Tình hình khai thác và s ử dụng nguồn nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang (Trang 50 - 55)

3.2. Thống kê mô tả

3.2.4: Tình hình khai thác và s ử dụng nguồn nước

3.2.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt:

Bảng 3.12: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở địa phương STT Nguồn cung cấp nước Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Nước mưa 259 71.7

2 Nước sông, ao, hồ 121 33.5

3 Nước thủy cục 93 25.8

4 Nước kênh đào 39 10.8

5 Nước giếng khoan 12 3.3

Qua số liệu khảo sát cho thấy, nước mưa vẫn là nguồn chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương (tỷ lệ 71,7%), nguyên nhân do tập quán sinh hoạt của cư dân địa phương cũng

giống như nhiều địa phương khác của Đồng bằng sông Cửu Long nước mưa vẫn là nguồn nước uống chủ yếu, ngoài ra còn đáp ứng các nhu cầu khác về sinh hoạt, tuy nhiên do hệ thống bể chứa dung tích nhỏ theo từng hộ gia đình nên nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất rất khan hiếm trong mùa khô; nguồn nước sông, ao hồ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (tắm, giặt) do nguồn nước giếng khoan khan hiếm vì tầng nông bị nhiễm mặn và nguồn nước thủy cục chỉ mới được tỉnh đầu tư trong thời gian gần đây, đặc biệt việc xây dựng nhà máy nước Đồng Tâm và hệ thống ống dẫn từ thành phố Mỹ Tho về Thị xã Gò Công dài khoảng 40 km là một trong những giải pháp góp phần cung cấp nguồn nước ngọt ổn định và đảm bảo chất lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của các huyện phía Đông của tỉnh, trong đó có huyện ven biển Gò Công Đông.

Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở địa phương

71.7

33.5

25.8

10.8

3.3

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nước mưa Nước sông, ao, hồ Nước thủy cục Nước kênh đào Nước giếng khoan

%

3.2.4.1. Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước sinh hoạt:

Bảng 3.13: Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước ở địa phương STT Tình hình thay đổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tốt hơn 36 10.0

2 Bị nhiễm mặn 124 34.3

3 Bị nhiễm phèn 25 6.9

4 Bị ô nhiễm (nhiễm bẩn) 109 30.2

5 Vẫn như vậy 61 16.9

6 Ý kiến khác 6 1.7

Tổng cộng 361 100

Theo đánh giá của nhân dân địa phương nguồn nước sinh hoạt trong những năm gần đây có nhiều thay đổi theo xu hướng xấu đi, tổng cộng có 124 người (34,2%) cho rằng nguồn nước bị nhiễm mặn, 109 người (30,2%) cho rằng nguồn nước bị nhiễm bẩn, 6,9% cho rằng nguồn nước bị nhiễm phèn; trong khi đó có 16,9% cho rằng nguồn nước vẫn như vậy không thay đổi và có 10,0%

cho rằng nguồn nước sinh hoạt có thay đổi theo xu hướng tốt hơn.

3.2.4.2. Tình hình xâm nhập mặn:

Bên cạnh sự khan hiếm nguồn nước ngọt, có 305/361 người (84,5%) cho rằng vấn đề xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Trong đó 70,9%

mẫu khảo sát cho rằng tình hình xâm nhập mặn ở địa phương trong những năm gần đây có xu hướng kéo dài hơn so với trước đây, có 18,3% cho rằng tình hình xâm nhập không thay đổi và chỉ có 4,7% cho rằng thời gian xâm nhập mặn có thay đổi theo hướng rút ngắn lại so với thời gian trước (Bảng 3.14).

Bảng 3.14: Tình hình xâm nhập mặn ở địa phương STT Tình hình xâm nhập mặn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Rút ngắn lại 17 4.7

2 Không thay đổi 66 18.3

3 Kéo dài hơn 256 70.9

4 Không có ý kiến 22 6.1

Tổng cộng 361 100.0

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn Tiền Giang, tình hình xâm nhập mặn đo được tại Trạm Vàm Kênh (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) cho thấy: Thời gian xâm nhập mặn tại huyện Gò Công Đông thường bắt đầu từ tháng II và kéo dài đến tháng VII hàng năm.

Bảng 3.15: Tình hình xâm nhập mặn từ năm 2000 – 2009 [17]

(Trạm Vàm Kênh – xã Tân Thành – huyện Gò Công Đông)

Tháng Năm

II III IV V VI VII

Độ mặn (gam/lít)

2000 18,9 19,6 22,7 16,5 13,0 3,8

2001 18,7 26,2 23,0 19,6 15,1 8,9

2002 22,2 23,6 26,1 25,8 15,6 8,6

2003 25,4 27,1 21,3 22,9 13,9 12,4

2004 24,3 26,4 24,4 25,1 18,5 13,9

2005 25,9 29,8 29,7 21,0 19,8 10,3

2006 22,6 26,1 21,5 18,9 13,2 9,5

2007 22,6 27,8 27,9 22,3 15,2 9,6

2008 22,8 21,0 24,2 18,3 14,8 7,7

2009 19,7 22,1 27,0 16,8 8,6 5,5

- Tháng có độ mặn cao nhất trong năm thông thường diễn ra trong tháng III, tháng IV hàng năm. Trong 10 năm (2001-2009), tháng có độ mặn cực đại là tháng III năm 2005 số liệu đo được là 29,8 gam/lít, trong khi vào năm 2001 độ mặn tháng cao nhất vào tháng IV là 22,7%.

- Tháng có độ mặn thấp nhất trong các tháng xâm nhập mặn là tháng VII hàng năm. Trong 10 năm (2001-2009), tháng có độ mặn cao nhất là tháng VII năm 2004 là 13,9 gam/lít, nguyên nhân do năm 2004 là năm có lượng mưa thấp nhất trong dãy số liệu lượng mưa trung bình năm từ năm 2001 – 2009.

Cũng theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn Tiền Giang, mùa mưa tại huyện Gò Công Đông thường bắt đầu từ tháng IV hoặc tháng V và kết thúc vào tháng X hoặc tháng XI hàng năm.

Bảng 3.16: Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa, lượng mưa trung bình năm từ năm 2000 – 2009 (Trạm Gò Công) [17]

Năm Mùa mưa Lượng mưa trung

bình năm (mm)

Bắt đầu Kết thúc

2000 13-IV 2-XI 1.576

2001 14-V 10-XI 1.587

2002 11-V 3-XI 1.507

2003 9-V 25-X 1.158

2004 8-V 20-X 1.068

2005 12-V 5-XI 1.249

2006 16-V 13-X 1.257

2007 7-V 11-XI 1.651

2008 29-IV 4-XI 2.023

2009 26-IV 25-X 1.723

- Thời gian bắt đầu mùa mưa ở địa phương cũng diễn biến thất thường, thời gian bắt đầu mùa mưa sớm nhất là ngày 13/4/2000, thời gian bắt đầu mùa mưa muộn nhất là ngày 16/5/2006.

- Thời gian kết thúc mùa mưa sớm nhất là ngày 13/10/2006, thời gian kết thúc mùa mưa muộn nhất là ngày 10/11/2001.

Trong 10 năm (2001-2009) lượng mưa trung bình hàng năm là 1.480 mm. Lương mưa năm cao nhất là 2.023 mm (năm 2008), lượng mưa năm thấp nhất là 1.068 mm (2004). Lượng mưa trung bình giữa các năm có sự chênh lệch, cùng với diễn biến bất thường thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa hàng năm, dẫn đến tình hình xâm nhập mặn cũng diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực nhiều mặt đến tình hình sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Về ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến diện tích đất canh tác được thể hiện trong bảng 3.17 cho thấy: Hơn 70% mẫu khảo sát cho rằng tình hình xâm nhập mặn làm cho đất canh tác kém chất lượng gây khó khăn cho sản xuất, có 4,7% cho rằng xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp và 5,8% cho rằng ảnh hưởng xâm nhập mặn làm cho đất không canh tác được trong khi đó chỉ có 9,7% cho rằng xâm nhập mặn không ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác.

Bảng 3.17: Tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến diện tích đất canh tác STT Ảnh hưởng của xâm nhập mặn Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Không thay đổi 35 9.7

2 Không canh tác được 21 5.8

3 Kém chất lượng 255 70.6

4 Thu hẹp diện tích 17 4.7

5 Không có ý kiến 33 9.1

Tổng cộng 361 100.0

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)