Mô hình tổng quát nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học: Phần 2 - ĐH CNTT&TT (Trang 27 - 31)

TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KINH TẾ

5.3. Mô hình tổng quát nền kinh tế quốc dân

5.3.1. Mô tả về mô hình Nội dung của mô hình

Mô hình của một đối tượng nghiên cứu là sự phản ánh có chọn lọc các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, trong nền kinh tế bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng người ta chỉ phản ánh một số hoạt động của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa chúng.

Việc phản ánh trong quá trình mô hình hóa được thực hiện thông qua các công cụ toán học là:

- Việc phản ánh trong quá trình mô hình hóa được thực hiện thông qua các công cụ toán học là:

- Các biến số: phản ánh các chỉ tiêu hướng dẫn trong quá trình xây dựng kế hoạch.

- Các thông số: phản ánh chỉ tiêu mang tính điều khiển như mức lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ suất vốn ICOR

- Các hệ số: Là các thông tin như như những hằng số được tổng kết từ các thống kê trong thực tế, phản ánh những quan hệ tỷ lệ như các hệ số chi phí công nghệ trong bảng cân đối liên ngành I/O(Input/Output), các định mức giá cả, chi phí cho một đơn vị sản phẩm, giá cước vận tải,…

Người ta có thể ứng dụng nhiều loại mô hình khác nhau:

a)Mô hình cân đối

Trong đó có các phương trình phản ánh các quan hệ như các định nghĩa và các quan hệ cân đối, cân bằng trong nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa của nền kinh tế. Điển hình là mô hình cân đối liên ngành I/O của Leontiew W hoặc các biến dạng của nó.

b) Mô hình kinh tế lượng (econometrics): Phản ánh hoạt động của nền kinh tế thông qua việc sử dụng toán học, thống kê và kinh tế để phân tích các số liệu thống kê các năm đã qua và một số dự kiến. Trong các phương trình của mô hình có các phương trình, định nghĩa, các phương trình được xây dựng theo quan hệ hồi quy (được tính toán thông qua các phương pháp thống kê).

Ngoài ra còn có mô hình đơn giản có tính chất phân tích số liệu và giả thiết ban đầu, trong đó người ra rất coi trọng việc xây dựng các hàm sản xuất để phân tích sơ bộ.

Giới thiệu Cobb – Douglas

Hàm sản xuất với độ co dãn thay thế hằng số(CES) có dạng:

y= f(x)=C0 CES

S h n

j

h j

jx f

C  

  1

Xét hàm CES với trường hợp CJ 0; 

n

j

Cj 1

1 fCD=limfCES

Hàm Cobb –Douglas đơn giản nhất là có dạng fCD=AKαLβ, trong đó α+β=1.

Khi loga hóa thì sẽ được hàm loga tuyến tính, thuận lợi trong phân tích thiết kế:

m j x g

L K A f

i( ) 0, 1, log

log

xXRn

c) Mô hình tối ưu hóa: là mô hình được mô tả bằng:

Max f(X1, X2,…,Xn)

Với các điều kiện ràng buộc.

d) Mô hình cân bằng tổng quát

Mô hình cân đối tổng quát có thể tính được trên máy tính, năm 1982 đã được Kemai, Dervis, Jaome De Melo và Sllermasn Robinson xây dựng lần đầu tiên ở Hoa kỳ như một công trình nghiên cứu của ngân hàng thế giới, sau đó được ứng dụng ở Nhật Bản và các nước khác. Hơn thế, Giáo sư Nhật Bản Mistuo Ezaki còn ứng dụng mô hình này trong một số nước châu Á và hình thành việc liên kết mô hình CGE của 10 nước để nghiên cứu tác động qua lại.

5.3.2. Mô tả tổng quát mô hình của Ezaki

Mô hình Ezaki là một hệ thống các phương trình mô tả mối liên kết cân bằng ở dạng tổng quát giữa cơ cấu sản xuất, thu nhập của các nhóm ngành khác nhau và các dạng nhu cầu(vốn, lao động).

Trong một mô hình, như đã trình bày ở trên, bao giờ cũng bao hàm các biến, các hệ số và các tham số liên kết với nhau trong các quan hệ nhân quả.

Biến số được chia ra hai loại: Biến nội (endogenuos) và biến ngoại(exogenuos). Biến nội phản ánh các quan hệ nhân quả, sẽ được tính toán trong quá trình xử lý mô hình, còn biến ngoại là các “đầu vào” được cho bên ngoài các tính toán mô hình.

Như mọi người đều biết, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 về mặt kinh tế đã được nêu trong Nghị quyết của Đảng là:

- Tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.

- Bảo đảm sự ổn định của các cân đối vĩ mô.

- Xây dựng các điều kiện tiền đề về 4 lĩnh vực( phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng và khu vực thể chế).

Để thực hiện mục tiêu nêu trên cần đưa ra các mục tiêu định lượng cụ thể là:

1. Tăng GDP 9 – 10%, nông nghiệp 4,5 – 5%, công nghiệp – xây dựng 14 – 15% và dịch 12 – 13%.

2. Giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm.

3. Củng cố an ninh quốc phòng

4. Xóa đói giảm nghèo, giữ vững cân bằng sự phát triển giữa các vùng.

5. Nâng cao mức sống của nhân dân.

6. Tăng tích lũy nội bộ nền kinh tế từ mức trên dưới 20% GDP lên 25 – 30%

GDP năm 2000.

7. Tạo điều kiện tiền đề cho bước phát triển nhanh sau năm 2000 v.v…

Mô hình Ezaki đã được sử dụng để thử đánh giá về các điều kiện và nhu cầu thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000, trong đó có sử dụng bảng cân đối liên ngành(I/O table) và làm rõ cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam.

Say này các chuyên gia Việt Nam cũng đã thử sử dụng mô hình Ezaki để dự báo cho giai đoạn 2001 – 2010.

Trong mô hình Ezaki đã chia nền kinh tế thành năm ngành được gộp lại từ bảng I/O gồm 25 ngành của nền kinh tế năm 1995.

Bảng 5.2: I/O

- Điện, khí - Thuốc

- Nước - Chế biến lương thực, thực phẩm

- Mỏ - Da, giày

- Vật liệu xây dựng - Dệt

- Thép - Sản phẩm điện, điện tử

- Hóa chất, phân bón, cao su, chất dẻo - Công nghiệp chế biến khác

- Trồng trọt - Thương mại, cung cấp vật tư

- Chăn nuôi - Du lịch

- Lâm nghiệp - Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

- Thủy sản - Quản trị công cộng

- Xây dựng - Khách sạn. nhà hàng

- Giao thông vận tải - Văn hóa, y tế, giáo dục - Bưu điện, viễn thông

Để thuận tiện cho việc phân tích, người ta đã quy về bảng cân đối của năm ngành kinh tế.

- Nông, lâm ngư nghiệp

- Công nghiệp nhẹ

- Công nghiệp nặng(bao gồm cả khai mỏ, điện và hóa chất) - Xây dựng

- Dịch vụ

Các biến của mô hình Ezaki như sau:

*Biến nội:

- Các biến giá cả: lạm phát, lãi suất …

- Các biến định lượng về khối lượng sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu dùng trung gian,…

- Nhu cầu về lao động - Vốn đầu tư

- GDP danh nghĩa và GDP thực tế theo các ngành cũng với nhịp tăng của các chỉ tiêu đó.

*Biến ngoại(12 biến)

- Tổng lượng đầu tư danh nghĩa và cơ cấu đầu tư theo ngành.

- Tổng phương tiện thanh toán.

* Các thông số:

- Các khoản bao cấp và lệ phí - Các tỷ lệ và quan hệ

Từ đó đi tới các khối và 46 hệ phương trình của mô hình Ezaki là(sau này cải tiến mới nhất đưa thành 48 phương trình)

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học: Phần 2 - ĐH CNTT&TT (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)