Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH ĐỂ MỞ RỘNG VỐN TỪ.19
2.3 Các biện pháp sử dụng tranh để hướng dẫn trẻ tích cực hóa vốn từ
Đây là biện pháp tích cực trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non nhằm mục đích giúp trẻ sử dụng lại những từ đã học vào hoạt động nói năng.
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng rất thích tìm hiểu về thế giới xung quanh. Vì vậy việc hướng cho trẻ tích cực nhận thức và tích lũy ngôn ngữ là một nhiệm vụ rất quan trọng. Hoạt động này có nghĩa là giáo viên để trẻ được tự tìm tòi, khám phá, mở rộng hiểu biết cho mình, tích lũy dần khối lượng kiên thức cần thiết. Thông qua đó, trẻ còn có thể biến những từ thụ động thành những từ chủ động, giúp trẻ phát âm được đúng từ và sử dụng chúng trong các ngữ cảnh khác nhau.
Suy nghĩ và sự hiểu biết của trẻ mầm non là rất hạn chế, không thể giống như người lớn. Nếu không có sự hỗ trợ cuả các phương tiện trực quan thì sẽ rất khó đảm bảo cho việc truyền thụ cũng như tiếp thu kiến thức của trẻ. Vì vậy, việc sự dụng phương tiện trực quan đóng vai trò rất quan trọng tronng việc nhận thưc của trẻ nói chung và việc phát triến ngôn ngữ - mở rộng vốn từ cho trẻ nói riêng.
Chẳng hạn như trong giờ học làm quen với môi trường xung quanh, trẻ được quan sát tranh ảnh và tự do nói lên những điều mà trẻ thấy. Như vậy, ở giờ học này, trẻ được rèn kĩ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh. Đặc biệt trong giờ học này, trẻ sẽ tiếp thu được nhiều danh từ và tính từ.
Ví dụ: Trong chủ đề Giao thông, cô cho trẻ tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường bộ.
- Cho trẻ quan sát tranh ô tô:
+ Giáo viên giới thiệu loại phương tiện mà trẻ sẽ được tìm hiểu.
+ Giáo viên cho trẻ thời gian để trẻ tự quan sát tranh: hình dáng, màu sắc, cấu tạo…
+ Giáo viên cho trẻ tự do nói lên những gì mà trẻ quan sát được.
+ Giáo viên chính xác hóa lại các đặc điểm và kết luận.
2.3.2 Biện pháp quan sát tranh kể lại câu chuyện
Hầu hết trẻ nhỏ đều được tiếp xúc với các tác phẩm truyện từ rất sớm qua lời kể của bà, của mẹ. Và trẻ nhỏ thì rất thích được nghe kể chuyện. Những câu chuyện có nội dung hay, phù hợp sẽ gây được hứng thú đối với trẻ, từ đó góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ đồng thời, trẻ được cung cấp một khối lượng lớn các từ ngữ. Tuy nhiên, đối với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng bởi đây là một trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ. Trong quá trình cho trẻ làm quen với các câu chuyện kể, trẻ đã được cung cấp một vốn từ nhất định. Và nhiệm vụ của giáo viên là giúp trẻ sử dụng những từ ngữ mà trẻ vừa được cung cấp vào hoạt động nói năng một cách tối ưu nhất.
Khi tới trường, trẻ được nghe cô giáo kể cho vô vàn những câu chuyện khác nhau. Và khi về nhà, phần lớn trẻ đều thích kể lại cho ông bà, bố mẹ nghe về những gì mà mình đã được học. Tuy nhiên, việc để trẻ có thể tự nhớ lại và tự kể lại câu chuyện đã được học là một điều không hề dễ. Vì vậy, giáo viên cần có những biện pháp và phương tiện cụ thể để giúp trẻ có thể chính xác hóa câu chuyện một cách tích cực nhất. Và một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho giáo viên đó chính là tranh ảnh. Bởi trong phạm trù này, tranh ảnh không chỉ góp phần làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn mà tranh ảnh còn có chức năng cung cấp nội dung. Ở lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy khi kể chuyện cho trẻ nghe, giáo viên kết hợp sử dụng tranh ảnh sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn vào câu chuyện, đồng thời trẻ sẽ nhớ câu chuyện một cách có logic và đúng trình
tự cả về không gian lẫn thời gian. Sau khi trẻ đã nhớ được nội dung câu chuyện, giáo viên nên để cho trẻ kể lại câu chuyện mà mình đã được nghe bằng các quan sát tranh và nhớ lại cốt truyện. Đôi khi, trẻ không thể kể lại một cách chính xác nội dung câu chuyện mà cô đã kể. Việc quan sát tranh giúp trẻ có thể nhớ lại ở hình ảnh này, sự kiện gì đã được xảy ra. Từ đó, trẻ có thể nhớ lại câu chuyện một cách dễ dàng hơn. Qua những giờ kể chuyện, giáo viên cho trẻ kể lại câu chuyện mình đã được học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực, trẻ nắm được một lượng từ nhất định và biết thể hiện những gì mà mình đã được học, đồng thời qua đó trẻ sẽ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn.
Ví dụ: Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học, cô kể cho trẻ nghe câu truyện “Sự tích hạt thóc” kết hợp với tranh ảnh minh họa theo nội dung câu truyện. Sau khi cô kể 2 – 3 lần, cô hướng dẫn trẻ kể lại câu truyện bằng cách quan sát tranh minh họa. Cô chú ý quan sát và bao quát trẻ, khi cô thấy trẻ có biểu hiện ngấp ngứ, không nhớ nội dung câu truyện, cô có thể chỉ tay vào bức tranh và gợi ý “Con hãy nhìn xem trong bức tranh này có gì?”, “Con hãy quan sát xem trong bức tranh có chuyện gì đang xảy ra?”… Bằng cách quan sát tranh, trẻ sẽ nhớ lại nội dung câu truyện và có thể kể lại câu một cách dễ dàng.
Như vậy có thể thấy rằng, việc cho trẻ kể lại câu truyện đã được học kết hợp với việc sử dụng tranh ảnh minh họa theo nội dung câu truyện đã được học là một biện pháp tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Khi sử dụng biện pháp này, trẻ vừa được cung cấp từ mới lại vừa có cơ hội vận dụng những gì mình đã được học vào hoạt động nói năng, Đồng thời qua đó trẻ còn được rèn kĩ năng tự tin, mạnh dạn khi nói trước đám đông.