Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Góp phần phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường đại học (Trang 69 - 134)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.5. Thực trạng năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường đại học hiện nay

1.5.4. Kết quả khảo sát

1.5.4.1. Kết quả khảo sát nội dung thứ nhất

Để tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH môn Toán cho SV ngành GDTH, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho SV. Kết quả khảo sát nội dung thứ nhất đƣợc cho bởi bảng sau:

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát việc phát triển NLDH môn Toán cho SV ngành GDTH

TT Các KN SV đƣợc rèn luyện Tỉ lệ SV

đồng ý 1 Phân tích chương trình trong DH môn Toán 87,18%

2

Sử dụng kiến thức Toán cao cấp để xác định quan điểm xây dựng và cơ sở toán học của các khái niệm, tính chất cần hình thành cho HS trong bài học

22,82%

3 Phân tích nội dung DH, chuẩn kiến thức, KN của các bài học

để xác định phương pháp, hình thức và đồ dùng DH phù hợp 93,7%

4 Thiết kế và tổ chức các hoạt động DH của bài học 73,48%

5 Xây dựng tình huống, câu hỏi, bài tập có nội dung thực ti n

trong DH Toán phù hợp với đối tƣợng HS 29,53%

6 Hệ thống hóa những sai lầm của HS, phân tích nguyên nhân

và đề xuất cách sửa chữa sai lầm cho HS khi giải bài tập toán. 34,23%

7 Phân tích đặc điểm nhận thức và việc học Toán của HS để vận

dụng vào giảng dạy. 11,23%

8 Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của các tập hợp số và

cách xây dựng của nó trong SGK toán TH. 9,16%

9 Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật đánh giá quá trình DH 83,15%

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù các trường đại học luôn quan tâm đến việc phát triển NLDH môn Toán cho SV ngành GDTH, nhƣng phần lớn việc phát triển NLDH này mới chỉ dừng ở mức độ rèn luyện một số KN cơ bản cho SV như: KN phân tích chương trình (87,18%), KN phân tích chuẩn kiến thức và KN của bài học (93,7%), KN thiết kế các hoạt động DH (73,48%), KN đánh giá quá trình (83,15%). Một số KN và các nội dung khác thì rất ít hoặc thậm chí không đƣợc quan tâm rèn luyện cho SV, cụ thể là: KN xác định cơ sở toán học của nội dung DH (22,82%), KN xây dựng tình huống, câu hỏi, bài tập có nội dung thực ti n (29,53%), KN phân tích nguyên nhân và sửa chữa sai lầm cho HS (34,23%), KN phân tích đặc điểm nhận thức và việc

học Toán của HS để vận dụng vào giảng dạy (11,23%), tìm hiểu về sự hình thành, phát triển của các tập hợp số và cách thức xây dựng các tập hợp số trong SGK toán TH (9,16%).

Thông qua quan sát, tìm hiểu, trao đổi với giảng viên và SV, chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân chủ yếu là:

- Thứ nhất, thời gian dành cho việc phát triển NLDH môn Toán cho SV còn ít. Hiện nay chương trình đào tạo ngành GDTH của các trường đại học đã dành thời lƣợng khá lớn cho các học phần có nội dung rèn KN nghề cho SV, nhƣng do đặc điểm của SV ngành GDTH là đƣợc đào tạo để dạy nhiều môn học nên các học phần này cũng đƣợc phân chia để phát triển NLDH các môn học khác nhau.

Do đó, thời gian dành cho việc phát triển NLDH môn Toán cho SV còn ít.

- Thứ hai, việc phát triển NLDH môn Toán cho SV chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía giảng viên. NLDH môn Toán của SV không chỉ đƣợc phát triển trong quá trình học các học phần PPDH môn Toán hay các học phần RLNVSP thường xuyên, mà còn cần được phát triển trong quá trình học các học phần Toán cao cấp. Các học phần Toán cao cấp hầu hết do các giảng viên thuộc bộ môn Toán cơ bản đảm nhận. Tuy nhiên, các giảng viên này thường không chú trọng vấn đề phát triển NLDH môn Toán cho SV vì họ cho rằng đó là nhiệm vụ của các giảng viên thuộc bộ môn PPDH. Họ chỉ chú trọng giảng dạy các nội dung cơ bản của học phần Toán cao cấp mà không quan tâm thiết lập mối liên hệ giữa nội dung của Toán cao cấp với nội dung môn Toán ở TH. Trong khi đó mối liên hệ này là cơ sở quan trọng giúp SV xác định đƣợc cơ sở toán học của các nội dung trong môn Toán ở TH, đồng thời còn giúp SV thấy đƣợc quan điểm xây dựng chương trình môn Toán ở TH. Đối với các giảng viên thuộc bộ môn PPDH, một mặt vì không đủ thời gian rèn luyện tất cả KNDH cho SV, mặt khác họ cho rằng rèn luyện cho SV các KN cơ bản là cần thiết nhất, các KN khác SV sẽ tự bồi dƣỡng, tự tích lũy qua kinh nghiệm thu thập đƣợc từ thực ti n.

- Thứ ba, phương pháp đánh giá vấn đề phát triển NLDH cho SV còn nặng về hình thức, chưa phản ánh đúng NL thực sự của SV. Chẳng hạn, điểm thi của các học phần RLNVSP thường rất cao làm cho SV nghĩ rằng KNDH của mình đã đủ tốt, có thể không cần phải bồi dƣỡng hay rèn luyện thêm.

Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển NLDH của SV trong thời gian được đào tạo ở trường đại học.

1.5.4.2. Kết quả khảo sát nội dung thứ hai

Để khảo sát NLDHSH của SV ngành GDTH, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho giảng viên, GVTH và SV năm thứ tƣ ngành GDTH. Phiếu khảo sát đƣợc đƣợc thiết kế gồm các câu hỏi để đánh giá các NL thành tố trong NLDHSH của SV, mỗi NL thành tố đƣợc đánh giá bốn mức độ theo những tiêu chí đã đề xuất ở mục 1.4.3.

Kết quả khảo sát nội dung thứ hai nhƣ sau:

(1) Kết quả khảo sát NL hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH

4,69

34,72

50,36 10,23

6,88

27,43

52,65 13,04

5.79

33.45

53.6 7.16

0 10 20 30 40 50 60 70

Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Tỉ lệ SV tự đánh giá Tỉ lệ GVTH đánh giá Tỉ lệ giảng viên đánh giá

Biểu đồ 1.1. Kết quả đánh giá NL hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH Biểu đồ 1.1 cho thấy, mặc dù tỉ lệ đánh giá giữa giảng viên, GVTH và SV có khác nhau, song đa số đều đánh giá NL của SV về hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH đạt mức 2. Phần lớn giảng viên và GVTH đều cho rằng do SV chƣa có kinh nghiệm thực ti n nên chƣa hiểu đƣợc tƣ duy toán học của HS, chưa dự đoán được những ý tưởng, suy nghĩ của HS trong quá trình học nội dung SH để kịp thời điều chỉnh hoạt động DH.

(2) Kết quả khảo sát NL hiểu biết những vấn đề liên quan tới nội dung SH ở TH

4,93

40,35 36,52 18,2

8,7

34,78 32,61 23,91

5.69

38.49 34.22 21.6

0 10 20 30 40 50 60 70

Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Tỉ lệ SV tự đánh giá Tỉ lệ GVTH đánh giáTỉ lệ giảng viên đánh giá

Biểu đồ 1.2. Kết quả đánh giá NL hiểu biết những vấn đề liên quan tới nội dung SH ở TH

Biểu đồ 1.2 cho thấy, NL hiểu biết những vấn đề liên quan tới nội dung SH ở TH của SV có tỉ lệ đánh giá đạt mức 3 cao hơn mức 2. Tuy nhiên, tỉ lệ đánh giá NL này của SV đạt mức 4 rất thấp. Đa số giảng viên và GVTH đều cho rằng SV gần nhƣ không quan tâm đến việc xác định cơ sở toán học của nội dung DH và không nắm đƣợc mối liên hệ giữa mạch kiến thức SH với các mạch kiến thức khác trong chương trình môn Toán ở TH.

(3) Kết quả khảo sát NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH SH

7,35

28,43

46,37 17,85

4,34

26,09

47,83 21,74

8.5

27.34

49.53 14.63

0 10 20 30 40 50 60

Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Tỉ lệ SV tự đánh giá Tỉ lệ GVTH đánh giá Tỉ lệ giảng viên đánh giá

Biểu đồ 1.3. Kết quả đánh giá NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH SH

Biểu đồ 1.3 cho thấy, phần lớn SV tự đánh giá cũng nhƣ giảng viên và GVTH đánh giá SV có thể chọn đƣợc PPDH phù hợp với mục tiêu và nội dung DH, biết chọn đồ dùng DH để tăng cường tính trực quan. Tuy nhiên quá

trình tổ chức DH chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS. Việc phối hợp đa dạng các PPDH trong DH của SV đƣợc đánh giá còn hạn chế.

(4) Kết quả khảo sát NL thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động DH nội dung SH

5,45

28,36

45,76 20,43

6,52

30,43

43,48 19,57

7.54

24.71

46.27 21.48

0 10 20 30 40 50 60

Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Tỉ lệ SV tự đánh giá Tỉ lệ GVTH đánh giá Tỉ lệ giảng viên đánh giá

Biểu đồ 1.4. Kết quả đánh giá NL thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động DH nội dung SH

Từ biểu đồ 1.4 có thể rút ra nhận xét rằng: phần lớn SV chƣa thiết kế đƣợc các hoạt động DH phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Đa số giảng viên và GVTH đánh giá NL thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động DH nội dung SH của SV đạt mức 2, phần lớn SV cũng tự đánh giá NL này của mình đạt mức 2, chỉ có một tỉ lệ nhỏ giảng viên, GVTH và SV đánh giá NL này đạt mức 4.

(5) Kết quả khảo sát NL dự kiến những khó khăn trong học tập nội dung SH của HSTH và cách khắc phục

0,35

30,47

56,14 13,14

0,15

32,46

52,17 15,22

3.47

38.37 47.36 10.8

0 10 20 30 40 50 60 70

Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Tỉ lệ SV tự đánh giá Tỉ lệ GVTH đánh giá Tỉ lệ giảng viên đánh giá

Biểu đồ 1.5. Kết quả đánh giá NL dự kiến những khó khăn trong học tập nội dung SH của HSTH và cách khắc phục

Ở biểu đồ 1.5, NL dự kiến những khó khăn trong học tập nội dung SH của HS và cách khắc phục của SV phần lớn đƣợc giảng viên, GVTH đánh giá và SV tự đánh giá đạt mức 2, tỉ lệ đánh giá đạt mức 4 rất nhỏ. Đa số giảng viên, GVTH và bản thân SV cũng nhận thấy rằng SV có thể dự đoán đƣợc những khó khăn của HS nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc cách khắc phục khó khăn cho HS một cách có hiệu quả.

(6) Kết quả khảo sát NL đánh giá quá trình và sử dụng kết quả đánh giá vào DH nội dung SH

3,15

25,7

46,18 24,97

2,17

28,26

47,83 21,74

3.48

23.94

44.4 28.18

0 10 20 30 40 50 60

Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1

Tỉ lệ SV tự đánh giá Ti lệ GVTH đánh giá

Tỉ lệ giảng viên đánh giá

Biểu đồ 1.6. Kết quả đánh giá NL đánh giá quá trình và sử dụng kết quả đánh giá vào DH nội dung SH

Dựa vào kết quả đánh giá ở biểu đồ 1.6, có thể nhận thấy NL đánh giá quá trình và sử dụng kết quả đánh giá vào DH nội dung SH của SV đƣợc đánh giá đạt mức 2 với tỉ lệ khá cao. Đa số giảng viên và GVTH cho rằng SV sử dụng các kĩ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp học chưa thành thạo, việc xử lí thông tin phản hồi qua kết quả đánh giá còn nhiều hạn chế.

Ngoài việc phát phiếu hỏi, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, phỏng vấn các giảng viên và GVTH, kết quả thu đƣợc những ý kiến sau:

- Việc nắm bắt hệ thống kiến thức SH và mối liên hệ giữa các mạch kiến thức trong môn Toán TH của SV còn yếu; SV chƣa nắm vững cơ sở toán học của mạch nội dung SH trong chương trình môn Toán ở TH;

- Rất nhiều SV chƣa xác định đƣợc trọng tâm của bài học, chƣa chọn lựa đƣợc PPDH phù hợp với mục tiêu để phát huy tính tích cực, chủ động của HS;

- SV ít quan tâm đến việc phân hóa đối tƣợng HS khi xây dựng kế hoạch bài học, khả năng thiết kế các bài toán có tình huống thực tế còn hạn chế, chủ yếu chỉ dừng lại ở tình huống giả định;

- Trong DH, SV chƣa làm r đƣợc trọng tâm của bài học, còn lúng túng khi DH khái niệm phân số, số thập phân, vận dụng các tính chất của số tự nhiên, phân số và số thập phân;

- SV chƣa dự đoán đƣợc những sai lầm của HS trong DH giải toán SH.

Nhiều SV giải toán SH còn chƣa thành thạo, đặc biệt là các bài toán nâng cao.

Từ kết quả đánh giá và phân tích trên, chúng tôi nhận thấy NLDHSH của SV năm thứ tƣ ngành GDTH chƣa đƣợc đánh giá cao. Ngoài những nguyên nhân đã đƣợc chúng tôi phân tích ở kết quả khảo sát nội dung thứ nhất, còn có những nguyên nhân sau:

- Giảng viên chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển NLDHSH cho SV, họ chỉ quan tâm phát triển NLDH môn Toán bằng việc tập trung rèn luyện một số KNDH cơ bản cho SV.

- SV chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của NLDHSH đối với nghề nghiệp tương lai của bản thân. SV thiếu chủ động, không tự giác trong quá trình rèn luyện các KNDH nhằm phát triển NLDHSH. Đa số SV chỉ quan tâm rèn luyện các KN đƣợc giảng viên tổ chức rèn luyện, một số SV thậm chí chỉ tham gia rèn luyện trên lớp mà không tự rèn luyện thêm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những nghiên cứu về KNDH và NLDH đã và đang là vấn đề đƣợc quan tâm ở Việt Nam và trên thế giới. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã xác định cấu trúc NL, nêu lên những NLDH mà SV sư phạm cần được phát triển để trở thành người GV. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về NLDHSH của SV ngành GDTH ở Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đã phân tích, làm sáng tỏ các khái niệm về NL, NLDH và đưa ra quan niệm của mình về các thành tố cơ bản trong NLDH, NLDH môn Toán của GVTH.

Chúng tôi tiếp cận theo cách nghiên cứu các thành tố của NL để đƣa ra quan niệm của mình về các NL thành tố cơ bản trong NLDHSH của SV ngành GDTH. Chúng tôi quan niệm NLDHSH của SV ngành GDTH gồm sáu NL thành tố: NL hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH, NL hiểu biết những vấn đề liên quan tới nội dung SH ở TH, NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học SH, NL thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học nội dung SH, NL dự kiến những khó khăn trong học tập nội dung SH của HSTH và cách khắc phục NL đánh giá quá trình và sử dụng kết quả đánh giá vào dạy học nội dung SH. Các NL này liên kết, đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi NL thành tố đƣợc mô tả biểu hiện bằng những tiêu chí và đƣợc đánh giá theo bốn mức độ từ thấp đến cao.

Chúng tôi tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển NLDHSH cho SV ngành GDTH ở một số trường đại học thông qua đánh giá thực trạng phát triển NLDH môn Toán bằng cách hỏi ý kiến của giảng viên và SV (qua phiếu khảo sát) về các KN và một số nội dung liên quan đến NLDHSH mà SV đƣợc

học và rèn luyện trong quá trình đào tạo ở trường đại học. Kết quả khảo sát cho thấy các trường đại học luôn quan tâm đến việc phát triển NLDH môn Toán cho SV ngành GDTH. Tuy nhiên việc phát triển này chỉ dừng lại ở việc rèn luyện một số KN cơ bản cho SV như: KN phân tích chương trình, KN phân tích chuẩn kiến thức và KN của bài học, KN thiết kế các hoạt động DH… Trong khi đó, các KN khác nhƣ KN xác định cơ sở toán học của nội dung DH, KN xây dựng tình huống, bài tập có nội dung thực ti n… thì rất ít rèn luyện cho SV, thậm chí không đƣợc quan tâm rèn luyện.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đánh giá của giảng viên, GVTH và SV tự đánh giá về NLDHSH của SV năm thứ tư ngành GDTH ở 5 trường đại học ở các vùng miền khác nhau trên toàn quốc. Qua đó, chúng tôi nhận thấy NLDHSH của SV chƣa đƣợc đánh giá cao, SV chƣa xác định đƣợc trọng tâm của bài học, chƣa quan tâm đến phân hóa đối tƣợng HS… Các nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là thiếu thời gian cho việc thực hành, luyện tập, thiếu sự quan tâm từ phía các giảng viên dạy những học phần Toán cơ bản và ý thức học tập của bản thân SV chƣa cao.

Những kết quả trên là tiền đề quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp sƣ phạm nhằm góp phần phát triển NLDHSH cho SV ngành GDTH, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo GVTH.

Chương 2

NHỮNG BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.1. Những định hướng xây dựng các biện pháp phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

- Định hướng 1: Các biện pháp phải phù hợp với lí luận

Các biện pháp phải phù hợp với lí luận DH và các nguyên tắc DH ở đại học. Các biện pháp phải phù hợp với phương pháp và tổ chức đào tạo GVTH trình độ đại học. Các biện pháp được xây dựng theo hướng: giảm tỉ lệ giờ di n giảng, tăng cường các buổi seminar, các bài tập tình huống sư phạm và chú trọng rèn luyện các KN sƣ phạm cho SV.

- Định hướng 2: Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả Các biện pháp phải phù hợp với thực ti n, phải đảm bảo tính khả thi trong điều kiện của chương trình, điều kiện cơ sở vật chất của các trường đại học. Nghĩa là các biện pháp không làm thay đổi cấu trúc chương trình, thời lƣợng của các môn học và thực hiện đƣợc trong điều kiện DH ở các trường đại học.

Các biện pháp đảm bảo tăng hiệu quả hoạt động học tập trên lớp, phát huy tính tích cực, tinh thần tự học, tạo hứng thú học tập cho SV, làm cho SV biết “học cách dạy và dạy cách học”, góp phần đổi mới PPDH.

- Định hướng 3: Các biện pháp phải đáp ứng mục tiêu đào tạo GVTH trình độ đại học

Các biện pháp phải đáp ứng mục tiêu: “SV tốt nghiệp phải có NLDH, giáo dục HS theo các yêu cầu đổi mới của GDTH, có khả năng dạy tốt chương trình TH, nghiên cứu Khoa học Giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Góp phần phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường đại học (Trang 69 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)