Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.4. Năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
1.4.3. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
1.4.3.1. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí
Chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLDHSH của SV ngành GDTH đƣợc xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Dựa trên Chuẩn nghề nghiệp GVTH [11], Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông [13];
- Bộ tiêu chí phải đảm bảo tính khoa học, tính thực ti n và giúp SV ngành GDTH có thể tự đánh giá đƣợc NLDHSH của mình một cách tốt nhất.
1.4.3.2. Xây dựng bộ tiêu chí
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về đánh giá, chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLDHSH của SV ngành GDTH theo bốn mức độ tăng dần (mức
1, mức 2, mức 3, mức 4), mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề nhƣ sau:
(1) NL hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH
Mức 1. Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí của HSTH. Nhận biết đƣợc HS hiểu bài hay không bằng cách đặt ra câu hỏi, bài tập cho HS làm và trả lời.
Mức 2. Có khả năng thông hiểu tƣ duy toán học của HS thông qua những ý tưởng và ngôn ngữ toán học mà các em đưa ra, nghe và giải thích một cách thích hợp cho HS.
Mức 3. Xác định đƣợc mức độ hoành thành nhiệm vụ học tập của HS, phán đoán đƣợc các em nghĩ gì, đã làm đƣợc gì hoặc đang làm gì và những gì các em tiếp tục làm, kịp thời điều chỉnh hoạt động DH.
Mức 4. Xác định đƣợc lƣợng kiến thức HS đã có, mức độ và phạm vi lĩnh hội kiến thức của HS, từ đó xây dựng kế hoạch DH phù hợp với đối tƣợng HS.
(2) NL hiểu biết về những vấn đề liên quan tới nội dung SH ở TH
Mức 1. Hiểu biết về kiến thức SH ở TH, nhƣng chỉ giải đƣợc một số dạng bài tập SH cơ bản trong SGK, xác định chƣa đầy đủ nội dung SH ở từng lớp.
Mức 2. Giải đƣợc phần lớn bài tập SH trong SGK, xác định khá đầy đủ nội dung SH ở từng lớp, không xác định đƣợc cơ sở toán học của các nội dung DH.
Mức 3. Giải thành thạo các bài tập SH trong SGK, xác định đầy đủ nội dung SH ở từng lớp, xác định đƣợc cơ sở toán học của một số nội dung SH.
Mức 4. Biết khai thác sáng tạo ra những bài toán mới từ bài toán ban đầu, xác định đƣợc cơ sở toán học của từng nội dung DH trong mạch SH, nắm đƣợc quan điểm xây dựng và mối quan hệ giữa mạch SH với các mạch kiến thức khác, hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của các tập hợp số
trong môn Toán ở TH.
(3) NL vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH SH Mức 1. Chưa chọn được phương pháp và hình thức DH phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.
Mức 2. Biết chọn phương pháp và đồ dùng DH phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học nhƣng hình thức tổ chức DH còn chƣa phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS.
Mức 3. Bước đầu biết phối hợp các PPDH, tổ chức DH kết hợp với việc sử dụng đồ dùng DH đúng lúc có hiệu quả.
Mức 4. Phối hợp hiệu quả, linh hoạt các PPDH, hình thức DH; biết cải tiến hoặc làm thêm đồ dùng DH để tăng cường tính trực quan trong DH SH.
(4) NL thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động DH nội dung SH
Mức 1. Đảm bảo chính xác nội dung DH, tổ chức các hoạt động học tập theo kế hoạch, nhƣng chƣa làm r đƣợc trọng tâm của bài học, hệ thống câu hỏi và bài tập đƣa ra đơn giản, không kích thích tƣ duy HS.
Mức 2. Biết phối hợp các hoạt động giữa thầy và trò, thực hiện đƣợc vai trò tổ chức hướng dẫn của GV, làm chủ được lớp học, làm r được trọng tâm của bài học, hệ thống câu hỏi và bài tập đƣa ra phù hợp với một số HS, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của HS.
Mức 3. Thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo của GV, hệ thống câu hỏi đƣa ra có tính phân hóa phù hợp với đa số HS, biết khai thác những bài toán có nội dung thực ti n trong SGK, phát huy đƣợc tính tích cực chủ động của HS.
Mức 4. Biết xây dựng lại nội dung bài học, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ, nhận thức… của HS, xử lí tốt các tình huống trong lớp học.
(5) NL dự kiến những khó khăn trong học tập nội dung SH của HS và cách khắc phục
Mức 1. Khi nghiên cứu SGK, bước đầu thấy được một vài khó khăn của HS khi học bài học, nhƣng chƣa phân tích r nguyên nhân, chƣa đƣa ra đƣợc cách thức khắc phục.
Mức 2. Dự đoán và hiểu đƣợc nguyên nhân dẫn đến một số khó khăn của HS khi học bài học, nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc cách khắc phục hiệu quả.
Mức 3. Dự đoán đƣợc những khó khăn của HS trong bài học, những sai lầm thường gặp của HS khi giải bài tập; phân tích và chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến khó khăn, sai lầm của HS; đưa ra được cách khắc phục tương đối hiệu quả.
Mức 4. Hiểu đƣợc cách HS học các chủ đề SH, hệ thống hóa đƣợc những khó khăn của HS trong bài học, những sai lầm thường gặp của HS khi giải bài tập; phân tích và chỉ ra đƣợc nguyên nhân dẫn đến khó khăn, sai lầm của HS, đƣa ra đƣợc cách thức khắc phục một cách hiệu quả.
(6) NL đánh giá quá trình học tập và sử dụng kết quả đánh giá vào DH nội dung SH
Mức 1. Hiểu đƣợc mục đích đánh giá quá trình, nhƣng chƣa xác định đƣợc nội dung trọng tâm cần đánh giá; chỉ sử dụng những từ “đúng, sai” một cách đơn điệu để đánh giá; sử dụng các kĩ thuật đánh giá quá trình chƣa hiệu quả.
Mức 2. Xác định đƣợc mục đích, các nội dung trọng tâm cần đánh giá;
biết động viên, khuyến khích HS trong đánh giá, bước đầu sử dụng có hiệu quả một số kĩ thuật đánh giá quá trình.
Mức 3. Sử dụng hiệu quả các kĩ thuật đánh giá quá trình, biết vận dụng những thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh hoạt động DH.
Mức 4. Đƣa ra những nhận định cụ thể kèm theo nguyên nhân và hướng hỗ trợ cho HS trong đánh giá, phân tích và xử lí thông tin phản hồi thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học.