Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Trước năm 1975, nhằm cải thiện tình trạng thiếu GV nhiều hệ đào tạo và bồi dƣỡng GV ra đời, GVTH chủ yếu đƣợc đào tạo ở trình độ thấp, gồm nhiều hệ đào tạo hết sức đa dạng (9+3, 12+1…). Ở giai đoạn này, những nghiên cứu cơ bản về rèn nghề GV chưa có, tay nghề của người GV chỉ được đề cập trong các giáo trình Tâm lý học và Giáo dục học đƣợc viết dựa trên các giáo trình của Liên Xô cũ.
Kể từ sau 1975, trước những yêu cầu đổi mới nền giáo dục, vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo GV bắt đầu đƣợc quan tâm nhiều hơn, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này bắt đầu xuất hiện. Năm 1979, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài: “Cải cách công tác nghiệp vụ sư phạm cho SV trường đại học sư phạm Hà Nội”. Năm
1982, cục Đào tạo - Bồi dƣỡng GV của Bộ Giáo dục đã ban hành tài liệu:
“RLNVSP thường xuyên cho SV các trường sư phạm” [19], tài liệu có tính chất chỉ đạo cho hoạt động RLNVSP, nhằm đƣa hoạt động này trở thành một thành tố quan trọng của nội dung và chương trình đào tạo của các trường sư phạm. Tiếp theo đó, năm 1987, đề tài cấp Bộ “Vấn đề RLNVSP thường xuyên cho SV” của tác giả Nguy n Quang Uẩn [112], đã vạch ra một số phương hướng có tính chất lí luận chung cho hoạt động RLNVSP cho SV nói chung.
Bước vào thập kỷ 90, những xu hướng nghiên cứu về NLDH và KNDH… đã trở thành vấn đề rất được quan tâm ở nước ta, cụ thể:
- Các luận văn của các tác giả Lê Thị Nhật [78] và Nghiêm Thị Phiến (1985) [84] đã khởi đầu cho những nghiên cứu về NLDH của GV. Các luận văn này đã bước đầu khái quát NLDH của người GV nói chung và người GV Tâm lý - Giáo dục nói riêng.
- Đề tài “Hệ đào tạo GV Phổ thông trung học theo hình thức tự học có hướng dẫn, kết hợp với thực tập dài hạn tại trường phổ thông” (chỉ thị 34/CT–1987–Bộ giáo dục) do Nguy n Cảnh Toàn chủ trì đã biên soạn một số tài liệu hướng dẫn SV hệ đào tạo này được thực hành giảng dạy.
- Đề tài cấp Nhà nước “Người thầy giáo theo yêu cầu của sự phát triển giáo dục” (1987 – 1991) do trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 (nay là trường Đại học Sƣ phạm Hà Nội) chủ trì, đã làm sáng tỏ một số vấn đề về nhân cách người thầy giáo, về mục tiêu đào tạo cụ thể của một số loại hình GV, về đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo. Đề tài đã góp phần đáng kể trong việc cải tiến công tác đào tạo và bồi dƣỡng GV.
Ở các trường đại học, việc nghiên cứu vấn đề phát triển NLDH và KNDH cho SV thể hiện qua các đề tài cấp Bộ của các tác giả Nguy n Hữu Dũng (1995) [27], Trịnh Thị Quý (2005) [85]… và các luận án của các tác
giả Nguy n Nhƣ An (1993) [1], Trần Anh Tuấn (1996) [108], Phan Thanh Long (2004) [69], Phan Quốc Lâm (2007) [68], Nguy n Thị Nhân (2015) [77]... Các đề tài và luận án này đã trình bày một cách tương đối hệ thống các vấn đề lí luận liên quan, tìm hiểu thực trạng về vấn đề hình thành KN sƣ phạm và việc rèn luyện KNDH với đối tƣợng SV sƣ phạm, từ đó đề xuất và nghiệm thu những biện pháp và quy trình rèn luyện KNDH cho SV nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng việc hình thành và phát triển KNDH phù hợp cho SV sƣ phạm.
Về chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Toán, có một số luận án nghiên cứu về vấn đề phát triển một số KN và NLDH cho SV của các tác giả như: Nguy n Dương Hoàng (2008) [44], Phạm Văn Trạo (2009) [104], Nguy n Chiến Thắng (2012) [91], Trần Việt Cường (2012) [23], Đỗ Thị Trinh (2013) [105], Nguy n Thị Thanh Vân (2015) [114], Nguy n Minh Giang (2017) [29]… Ở các luận án này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu lí luận và thực trạng về vấn đề phát triển KNDH, KN nghề nghiệp, NLSP và NLDH Toán cho SV ngành sƣ phạm Toán bậc Trung học phổ thông nhằm đƣa ra các biện pháp phát triển KNDH và NLDH cho SV hệ đào tạo này thông qua cách thức tổ chức DH một học phần nào đó ở đại học, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GV Toán bậc Trung học phổ thông.
Liên quan đến những vấn đề về phát triển KNDH, NLDH môn Toán cho SV ngành GDTH, có các luận án nhƣ:
- “Tăng cường mối liên hệ sư phạm giữa nội dung DH Lí thuyết tập hợp và logic, cấu trúc đại số với nội dung DH SH trong môn toán TH cho SV Khoa GDTH các trường đại học sư phạm” của Nguy n Thị Châu Giang (2008) [31]. Luận án đã đề xuất 2 giải pháp chủ yếu cho việc DH Lí thuyết tập hợp và logic, cấu trúc đại số trong trường đại học sư phạm nhằm tăng cường mối liên hệ sư phạm với việc DH SH ở TH.
- “Rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH ở các trường Cao đẳng sư phạm” của Phạm Văn Cường (2009) [24]. Luận án đã xây dựng Chuẩn KNDH Toán cho SV ngành GDTH trình độ cao đẳng. Từ đó, đề xuất 7 nhóm biện pháp (trong đó có 24 biện pháp cụ thể) rèn luyện KNDH Toán cho SV ngành GDTH ở các trường Cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên, luận án chưa đề xuất đƣợc các biện pháp để đánh giá kết quả việc rèn luyện KNDH Toán của SV ngành GDTH ở các trường CĐSP, cũng chưa có sự nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn về KNDH Toán và rèn luyện KNDH Toán nhằm góp phần phát triển NLDH môn Toán cho SV ngành GDTH.
- “Hình thành cho SV đại học sư phạm ngành GDTH KN thiết kế và tổ chức các tình huống DH Toán ở TH theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức của HS lớp 3, 4, 5” của Phạm Thị Thanh Tú (2013) [107]. Tác giả đã đề xuất 3 biện pháp cơ bản giúp hình thành ở SV KN thiết kế và tổ chức các tình huống DH theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức ở HS lớp 3, 4, 5 cho SV ngành GDTH.
- “Rèn luyện cho SV KN đánh giá quá trình trong DH môn Toán ở TH”
của Lê Thị Tuyết Trinh (2017) [106]. Tác giả đã xác định 4 KN quan trọng để thực hiện hoạt động đánh giá quá trình trong DH môn Toán ở TH và đề xuất 04 biện pháp rèn luyện KN đánh giá quá trình trong DH môn Toán ở TH cho SV ngành GDTH.
Ngoài ra, còn có nhiều luận án tập trung nghiên cứu nhằm bồi dƣỡng và phát triển NLDH cho GVTH của các tác giả nhƣ: Nguy n Văn Tấn (2011) [97], Trương Thị Thu Yến (2012) [117], Hoàng Công Kiên (2013) [66], Lê Thị Lan Anh (2013) [2], Đỗ Hoàng Mai (2017) [73]… Các luận án này nghiên cứu bồi dƣỡng và rèn luyện cho GVTH cách thức, quy trình vận dụng một PPDH mới vào DH ở TH nhằm nâng cao NLDH cho GVTH góp phần nâng cao chất lƣợng DH ở TH.
Nghiên cứu về nội dung SH ở TH có luận văn và luận án nhƣ:
- Luận văn “Khái niệm số tự nhiên trong DH ở TH” của tác giả Dương Hữu Tòng (2008) [102]. Tác giả đã phân tích, tổng hợp một số nghiên cứu khoa học luận của số tự nhiên, đồng thời tác giả cũng nghiên cứu thể chế đào tạo GVTH để thấy đƣợc các cách tiếp cận số tự nhiên khác nhau trong giáo trình SH và các tiến trình hình thành số tự nhiên, nghĩa của số tự nhiên trong giáo trình Phương pháp giảng dạy Toán.
- Luận án “DH chủ đề phân số ở trường TH thông qua hoạt động giải các bài toán” của Dương Hữu Tòng (2014) [103]. Luận án làm rõ những đặc trƣng khoa học luận của khái niệm phân số và trình bày việc tổ chức DH thông qua hoạt động giải toán: kịch bản, vai trò của GV, vai trò của HS, tiêu chí thiết kế bài toán, tiến trình DH thông qua hoạt động giải bài toán…
- Luận án “DH bốn phép tính với số tự nhiên trong môn toán ở TH theo hướng phát triển NL” của tác giả Nguy n Thị Kiều Oanh (2016) [82]. Tác giả đã phân tích cấu trúc nội dung DH bốn phép tính với số tự nhiên trong các chương trình Toán bậc TH ở Việt Nam qua các thời kì và của một số nước hiện nay; làm rõ quan niệm về NL tính toán với một số biểu hiện cơ bản của NL tính toán của HSTH và đã đề xuất 3 nhóm biện pháp góp phần thực hiện DH bốn phép tính với số tự nhiên theo hướng phát triển NL tính toán.
Mặc dù việc nghiên cứu các vấn đề liên quan tới KNDH và NLDH ở nước ta di n ra muộn hơn so với một số nước trên thế giới, nhưng các kết quả nghiên cứu ở trong nước cũng đã phản ánh được đa dạng vấn đề phát triển NLDH cho GV và SV sư phạm. Các công trình nghiên cứu ở trong nước đã xác định cấu trúc NLDH của người GV và cấu trúc NLDH của SV, đề xuất đƣợc nhiều giải pháp nhằm phát triển NLDH cho GV và SV phù hợp với môi trường giáo dục ở Việt Nam. Những kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc cải tiến công tác đào tạo và bồi dưỡng GV ở nước ta.
Tóm lại, vấn đề phát triển NLDH cho SV ngành sƣ phạm là một trong những vấn đề cơ bản trong việc đào tạo GV ở mỗi quốc gia. Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu về phát triển NLDH cho SV từ các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy:
- Các công trình đã xác định cấu trúc NL, những KN cơ bản cần có của người GV, mối quan hệ giữa NL chuyên môn và NL nghiệp vụ, nêu lên những NLDH mà SV cần được phát triển để trở thành một người GV.
- Vấn đề tổ chức và nội dung của công tác thực hành – thực tập sƣ phạm nói chung, công tác rèn luyện KN giảng dạy cho SV sƣ phạm nói riêng luôn được đổi mới nhằm nâng cao NLSP của người GV để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
- NLDH là một thành tố quan trọng của NLSP. Trong khi NLSP đƣợc nghiên cứu, thảo luận khá cơ bản, chi tiết, thì một thành phần quan trọng của nó là NLDH của người GV lại chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và sâu sắc.
- Ở nước ta, nhằm hội nhập với nền giáo dục của khu vực và trên thế giới, việc nghiên cứu về loại hình đào tạo GV theo hướng phát triển NLDH cũng đang từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về phát triển NLDH cho SV ngành GDTH chƣa nhiều. Vì vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu theo hướng: Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến NL, NLDH, NLDH môn Toán, NLDHSH, quá trình phát triển NLDH môn Toán và NLDHSH cho SV ngành GDTH, từ đó đề xuất một số biện pháp và cách thức thực hiện các biện pháp phát triển NLDHSH cho SV ngành GDTH ở các trường đại học.