Hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài sóc chụm (Glochidion Glomerulatum) và loài sóc lông (Glochidion Hirsutum) ở Việt Nam (Trang 39 - 42)

1.1. Giới thiệu về chi Glochidion

1.1.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi Glochidion

1.1.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ

Năm 2004, trong nghiên cứu về loài G. zeylanicum, nhóm tác giả Tanaka và cộng sự đã sử dụng các hợp chất 110-113 để tiến hành thử nghiệm in vitro ức chế sự tăng sinh đối với dòng virus Epstein-Barr (EBV-EA). Kết quả cho thấy các chất 110-113 đều thể hiện khả năng ức chế tốt với giá trị IC50 trong khoảng 290-341 mol/pmol TPA, cả bốn chất đều thể hiện khả năng ức chế tốt hơn chất d ng làm đối chứng dương là curcumin (với giá trị IC50 là 343 mol/ pmol TPA), trong đó hợp chất 111112 thể hiện hoạt tính mạnh hơn các chất còn lại. Dựa trên kết quả này, hợp chất 111 tiếp tục được tiến hành thử nghiệm in vivo với chuột mang u bướu trên da ở giai đoạn 2, sự tăng trưởng về cân nặng của chuột không bị ảnh hưởng khi đƣợc xử lí với hợp chất 111 và sự phát triển của khối u trên da của chuột đã chậm lại [41].

Năm 2005, các hợp chất 109-114 đã đƣợc phân lập từ loài G. eriocarpum bởi nhóm tác giả Prapawadee Puapairoj. Các hợp chất này sau đó đƣợc thử nghiệm hoạt tính chống tăng sinh tế bào của 3 dòng tế bào là ung thƣ tuyến vú (MCF-7), ung thƣ phổi (NCI-H460) và ung thƣ thần kinh trung ƣơng (SF-268). Kết quả thử nghiệm cho thấy các chất 110, 111, 114 thể hiện hoạt tính mạnh, ức chế sự tăng sinh cả 3 dòng tế bào trên với giá trị GI50 cho mỗi chất trên 3 dòng tế bào có giá trị từ 4,9 - 19,9 (M).

Hợp chất 109 thì thể hiện hoạt tính yếu hơn, trong khi đó hợp chất 112 thể hiện hoạt tính trung bình với chỉ một dòng tế bào MCF-7 (GI50 = 79,2  2,4 M). Hai chất 110111 ức chế sự phát triển của tế bào mạnh nhất, nên các tác giả đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính của hai chất này thông qua cơ chế kích thích quá trình chết theo

chương trình (apoptosis) của tế bào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất 111 đã gây chết đến 35,7% tế bào so với mẫu đối chứng tế bào chỉ tự chết 2,9% [35].

Trong nghiên cứu về loài G. coccineum, nhóm tác giả Xiao Haitao thông báo đã phân lập đƣợc 6 hợp chất (83-84, 108-109, 111,113) từ thân và rễ của loài này. Các hợp chất trên tiến hành thử nghiệm in vitro về hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào tiền ung thƣ gan (BEL-7402) và dòng tế bào ung thƣ phổi (A549). Kết quả cho thấy các hợp chất 108, 109, 111113 thể hiện khả năng ức chế với dòng tiền ung thƣ gan (BEL-7402), trong đó hợp chất 109 có giá trị IC50 nhỏ nhất là 34 M; còn hai hợp chất 8384 lại thể hiện hoạt tính ức chế trên dòng tế bào ung thƣ phổi (A549) với giá trị IC50 lần lƣợt là 35,7 M và 38,9

M [11].

Tiếp tục có những nghiên cứu thêm về các hợp chất 3-epi-lupeol (109) và glochidone (113), năm 2010 nhóm tác giả Sakkrom Patiwat và cộng sự đã công bố khả năng chống ung thƣ thông qua sự ức chế tăng sinh trên các dòng tế bào ung thƣ là K562, K562/Adr, GLC4 và GLC4/Adr với giá trị IC50 tương ứng là 2,3  0,6, 4,5 1,7, 2,3  0,5 và 2,6  0,5 (g/ml) đối với hợp chất 109 và 2,2 0,6, 4,2 1,5, 3,1  1,0 và 3,2  0,9 (g/ml) đối với hợp chất 113. Cũng theo báo cáo này hai hợp chất triterpenoid 109113 đã thể hiện bằng chứng về hoạt tính chống ung thƣ cả về độ nhạy và khả năng kháng chứng tăng sinh nguyên hồng cầu [51].

Năm 2011, Bagalkotkar Gururaj và cộng sự tiến hành nghiên cứu thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào chống lại 3 dòng tế bào ung thư người là ung thƣ vú (MCF-7), ung thƣ phổi dạng tế bào lớn (NCI-H460) và ung thƣ tiền liệt tuyến (DU-145) sử dụng hợp chất glochidonol 110, một hợp chất đã đƣợc phân lập từ nhiều loài thuộc chi Glochidion nhƣ là G. eriocarpum, G. rubrum, G.

sphaerogynum, G. wrightiiG. zeylanicum [14, 32, 35, 37, 41]. Kết quả thử nghiệm cho thấy hoạt tính gây độc tế bào mạnh của hợp chất 110 trên các dòng tế bào đã nghiên cứu với giá trị IC50 trong khoảng từ 7,5  13,4 g/ml [52].

Năm 2008, hợp chất 2,3,24-trihydroxyurs-12-ene-28-oic acid (125) (hợp chất đƣợc phân lập từ lá cây G. obliquum [24]) đã đƣợc tác giả Lee Il Kyun và nhóm nghiên cứu thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro bằng phương pháp SRB chống lại các dòng tế bào ung thƣ phổi (A549), ung thƣ buồng trứng (SKOV3),

ung thư da (SK-MEL-2) và ung thư đại tràng (HCT15) với các giá trị ED50 tương ứng là 12,64, 15,28, 18,03 và 12,81(M) [53].

Rotundic acid (123) là một triterpene thuộc khung ursan cũng có trong thành phần của loài G. obliquum thể hiện mạnh hoạt tính gây độc tế bào và chống viêm.

Trong thử nghiệm in vitro chống lại các dòng tế bào ung thƣ Daoy (u nguyên tủy bào), ung thƣ thanh quản (Hep-2) và ung thƣ vú (MCF-7), kết quả đƣợc thông báo với các giá trị EC50 tương ứng là 24,67±0,43, 29,22±1,00 và 29,43±1,13 (μM), nghiên cứu đƣợc công bố bởi Trần Đình Thắng và cộng sự năm 2011 [24, 42].

Các hợp chất triterpene nhƣ β-amyrin (86), 3-epi-lupeol (109) và taraxerol (135) đƣợc nhóm tác giả V. S. Prakash Chaturvedula thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thƣ buồng trứng (A2780) với chất đối chứng là actinomycin D (IC50 1-3 àg/mL), giỏ trị IC50 được thụng bỏo tương ứng là 20,6, 26,4 và 21,8 (g/ml) [54].

Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về tác dụng gây độc tế bào và hoạt tính chống ung thƣ của các chất đƣợc tách ra từ các loài trong chi Glochidion. Gần đây, trong nghiên cứu của tác giả Vũ Kim Thƣ đã thử hoạt tính gây độc tế bào của 10 hợp chất phân lập từ loài G. eriocarpum trên 8 dòng tế bào ung thƣ khác nhau với chất đối chứng là Ellipticine [14]. Những kết quả thử nghiệm trên cho thấy có 2 hoạt chất glochierioside A (96) glochidonol (110) thể hiện hoạt tính tốt trên hầu hết cả 8 dòng tế bào ung thƣ. Hoạt chất glochidonol (110) cho kết quả ức chế 7 dòng tế bào ung thƣ trên tổng số 8 dòng thử nghiệm với các giá trị IC50 từ 0,54

 1,95 g/ml, trong đó glochierioside A (96) có khả năng ức chế mạnh nhất đối với dòng tế bào ung thư vú người (MCF-7) với giá trị IC50 là 0,54 g/ml. Hoạt chất glochidonol (110) ức chế cả 8 dòng tế bào ung thƣ thử nghiệm với giá trị IC50 từ 0,76

 2,86 g/ml, trong đó glochidonol (110) có khả năng ức chế mạnh nhất trên dòng tế bào ung thƣ máu cấp tính (HL-60) với giá trị IC50 là 0,76 g/ml.

Những tìm hiểu về các công trình nghiên cứu đến hoạt tính gây độc tế bào và chống ung thƣ của các chất đƣợc phân lập từ chi Glochidion cho thấy có rất nhiều các hợp chất triterpene với khung lupane, oleane, ursan, taraxerane thể hiện tốt hoạt tính gây độc tế bào trên nhiều dòng tế bào ung thƣ khác nhau. Hơn nữa triterpene là thành phần hóa học chính của các loài trong chi Glochidion (thống kê đƣợc 56 trên

tổng số 155 hợp chất đã phân lập đƣợc từ chi này), thế nên chi Glochidion hứa hẹn một tiềm năng lớn chứa các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào và chống ung thƣ.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của loài sóc chụm (Glochidion Glomerulatum) và loài sóc lông (Glochidion Hirsutum) ở Việt Nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(251 trang)