bài thơ này?
+ Các con có biết một năm có mấy mùa không? Đó là những mùa nào?
+ Mùa đông trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Mùa xuân đến hoa cúc nở như thế nào?
+ Tết đến xuân về các con có cảm nhận gì?
+ Bạn nào giỏi cho cô biết câu thơ nào nói lên niềm vui của mọi người khi mùa xuân đến?
(cô gợi ý trẻ trả lời bằng câu thơ minh họa).
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc thơ bằng nhiều hình thức.
+ Cô cho cả lớp đọc 2 lần.
+Cô cho trẻ đọc thơ theo nhóm ( nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, cá nhân trẻ).
+Cô chọn 2 bạn đọc thơ hay nhất lên thể hiện.
- Khi đọc thơ, cô chú ý sửa sai để trẻ đọc mạch lạc, diễn cảm, thể hiện đúng nhịp thơ.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoa cúc
- Mùa đông, mùa xuân
- Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
- Trời đắp chăn bông, nắng ít
- Nở bung, rực vàng - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ theo nhóm và đọc đại diện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
38
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Thi dán hoa”.
- Vừa rồi cô thấy các con đọc thơ rất giỏi, vì vậy cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi.
Trò chơi có tên “Ai nhanh hơn”.
- Cô chia lớp thành hai đội: Đội Hoa cúc vàng và đội Hoa cúc tím.
- Cô giới thiệu luật chơi: “Cô có hai chậu cây chưa có hoa. Nhiệm vụ của các con là lên lấy những bông hoa này dán vào cây để tạo thành chậu hoa cúc vàng và cúc tím thật là đẹp.
Đường lên dán hoa có rất nhiều chướng ngại vật, các con phải bật tách, khép chân qua những chiếc vòng này rồi lên lấy hoa dán vào cho cây. Mỗi lần lên dán hoa, mỗi bạn chỉ được dán một bông rồi về cuối hàng để đến lượt các bạn khác lên. Trong cùng thời gian, đội nào dán được nhiều hoa hơn đội ấy sẽ giành chiến thắng”.
- Cô bao quát, động viên, sửa sai cho trẻ.
- Kết thúc trò chơi, cô cho trẻ đếm số lượng hoa của hai đội.
3. Kết thúc
- Nhận xét, khen ngợi, động viên trẻ.
- Cô cho cả lớp hát và vận động theo bài “Ra chơi vườn hoa”.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện
39
3.4.2. Giáo án 2: Sử dụng tranh để phát triển vốn từ trong hoạt động Tạo hình
I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức
GIÁO ÁN TẠO HÌNH
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Vẽ con gà trống (vẽ theo mẫu) Đối tượng: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
- Trẻ biết tên đề tài: Vẽ con gà trống
- Trẻ nắm được các từ ngữ chỉ tên gọi, đặc điểm, màu sắc, kích thước, tính chất, hình dáng của con gà trống.
- Trẻ biết cách vẽ một hình tròn nhỏ làm đầu gà, một hình tròn to ở phía dước làm mình con gà.
2. Kỹ năng
- Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, nhận dạng, gọi tên các đặc điểm, màu sắc, tính chất, hình dáng, kích thước của con gà trống.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nêu được cách vẽ con gà trống.
- Trẻ vẽ được con gà trống theo mẫu, biết vẽ cân đối các bộ phận của con gà.
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia vào tiết học.
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ động vật nuôi trong gia đình II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Tranh mẫu vẽ con gà trống.
- Nhạc bài hát “Gà trống thổi kèn”.
2. Đồ dùng của trẻ
- Giấy vẽ, bút chì, bút sáp màu, tẩy.
- Bàn ghế.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ và vốn từ phát triển được 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô cho trẻ “xúm xít, xúm xít”. - Trẻ xúm xít bên cô - Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “Gà - Trẻ hát
trống thổi kèn”.
+ Bạn nào giỏi cho cô biết cô và các con vừa - Bài hát “Gà trống thổi kèn”
hát và vận động bài hát có tên là gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến con vật nào? - Con gà trống - Trong bài hát cô và các con vừa hát có nhắc - Trẻ lắng nghe đến một chú gà trống. Hôm nay cô sẽ hướng
dẫn cả lớp vẽ những chú gà trống thật đẹp nhé!
2. Nội dung chính
* Cho trẻ xem tranh mẫu của cô và nhận
xét: Trẻ ngồi xúm xít quanh cô. - Con gà trống - Trong bức tranh của cô có con gì? - Đầu, thân, đuôi - Bức tranh vẽ con gà trống có những bộ phận
nào? - Trẻ trả lời
- Con có nhận xét gì về cách vẽ con gà trống?
Đầu, mình, đuôi vẽ ra sao?
* Cô vẽ mẫu: - Trẻ lắng nghe và quan sát
- Để có thể vẽ được chú gà giống cô, cô mời các con cùng quan sát lên đây để xem cô vẽ
mẫu con gà trống nhé.
- Cô vẽ mẫu: Đầu tiên cô vẽ một hình tròn nhỏ ở giữa tờ giấy để làm đầu của chú gà.
Tiếp theo cô vẽ thêm một hình tròn to ở phía dưới lệch sang bên phải để làm mình con gà.
Sau đó, cô vẽ 2 nét thẳng nối đầu với mình gà. Cô tiếp tục vẽ đuôi gà bằng những nét cong, vẽ mỏ, mắt, mào, cánh và vẽ 2 chân gà. Cuối cùng cô tô màu cho chú gà trống thêm xinh đẹp.
- Cô mời trẻ lên nêu lại cách vẽ con gà trống.
* Trẻ thực hiện: Trẻ ngồi theo nhóm.
- Trong khi thực hiện, cô hướng dẫn những trẻ yếu hoàn thành bức tranh của mình. Đối với những trẻ khá thì cô gợi ý để trẻ biết cách sáng tạo cho bức tranh thêm đẹp.
* Nhận xét sản phẩm: Trẻ ngồi thành 3 hàng ngang.
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình và nhận xét:
+ Trong các bức tranh vẽ con gà trống, con thích nhất bức tranh nào? Vì sao con thích?
+ Bức tranh này của ai? Con thấy bức tranh này như thế nào? Bức tranh có gì nổi bật? Bạn
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Trẻ nêu lại cách vẽ con gà trống và nhắc lại các từ: gà trống, đầu, mình, đuôi, mỏ, mắt, mào, cánh, chân
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
vẽ các bộ phận củ con gà đã cân đối chưa?
- Cô nhận xét chung.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét, động viên, khen ngợi trẻ.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Đàn gà con”.
- Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện