Kiểm định sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang (Trang 57 - 61)

3.4.1. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nhóm tuổi

Kết quả phân tích Anova cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê đánh giá về mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm tuổi. Do mức ý nghĩa sig. > 0,05 không thể bác bỏ giả thuyết HROR “Không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về sự đánh giá về mức độ tác động của BĐKH đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương”.

Bảng 3.20: Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi Đánh giá mức độ tác động của BĐKH

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .482 3 .161 .328 .805

Within Groups 172.178 352 .489

Total 172.660 355

3.4.2. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm theo địa bàn cư trú:

Kết quả phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm khác nhau theo nơi cứ trú. Do mức ý nghĩa sig. < 0,05 có thể bác bỏ giả thuyết HROR“Không có sự khác biệt về sự đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm theo địa bàn cư trú.”

Bảng 3.21: Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú Đánh giá mức độ tác động của BĐKH

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 13.549 2 6.775 15.030 .000 Within Groups 159.111 353 .451

Total 172.660 355

Kết quả phân tích sâu Anova bằng phương pháp kiểm định Tamhane’s cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm dân cư cư trú ở vùng ven biển và vùng nông thôn trong đánh giá mức độ tác động của BĐKH. Kết quả thống kê mô tả cho thấy dân cư vùng ven biển đánh giá BĐKH tác động đến sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng hơn nhóm dân cư vùng nông thôn, thể hiện ở giá trị trung bình lần lượt là M = 2,80 và 2,33 (phụ lục 4).

Bảng 3.22: Kết quả kiểm định Tamhane’s

(I) Nơi cư

trú (J) Nơi cư trú Mean Difference

(I-J)

Std.

Error Sig.

95% Confidence Interval Lower Bound

Upper Bound Thị trấn Nông thôn .244 .115 .109 -.04 .53

Vùng ven biển -.222 .141 .316 -.57 .12 Nông thôn Thị trấn -.244 .115 .109 -.53 .04 Vùng ven biển -.467P* .100 .000 -.71 -.23 Vùng ven

biển Thị trấn .222 .141 .316 -.12 .57

Nông thôn .467P* .100 .000 .23 .71

Bảng 3.23: Thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH của các nhóm dân cư theo địa bàn cư trú

N Mean SD Std.

Error

95% Confidence Interval for Mean

Min Max Lower

Bound

Upper Bound

Thị trấn 45 2.58 .723 .108 2.36 2.79 1 4

Nông thôn 231 2.33 .602 .040 2.26 2.41 1 4 Vùng ven biển 80 2.80 .818 .091 2.62 2.98 1 4 Tổng cộng 356 2.47 .697 .037 2.40 2.54 1 4 3.4.3. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nghề nghiệp

Kết quả phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm khác nhau theo nghề nghiệp. Do mức ý nghĩa sig. < 0,05 có thể bác bỏ giả thuyết HROR“Không có sự khác biệt về sự đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm theo nghề nghiệp.”

Bảng 3.24: Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp Đánh giá mức độ tác động của BĐKH

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 8.673 6 1.446 3.076 .006 Within Groups 163.987 349 .470

Total 172.660 355

Kết quả phân tích sâu Anova bằng phương pháp kiểm định Tukey HSD cho thấy có sự khác biệt giữa ngư dân và nông dân trong đánh giá mức độ tác động của BĐKH với mức ý nghĩa sig.<

0,05. Kết quả thống kê mô tả cho thấy ngư dân đánh giá BĐKH tác động đến sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng hơn nông dân, thể hiện ở giá trị trung bình lần lượt là M = 2,89 và 2,40) (Phụ lục 5).

Bảng 3.25: Kết quả kiểm định Tukey HSD

(I) Nghề

nghiệp (J) Nghề nghiệp Mean Difference

(I-J)

Std.

Error Sig.

95% Confidence Interval Lower Bound

Upper Bound Ngư dân Công chức, viên chức .285 .190 .746 -.28 .85

Buôn bán .533 .186 .067 -.02 1.09

Công nhân .279 .247 .918 -.45 1.01

Nông dân .497P* .164 .041 .01 .98

Nội trợ .020 .289 1.000 -.84 .88

Làm thuê -.105 .377 1.000 -1.22 1.01

Bảng 3.26: Thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH của các nhóm dân cư theo nghề nghiệp

N Mean Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval for

Mean Min Max

Lower Bound Upper Bound Công chức, viên

chức

41 2.61 .737 .115 2.38 2.84 2 4

Buôn bán 47 2.36 .764 .111 2.14 2.59 1 4

Công nhân 13 2.62 .768 .213 2.15 3.08 2 4

Ngư dân 19 2.89 .809 .186 2.50 3.28 2 4

Nông dân 224 2.40 .641 .043 2.31 2.48 1 4

Nội trợ 8 2.88 .641 .227 2.34 3.41 2 4

Làm thuê 4 3.00 .816 .408 1.70 4.30 2 4

Tổng cộng 356 2.47 .697 .037 2.40 2.54 1 4

3.4.4. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo giới tính:

Kết quả phân tích Anova cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê đánh giá về mức độ tác động của BĐKH giữa hai nhóm nam và nữ. Do mức ý nghĩa sig. > 0,05 không thể bác bỏ giả thuyết HROR “Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về sự đánh giá về mức độ tác động của BĐKH đối với sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương”.

Bảng 3.27: Kết quả phân tích Anova theo giới tính Đánh giá mức độ tác động của BĐKH

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .150 1 .150 .308 .579 Within Groups 172.510 354 .487

Total 172.660 355

Kết luận chương 3

Qua quá trình thu thập tài liệu và tiến hành khảo sát thực tế cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của 400 người dân đang sinh sống trên địa bàn các xã thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và dựa trên kết quả phân tích chúng tôi rút ta đươc một số nhận định sau:

- Người dân bước đầu đã nhận thức được BĐKH là gì thông qua các phương tiện truyền thông, qua báo chí, qua người thân , qua bạn bè, qua chính quyền địa phương …

- Thấy được các tác động của BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH đến sinh hoạt, sản xuất và cuộc sống với các diễn biến thất thường của thời tiết, các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, vấn đề xâm nhập mặn, nguồn nước sinh hoạt, năng suất, cơ cấu mùa vụ, tình hình sức khoẻ, thu nhập….mà đối tượng bị tổn thương nhiều nhất là người dân sinh sống vùng ven biển đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em….

- Về các giải pháp ứng phó và thích nghi với hiện tượng khan hiếm nguồn nước ngọt, xâm nhập mặn và nước biển dâng, thì giải pháp được đồng tình, ủng hộ nhiều nhất là đắp đê ngăn nước biển dâng đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm thích ứng trong tình hình mới.

- Đa số người dân đều nhận thức được rằng việc đi tìm các giải pháp ứng phó và thích nghi với các tác động của BĐKH và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Dựa trên các kết quả khảo sát và các nhận định vừa nêu, chúng tôi xem đó là cơ sở để đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)