Chương 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ ĐỊA
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu [2],[11]
Huyện Gò Công Đông là một trong 10 huyện, thị, thành thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm ở tọa độ 106P0P35’-106P0P7’30’’ kinh độ đông và 10P0P07’-10P0P30’ độ vĩ bắc. Vị trí địa lý được xác định: Phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Tân Phú Đông, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây, phía Đông giáp biển Đông.
Huyện Gò Công Đông có 13 đơn vị hành chính, có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh và cả nước. Toàn bộ phía Đông của huyện tiếp giáp với 32km bờ biển với 02 cửa sông lớn là Cửa Tiểu và cửa Soài Rạp là các cửa ngõ thông ra biển Đông, là điều kiện thuận lợi để giao lưu với tỉnh bạn và quốc tế.
Đồng thời đây là nơi hội tụ nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào phong phú. Bên cạnh đó, biển và bờ biển là hướng phòng thủ chiến lược trong việc bảo vệ nền kinh tế- chính trị trong khu vực.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 26.768,16 ha, dân số 143.418 người.
Huyện Gò Công Đông có địa hình tương đối bằng phẳng, khuynh hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam và Tây Đông, đất phù sa cổ và phù sa ven biển chiếm phần lớn diện tích.. Đặc biệt với 20km bờ biển với hàng ngàn ha bãi bồi rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại thủy hải sản như nghêu, tôm, cua và các loài đặc sản biển khác. Khí hậu Gò Công Đông nằm trong chế độ khí hậu chung cả miền Tây Nam bộ, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình hàng năm 27,9P0PC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.191mm.
Huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ), cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng 10 đến tháng 02 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng).
Ngoài ra, chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều biển Đông.Vùng ven biển, thuộc hệ thống các cửa sông giáp biển nên từ lâu đã thiết lập được hệ thống rừng trồng ngập mặn với diện tích 2.028ha gồm các loại bần, đước, mắm, dừa nước, phi lao.
Thực vật dưới tán lá rừng ngập mặn rất phong phú gồm 75 loài thuộc 35 họ.
Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển:
Cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão : nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc xã Tân Thành (Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4.055ha. Độ cao đường bình độ từ 0,6 đến - 6,0m, vùng ven bờ nổi lên khi triều kém.
Cồn Ngang : nằm tiếp giáp phía Đông cù lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân (Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1.617ha. Độ cao dường bình độ từ -1,1 đến -0,6m, nổi một phần diện tích khi triều kém. Hiện một số khu vực cao trên cồn đã trồng được phi lao, mắm ...
Cồn Vượt : nằm cách 1,5km về phía Đông Nam cồn Ngang, có chiều dài 10km, rộng 3km, với diện tích 3.188ha. Độ cao đường bình độ từ -2,3 đến - 6,1m, ngập hoàn toàn.
Với cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông). Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam .Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh.
Với điều kiện nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ: gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu ... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Về hải sản có tiềm năng khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá., hàng năm cung cấp cho thị trường trên 20.000 tấn nghêu được nuôi tại khu vực ven biển Gò Công.
Trong những năm qua ngành đã sản xuất được nghêu giống nhân tạo, song cũng còn rất khiêm tốn.
Việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nghêu giống tại Tân Thành là nhu cầu cấp thiết, không chỉ phục vụ nhu cầu nuôi tại chỗ mà còn phát triển ra các vùng lân cận như Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre), Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh),….
Phát huy lợi thế của vùng kinh tế biển, cùng với chương trình ngọt hóa Gò Công đã khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế, cơ cấu giá trị tính theo giá trị thực tế năm 2007. Cụ thể:
- Khu vực I (nông-lâm-ngư) đạt 68,8%
- Khu vực II (công nghiệp-xây dựng) đạt 9,5%
- Khu vực III (thương mại-dịch vụ) đạt 21,7%
Huyện Gò Công Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời, thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được 01 vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp bênh do đó đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau vụ mùa nhân dân phải đi làm thuê mướn nơi khác để tìm nguồn thu nhập thêm. Trước tình hình đó, được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án ngọt hóa Gò Công đã tạo sự chuyển biến tột bậc cho vùng Gò Công, trong đó có huyện Gò Công Đông.
Sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định, từ sản xuất chỉ 01 vụ/năm đến năm 2002 có 13.000ha sản xuất 03 vụ lúa/năm, 3.256ha sản xuất 02 vụ/năm. Năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha.
Sản lượng lương thực 180.000 tấn, bình quân lương thực 960kg/đầu người. Riêng trong năm 2007, tổng sản lượng lương thực 195.931 tấn, trong đó sản lượng lúa thơm giá trị cao chiếm 60%, sản lượng lúa chất lượng cao chiếm 30%.
Từ thực tế độc canh cây lúa dần dần chuyển sang đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Sản xuất hoa màu gia tăng với diện tích gieo trồng hàng năm 8.300ha. Kinh tế vườn từng bước phát triển với diện tích 2.160ha (trong đó khoảng 700ha trồng cây sơ ri).
Phong trào chăn nuôi ổn định hàng năm duy trì đàn heo 44.012 con, gần 01 triệu con gia cầm. Nuôi bò, dê đang có xu thế phát triển .
Sản xuất ngư nghiệp đang được quan tâm đầu tư có bước phát triển khởi sắc nhất là lĩnh vực nuôi thủy sản. Đến năm 2008, huyện giữ vững diện tích nuôi thủy sản hàng năm là 3.566ha. Trong đó nuôi tôm sú vẫn giữ vai trò chủ đạo với số lượng con giống thả nuôi gần 300 triệu con đã tạo nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động đánh bắt hải sản giảm số phương tiện do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, ngư dân thiếu vốn tích lũy để đầu tư cải tạo, đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ.
Tổng sản lượng thủy hải sản thu hoạch hàng năm của huyện 55.140 tấn. Để khai thác tiềm năng ngư nghiệp huyện đang tranh thủ cấp trên đầu tư để đưa vào khai thác các vùng dự án nuôi tôm Bắc Gò Công, diện tích đất lúa ven đê năng suất thấp sang nuôi thủy sản
Kết luận chương 2
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là mối đe dọa hiện hữu đối với mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các công trình khoa học ở trong nước và thế giới trong những năm qua đã tập trung xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, tìm kiếm các giải pháp hạn chế tình trạng xấu đi của khí hậu toàn cầu cũng như các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đã có một số tác giả và công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến từng lĩnh vực cụ thể. Về lĩnh vực tìm hiểu tác động của BĐKH đến sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng nông thôn, đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư nhưng đến nay vẫn có rất ít công trình khoa học được công bố. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi hình thành đề tài luận văn“Tác động của Biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang