Vận dụng các quy luật trong quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học: Phần 2 - ĐH CNTT&TT (Trang 46 - 49)

TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG KINH TẾ

5.5. Quản lý kinh tế

5.5.5. Vận dụng các quy luật trong quản lý kinh tế

a. Khái niệm cơ bản

Định nghĩa quy luật: Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, bền vững, lặp đi lặp lại của sự vật và hiện tượng trong các điều kiện nhất định

Tính chất của quy luật:

Con người không thể tạo ra quy luật khi điều kiện của nó chưa có, cũng không thể xóa bỏ quy luật nếu điều kiện của nó vẫn còn.

Các quy luật tồn tại hoạt động không phụ thuộc vào con người có nhận thức được nó hay không, có thích nó hay không thích nó.

b. Kinh tế và quy luật kinh tế

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất(vốn, lãi, kỹ thuật, thông tin,…) và các quan hệ vật chất giữa con người với con người trong quá trình sản xuất trực tiếp, lưu thông, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, mà mấu chốt là vấn đề sử hữu và vấn đề lợi ích

Kinh tế →Sở hữu→ Lợi ích Các quy luật kinh tế:

- Quy luật giá trị

- Quy luật cung cầu - Quy luật cạnh tranh

Đặc điểm của các quy luật kinh tế: Các quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động thông qua các hoạt động của con người. Các quy luật kinh tế có độ bền vững kém hơn các quy luật khác.

Tiền đề vận dụng các quy luật kinh tế: Phải nhận thức được quy luật kinh tế.

Phải giải quyết đúng vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích cho con người và xã hội. Phải phát huy vai trò và điều hành, quản lý của Nhà nước.

c. Cơ chế quản lý kinh tế

Cơ chế quản lý kinh tế là tổng thể các quy định, phương pháp, các hình thức và phương tiện cho chủ thể quản lý kinh tế đề ra nhằm tác động vào đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu.

Phân loại: Ba cách cơ bản là:

- Cơ chế thị trường:

Trong cơ chế thị trường các đơn vị cá biệt được tự do sản xuất kinh doanh và tác động lẫn nhau trên thị trường. Nó có thể mua – bán hoặc trao đổi các sản phẩm cho các đơn vị kinh tế khác.

Trong một thị trường các giao dịch có thể tiến hành thông qua trao đổi bằng hiện vật hay trao đổi bằng tiền.

Xã hội phân bố các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả. Quá trình điều chỉnh giá cả sẽ khuyến khích xã hội phân bố lại các nguồn lực để phản ánh được sự khan hiếm đã tăng lên của một loại hàng hóa nào đó.

Thị trường mà Nhà nước không can thiệp vào gọi là thị trường tự do. Các cá nhân trên thị trường tự do theo đuổi quyền lợi của mình bằng cách cố gắng làm càng nhiều cho mình càng tốt tùy theo khả năng của mình, không có sự giúp đỡ hoặc can thiệp của chính phủ. Mặc dù với động cơ cá nhân nhưng họ đã làm cho xã hội khá giả lên bằng cách tạo ra những việc làm và những cơ hội mới. Họ đã dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra xa hơn.

Những yêu cầu cơ bản của cơ chế quản lý kinh tế thị trường

Tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường: Tôn trọng và bảo vệ các quan hệ kinh tế, những hình thức khách quan của thị trường, bảo vệ

và thừa nhận quyền sở hữu của các doanh nghiệp, thừa nhận và bảo vệ các điều kiện của cạnh tranh.

Tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả: Quan tâm giải quyết các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể bao gồm hệ thống hạ tâng cơ sở (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước, giáo dục nguồn lực lao động, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường…)

Giải quyết các vấn đề do thị trường đặt ra: can thiệp vào giá cả, lãi suất, thuế khóa, tác động vào các hình thức kinh tế khách quan nhằm ổn định thị trường.

- Cơ chế mệnh lệnh:

Là cơ chế ở đó Chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuát và tiêu dùng.

Cơ chế kế hoạch của Chính phủ quyết định sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Sau đó hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các gia đình, các doanh nghiệp và công nhân.

Việc xây dựng một kế hoạch như vậy, trong đó không chỉ xác định các số lượng chính xác của từng loại sản phẩm phải sản xuất mà còn ấn định giá cả, theo đó các sản phẩm này được bán cho người tiêu dùng là một công việc có khối lượng khổng lồ. Chỉ cần nhà quản lý kế hoạch phạm sai lầm là có thể dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt to lớn một loại sản phẩm nào đó.

- Cơ chế hỗn hợp: Giữa hai thái cực thị trường tự do và cơ chế mệnh lệnh là khu vực kinh tế hỗn hợp.

Trong một nền kinh tế hỗn hợp khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tương tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế.

Nhà nước kiểm soát một phần đáng kể của sản lượng thông qua việc đánh thuế, thanh toán chuyển giao, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho lực lượng quốc phòng và cảnh sát. Nhà nước cũng điều tiết mức độ theo đuổi lợi ích cá nhân.

Trong một nền kinh tế hỗn hợp Chính phủ cũng có thể đóng vai trò là nguồn sản xuất các hàng hóa tư nhân thông qua các doanh nghiệp nhà nước.

Nội dung tổng quát của cơ chế quản lý kinh tế

- Xác định đường lối, chủ trương, chiến lược, mục tiêu phát triển.

- Xác định cơ cấu của nền kinh tế bao gồm cơ cấu sản xuất, cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý, đảm bảo tính hoàn chỉnh cho hệ thống kinh tế.

- Xác định phương thức trao đổi giữa sản xuất và tiêu thụ. Tổ chức sản xuất phù hợp với đường lối, chủ trương

- Xây dựng hệ thống kế hoạch bao gồm kế hoạch định hướng của nhà nước và kế hoạch sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế(giá, lương, thuế, tài chính…) - Hạch toán và hiệu quả kinh tế

Khuyết tật của cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp:

- Quản lý bằng mệnh lệnh, áp đặt chủ quan, nôn nóng, bất chấp mọi quy luật.

- Các cơ quan cấp trên can thiệp thô bạo vào các cơ quan cấp dưới, nhưng lại không chịu trách nhiệm về mặt vật chất cho chủ thể.

- Bộ máy quản lý thì cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian kém hiệu lực.

- Cán bộ quản lý phần lớn không thạo kinh doanh, tác phong cửa quyền, thu vén.

- Xem nhẹ các quy luật của nền kinh tế hàng hóa thị trường d. Tâm lý con người

Sau các quy luật kinh tế, các quy luật tâm lý có vị trí cực kỳ quan trọng trong quản lý. Quản lý về thực chất là quản lý con người: mà con người đồng thời cái đặc trưng, cái cơ bản để phân biệt với các sự vật khác chính là tâm lý. Muốn quản lý kinh tế thành công người lãnh đạo phải biết.

- Tâm lý của bản thân mình

- Tâm lý của người khác(cấp trên, cấp dưới…)

Một phần của tài liệu Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học: Phần 2 - ĐH CNTT&TT (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)