TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KINH TẾ
5.5. Quản lý kinh tế
5.5.3. Nội dung quản lý - các nguyên tắc và phương pháp quản lý kinh tế
Mục tiêu
A B
C C’
Hệ thống kế hoạch
Hệ thống kinh tế S D
Trong quản lý kinh tế người ta đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau:
1. Lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hạch toán và kiểm tra.
2. Xây dựng phương pháp luận, công nghệ và tổ chức, các chức năng quản lý, sử dụng tổng hợp các mô hình toán kinh tế và các phương pháp khoa học khác trong thực tiễn quản lý.
3. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống khớp nhau các đòn bẩy kinh tế, hành chính, pháp chế và quy phạm quản lý.
4. Phân định quyền hạn và trách nhiệm, xây dựng cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý, nghiên cứu và tính toán các nhân tố con người trong các quá trình quản lý.
5. Tác động qua lại giữa người và máy trong hệ thống quản lý tự động hóa, các vấn đề thiết kế và áp dụng hệ thống tự động hóa nói chung.
6. Cải tiến và đổi mới quản lý:
Quản lý phải luôn luôn chú ý tới hiệu quả của quản lý.
- Phát huy các nhân tố và phương pháp quản lý có hiệu quả.
- Không ngừng cải tiến và đổi mới quản lý về:
+ Các biện pháp kinh tế xã hội, nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật.
+ Các cơ chế và chính sách quản lý kinh tế - xã hội.
+ Tổ chức sản xuất
+ Luôn luôn chú ý tới mô hình hướng đích và thực hiện nó.
b. Các nguyên tắc quản lý kinh tế
Các nguyên tắc quản lý kinh tế là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn, hành vi mà các cơ quan quản lý và các nhà lãnh đạo phải tuân thủ trong quá trình quản lý.
Nguyên tắc quản lý phải thể hiện được yêu cầu của quy luật khách quan, phải phản ánh đúng tính chất và các quan hệ quản lý và phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Quá trình quản lý phải tuân theo 4 nguyên tắc chính đó là:
*) Tính thống nhất giữa chính trị và kinh tế: Chính trị là tổng thể các quan điểm, các phương pháp hoạt động thực tế nhất định của Đảng, Nhà nước, của giai cấp mà mấu chốt là vấn đề chính quyền.
Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế và phát huy vai trò điều hành quản lý của Nhà nước.
Nguyên tắc này bảo đảm quan hệ hợp lý giữa kinh tế và chính trị: Chính trị đúng đắn sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế. Kinh tế vững mạnh sẽ hỗ trợ cho chính trị ổn định.
Đảng là lực lượng lãnh đạo kinh tế: Đảng phải chỉ rõ con đường, biện pháp, phương tiện để thực hiện đường lối, chủ trương. Đảng phải động viên được đông đảo quần chúng, đoàn kết nhất trí thực hiện đường lối chủ trương.
Nhà nước quản lý kinh tế(cấp vĩ mô): Nhà nước phải biến đường lối chủ trương của Đảng thành kế hoạch. Nhà nước phải dùng quyền của mình thống nhất ban hành pháp luật, thể chế. Phải chăm lo giải quyết vấn đề cán bộ, lao động. Phải thực hiên triển khai thực hiện kế hoạch di chính Nhà nước vạch ra. Phải kiểm tra tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
Đảng và Nhà nước phải thực hiện theo khẩu hiệu”Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
*) Tập trung dân chủ
Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thể hiện trong khuôn khổ của tập trung.
Biểu hiện của tập trung: Thông qua công tác kế hoạch hóa, thông qua hệ thống pháp luật, quản lý kinh tế - lưu thông, phân phối. Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp.
Biểu hiện của dân chủ: Xác định rõ phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp. Hạch toán kinh tế. Chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa. Giáo dục bồi dưỡng trình độ kiến thức cho quần chúng. Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ.
*) Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích xã hội
Bản chất của lợi ích: Lợi ích là sự vận động tự giác chủ quan của con người nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Lợi ích còn là phương tiện của quản lý cho nên phải dùng nó để động viên con người.
Nội dung của nguyên tắc: Phải kết hợp 3 lợi ích của xã hội(Nhà nước, tập thể, cá nhân) trên cơ sở các đòi của các quy luật khách quan.
Các biện pháp kết hợp tốt 3 lợi ích:
- Phải có đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn.
- Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh tế, kết hợp không đối lạp giữa khuyến khích lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
*) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Quan hệ giữa tiết kiệm và hiệu quả: Đó là 2 mặt của cùng một vấn đề và làm sao cho kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh là lớn nhất trong phạm vi cụ thể.
Khả năng và biện pháp tiết kiệm:
- Giảm chi phí vật tư thông qua biện pháp đổi mới công nghệ
- Giáo dục ý thức tiết kiệm, nâng cao tay nghề cho người lao động để tránh hỏng hóc phế phẩm
- Sử dụng các lợi ích kinh tế để khuyến khích, động viên tiết kiệm - Sớm ban hành các cách tính toán hiệu quả, thống nhất trong cả nước.
d. Các phương pháp quản lý kinh tế
Phương pháp quản lý kinh tế là các cách thức tác động có chủ đích của chủ thể lên đối tượng trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của quản lý.
Đặc điểm: Linh hoạt, có tính lựa chọn, nó thể hiện tài nghệ của người lãnh đạo trong quản lý.
Căn cứ để lựa chọn: Dựa vào mục tiêu của quản lý. Các đòi hỏi của quy luật khách quan và của các nguyên tắc quản lý. Thực trạng và xu thế biến động của đối tượng. Ràng buộc của môi trường.
Quản lý kinh tế được phân ra thành 3 phương pháp:
- Phương pháp giáo dục: Là các cấp tác động về mặt tư tưởng đối với người lao động giác ngộ trách nhiệm, quyền lợi và hăng hái thi đua làm việc
-Phương pháp hành chính: là những tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tượng thông qua các quyết định dứt khoát, bắt buộc cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, không được bàn cãi.
- Phương pháp kinh tế: Là cách tác động gián tiếp thông qua các lợi ích kinh tế và các đòn bẩy kinh tế, làm cho người lao động, các cơ quan quan tâm tới kết quả cuối cùng của lao động mà tự giác sáng tạo, hăng hái thi đua sản xuất.