Năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Góp phần phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường đại học (Trang 50 - 65)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC SỐ HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.4. Năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

1.4.2. Năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

Đặc điểm lao động của người GVTH mang đầy đủ các đặc điểm lao động của người GV. Tuy nhiên, do đặc điểm của đối tượng lao động, đặc trƣng của bậc học và tính chất nghiệp vụ của nghề DH ở TH khác với các bậc học khác nên đặc điểm lao động của người GVTH có những nét đặc thù riêng.

Theo [113, tr. 258], lao động của người GVTH có các đặc điểm sau:

“- DH và giáo dục trẻ em từ 6 đến 11, 12 tuổi.

- Công cụ lao động chủ yếu là nhân cách của chính người GV. GVTH phải dạy hầu như tất cả các môn học ở TH, phải đảm đương mọi trách nhiệm từ giảng dạy đến chủ nhiệm lớp lẫn người phụ trách, cho nên họ là người có uy tín đặc biệt đối với HS. Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, tác phong của GV đều là chuẩn mực đối với HS.

- Sản phẩm lao động của người GVTH là nhân cách của một trẻ em ngồi trên ghế nhà trường.

- Lao động của GVTH có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì giáo dục tạo ra sức lao động mới trong từng con người nhờ quá trình phức tạp, tinh tế, công phu.

- Lao động của GVTH đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo.”

1.4.2.2. Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

Chúng ta đều biết rằng DH ở các bậc học khác nhau, các môn học khác nhau có những đặc điểm giống nhau nhƣng cũng có những điểm khác nhau, hay nói cách khác DH ở các bậc học khác nhau có những đặc thù khác nhau.

NLDH của người GVTH là một đặc thù trong NLDH của GV. Do vậy, dựa trên cấu trúc NLDH của GV, đặc điểm lao động sư phạm của người GVTH, căn cứ vào quy định Chuẩn nghề nghiệp GVTH [11], quy định Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông [13] chúng tôi xây dựng cấu trúc NLDH của GVTH gồm các NL thành tố cơ bản sau:

- NL hiểu HS: Trong DH ở TH, để đạt được NL này người GVTH phải có hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí HSTH, có NL quan sát sƣ phạm, có óc tưởng tượng phong phú mới có thể hình dung được, dự đoán được những di n biến trong tâm hồn trẻ.

- NL làm chủ tri thức DH là khả năng hiểu biết chắc chắn kiến thức của các môn học và kiến thức về PPDH các môn học do mình phụ trách mà GV tích lũy đƣợc qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, tự học và tự nghiên cứu. Để đạt được NL này, người GVTH phải có hiểu biết chắc chắn về các môn học được phân công giảng dạy, phải nắm vững chương trình, SGK và các tài liệu hướng dẫn của các môn học ở TH, có kiến thức chuyên sâu đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy, phải nắm vững các phương

pháp, phương tiện và các kĩ thuật DH, phải thường xuyên cập nhật những xu hướng DH mới, những thay đổi trong chương trình, có NL lực tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để mở rộng tri thức của mình.

- NL thiết kế tài liệu giảng dạy: Trong DH ở TH, để đạt đƣợc NL này, người GVTH phải có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tri thức, phải có óc sáng tạo để thiết kế kế hoạch DH, kế hoạch bài học và các tài liệu học tập phù hợp với HS.

- NL tổ chức và thực hiện các hoạt động DH là khả năng thực hiện hoạt động dạy và tổ chức hoạt động học cho HS một cách hiệu quả dựa trên kế hoạch đã xây dựng và sự tương tác với HS trong quá trình DH. NL này thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy bao gồm các khâu: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, định hướng nội dung mới, rèn luyện KN… Để đạt NL này, GVTH cần có khả năng vận dụng tốt các phương pháp và kĩ thuật DH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tạo môi trường học tập thuận lợi, kích thích động cơ học tập của HS; sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng DH sẵn có hoặc tự làm để phục vụ giờ dạy, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong DH; viết, nói rõ ràng, rành mạch, truyền đạt d hiểu, phù hợp với đối tƣợng HS.

- NL đánh giá: NL này đòi hỏi người GVTH phải có hiểu biết về các chiến lƣợc đánh giá (bao gồm các cách tiếp cận chính thức, phi chính thức, chẩn đoán, quá trình và tổng kết), có khả năng thực hiện các quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSTH, có khả năng soạn các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, có khả năng thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp với thực tế lớp học.

- NL phát triển chương trình lớp học là khả năng làm mới các hoạt

động DH của bài học sau mỗi tiết dạy trên cơ sở những tri thức, tài liệu đã có và những thông tin thu thập đƣợc sau khi DH bài học đó.

Không có kế hoạch DH lí tưởng phù hợp với mọi đối tượng HS ở mọi vùng miền, cũng không thể coi một kế hoạch DH đã phát huy tác dụng tốt ở một giai đoạn, một năm học nào đó thì có thể sử dụng mãi cho khối lớp đó.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn chuyển tiếp từ chương trình tiếp cận nội dung sang chương trình tiếp cận NL và định hướng trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều bộ SGK cho cùng một khối lớp, NL này càng trở nên quan trọng đối với người GVTH. GVTH cần thường xuyên rà soát lại mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức DH của từng bài học. Để từ đó điều chỉnh, bổ sung hoặc thiết kế mới kế hoạch bài học (mục tiêu, nội dung, PPDH…) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình DH.

1.4.2.3. Năng lực dạy học môn Toán của giáo viên tiểu học

Điều 6 và 7 của quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVTH [11] đã đƣa ra những yêu cầu cụ thể về lĩnh vực kiến thức và KN sƣ phạm mà GVTH phải đạt đƣợc. Tác giả Trần Ngọc Lan [67, tr. 16], đã cụ thể hóa những yêu cầu này trong DH môn Toán nhƣ sau:

“ Về chuẩn kiến thức, GV cần đạt đƣợc các yêu cầu sau:

- Hiểu r được chương trình, nội dung SGK môn Toán ở lớp được phân công dạy và các lớp có liên quan.

- Hiểu được ý đồ sư phạm khi xây dựng chương trình, SGK và sự phân bố nội dung DH Toán ở cả bậc TH. Có thể nêu ra chuẩn kiến thức và KN đối với HS ở từng lớp, có kiến thức về cơ sở toán học trực tiếp có liên quan đến một số nội dung DH ở TH.

 Về chuẩn KN sƣ phạm, GV cần đạt đƣợc các yêu cầu sau:

- KN phân tích chương trình, phân tích nội dung SGK.

- KN xác định mục tiêu bài học.

- KN lập kế hoạch DH và kế hoạch bài học môn Toán theo định hướng tích cực hóa người học.

- KN sử dụng các PPDH và thiết bị DH để tổ chức hoạt động học toán phù hợp với đối tƣợng HS.”

NLDH môn Toán là một đặc thù trong NLDH của GVTH, NL này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động DH toán ở trường TH. Dựa trên cấu trúc NLDH của GVTH, những yêu cầu về chuẩn kiến thức và KN sƣ phạm đối với GVTH trong môn Toán, kế thừa quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng NLDH môn Toán của GVTH bao gồm các NL thành tố sau đây:

- NL hiểu việc học toán và tư duy toán học của HS:

Hiểu biết về cách thức HS học các chủ đề toán là sự kết hợp giữa hiểu biết về toán và hiểu biết về HS. Những hiểu biết về nội dung môn Toán ở TH, cách xây dựng nội dung của SGK, đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức của HSTH sẽ giúp GV hiểu đƣợc cách trẻ học toán nhƣ thế nào.

Hiểu tƣ duy toán học của HS là khả năng GV phân biệt đƣợc những gì HS đã biết, đã làm đƣợc, những gì HS đang làm và dự đoán đƣợc những gì các em tiếp tục làm trong DH toán. Hiểu tƣ duy toán học của HS còn bao gồm cả việc thông hiểu tư duy của HS thông qua những ý tưởng và ngôn ngữ toán học mà các em đƣa ra, nghe và giải thích một cách thích hợp cho HS.

- NL hiểu biết Toán và chương trình môn Toán ở TH là khả năng hiểu biết thấu đáo về Toán và chương trình môn Toán ở TH mà GV tích lũy được thông qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, tự học, tự nghiên cứu của bản thân.

Để đạt được NL này, người GVTH phải hiểu biết tường tận về nội dung môn Toán ở TH, nắm vững chương trình, SGK và các tài liệu hướng dẫn của môn

Toán ở TH. GVTH phải hiểu rõ mục tiêu, cấu trúc nội dung và chương trình môn Toán ở TH, phải hiểu mối liên hệ gắn kết giữa các mạch kiến thức của môn Toán với nhau, mối liên hệ giữa môn Toán với các môn học khác và với đời sống hằng ngày của HS, hiểu biết sâu về lịch sử hình thành, sự phát triển và các ứng dụng thực ti n của môn Toán ở TH.

- NL thiết kế tài liệu giảng dạy môn Toán: Trong DH môn Toán, để đạt được NL này, người GVTH phải có khả năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, phải có óc sáng tạo; phải lập đƣợc kế hoạch DH thể hiện cụ thể và chi tiết chương trình DH môn Toán toàn năm học cho tới từng kì và tuần sao cho phù hợp với đối tƣợng DH, điều kiện cơ sở vật chất và thời gian cho phép ở địa phương; phải lập được kế hoạch DH chi tiết cho từng bài học môn Toán, trong đó xác định rõ mục tiêu DH, đối tượng HS, hình thức, phương pháp và phương tiện DH, dự kiến các hoạt động của GV và HS nhằm đạt tới những mục tiêu DH đã xác định.

- NL tổ chức và thực hiện các hoạt động DH toán. NL này thể hiện trong quá trình thực hành DH môn Toán, bao gồm các hoạt động: tổ chức kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề định hướng nội dung mới, hình thành kiến thức, luyện tập rèn luyện KN, động viên khuyến khích HS… Trong DH môn Toán, việc thể hiện NL này của GVTH cần quan tâm các yếu tố: khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học của GV, khả năng vận dụng phương pháp, hình thức, kĩ thuật và phương tiện DH môn Toán, khả năng sử dụng và thiết kế đồ dùng DH môn Toán.

- NL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong DH toán. Để đạt NL này, người GVTH phải nắm vững các quy định đánh giá HSTH trong DH môn Toán; có khả năng vận dụng các phương pháp, công cụ và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích đánh giá; có khả năng ghi nhận xét và phản hồi kết quả đánh giá phù hợp với từng HS; có khả năng soạn các đề kiểm tra

môn Toán đạt chuẩn kiến thức, KN và phù hợp với đối tƣợng HS. NL này giúp GV nắm đƣợc trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức của HS trong quá trình DH toán, qua đó GV có thể bổ sung và điều chỉnh cách dạy của mình.

- NL phát triển chương trình lớp học trong DH môn toán: Trong quá trình DH môn Toán, sau mỗi tiết dạy, GV rà soát lại mục tiêu, nội dung, PPDH… của bài học để điều chỉnh hoặc thiết kế mới kế hoạch bài học, thiết kế bài tập bổ sung phù hợp với đối tƣợng HS nhằm nâng cao chất lƣợng DH.

Để đạt được NL này, người GVTH phải biết phân tích ưu điểm và hạn chế của bản thân sau mỗi giờ dạy, đánh giá đƣợc mức độ đạt đƣợc mục tiêu DH, phải thường xuyên cập nhật, phân tích và vận dụng những thông tin mới liên quan tới quá trình Giáo dục toán học ở TH.

1.4.2.4. Năng lực dạy học số học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học Mạch SH là nội dung trọng tâm trong chương trình môn Toán ở TH, có vai trò chủ đạo, làm nền tảng cho việc DH các mạch kiến thức còn lại. Các mạch kiến thức còn lại vừa hỗ trợ vừa củng cố cho việc DH SH. Dạy tốt SH, tức là người GV phải thiết kế và tổ chức tốt các hoạt động học tập nội dung SH cho HS. Muốn vậy, họ cần phải nắm vững và vận dụng tốt các PPDH phù hợp với HSTH, hiểu biết tường tận về nội dung SH ở TH, hiểu rõ HS của mình, hiểu việc học SH của HS để có thể dự đoán đƣợc những khó khăn, sai lầm của HS và xây dựng các tình huống DH hiệu quả. Hơn nữa, người GV cũng cần phải có khả năng đánh giá quá trình học tập của HS, để qua đó GV có thể kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy và học.

Chúng tôi chọn cách tiếp cận phổ biến nhất của các tổ chức và quốc gia trên thế giới, đó là tiếp cận theo cách nghiên cứu các thành tố của NLDHSH.

Dựa trên những đặc điểm về hoạt động dạy và học nội dung SH ở TH, những yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp GV [13] và những phân tích ở trên, chúng tôi

quan niệm NLDHSH bao gồm 6 thành tố. Các thành tố này liên kết, đan xen và phụ thuộc lẫn nhau, mỗi thành tố đƣợc mô tả biểu hiện bằng những tiêu chí, chỉ báo nhƣ sau:

(1) NL hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH

Một trong những yêu cầu cần thiết nhất của người GV là phải hiểu r HS của mình. GV phải nắm bắt đƣợc tâm lí của HS, phải hiểu r về đặc điểm quá trình nhận thức của HS, hiểu suy nghĩ của HS và biết các em mong muốn gì. Đặc điểm sinh lí có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình và kết quả DH.

Dù là khách thể (của hoạt động dạy) hay là chủ thể (của hoạt động học) thì HSTH cũng chỉ chịu đƣợc những tác động hay thực hiện tốt những hoạt động thích hợp, vừa sức với mình. Trong DH, GV cần nắm vững sự phát triển thể chất, sự phát triển có quy luật của tƣ duy HS, những di n biến tâm lí của HS, đánh giá đúng khả năng nhận thức các kiến thức toán học của HS để có những phương pháp cũng như xây dựng nội dung DH thích hợp.

Đối với SV, NL hiểu tâm sinh lí và tư duy toán học của HSTH là khả năng SV phân biệt đƣợc những gì HS đã biết, đã làm đƣợc, những gì chƣa biết, những gì các em đang làm, thông hiểu ngôn ngữ, ý tưởng toán học của các em thông qua sự hiểu biết về tâm sinh lí HSTH, kiến thức toán học và những thông tin thu thập đƣợc qua quan sát, giao tiếp với HS.

NL này của SV thể hiện qua các tiêu chí sau:

- Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức của HSTH;

- Có khả năng thông hiểu tƣ duy toán học của HS thông qua những ý tưởng và ngôn ngữ toán học mà các em đưa ra;

- Nắm chắc đƣợc mức độ đạt đƣợc kiến thức SH của HS. Nắm đƣợc HS đã biết gì, làm đƣợc gì và sử dụng những hiểu biết đó vào DH nội dung SH.

(2) NL hiểu biết về những vấn đề liên quan tới nội dung SH ở TH

Để dạy tốt nội dung SH, GV phải hiểu tường tận kiến thức SH ở TH.

GV phải nắm vững nội dung, cấu trúc của mạch SH, mối quan hệ của nó với các mạch kiến thức khác và với đời sống hằng ngày nhƣ thế nào. GV phải nắm đƣợc một cách cụ thể, có hệ thống nội dung SH ở từng lớp và ở cả bậc học, phải nắm vững quan điểm xây dựng và cơ sở toán học của các chủ đề trong mạch SH.

Hiểu biết về lịch sử môn mình dạy, hiểu r các quy luật phát triển của khoa học liên quan đến bộ môn là một vấn đề hết sức cần thiết đối với người thầy giáo. Các yếu tố lịch sử là công cụ hỗ trợ hiệu lực cho việc DH trên nhiều phương diện từ xây dựng nội dung đến việc thiết kế các biện pháp chuyển hóa sƣ phạm, lựa chọn hình thức, PPDH. Để có thể thực hiện tốt mục tiêu DH SH, GV cần thiết phải có những hiểu biết về các yếu tố lịch sử của nội dung SH ở TH, phải hiểu biết các vấn đề như: con người đã lao động như thế nào để sáng tạo ra số tự nhiên, phân số? Các hình ảnh cụ thể trực quan là cần thiết như thế nào trong các bước đầu tiên khi giới thiệu kiến thức?… GV cần hiểu r vai trò, ý nghĩa của các yếu tố lịch sử ấy đối với việc DH và biết cách sử dụng chúng vào quá trình DH.

Ví dụ 1.1. Khi nói đến nội dung DH SH ở lớp 5, GV phải biết đƣợc SH ở lớp 5 có trọng tâm là DH số thập phân, mục đích cung cấp cho HS một dạng số mới, mở rộng vai trò tác dụng hơn so với số tự nhiên, một công cụ biểu di n các số đo đại lƣợng và có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Các kiến thức trọng tâm và các KN tương ứng cần hình thành cho HS gồm: khái niệm số thập phân, số thập phân bằng nhau, các quy tắc tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân…, KN đọc, viết, phân tích cấu tạo hàng của số thập phân…

Số thập phân là cách viết các phân số thập phân ở dạng tiện dụng (không còn mẫu số). Các phép toán trên số thập phân đƣợc dạy ở lớp 5 thực chất là các

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Góp phần phát triển năng lực dạy học số học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học ở trường đại học (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)