Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng dụng năng lƣợng hạt nhân

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm của quốc gia trong đảm bảo an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực thi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với (Trang 127 - 130)

Chương 3 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM QUỐC GIA

4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng dụng năng lƣợng hạt nhân

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã sớm quan tâm phát triển khoa học và công nghệ nói chung và khoa học và công nghệ về ứng dụng, sử dụng NLHN nói riêng, cụ thể:

Đảng đã có một số nghị quyết về khoa học và công nghệ như Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị (khóa IV), Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI), Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII). Việc thực hiện các nghị quyết này đã bước đầu nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đẩy việc đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiều kết luận khoa học đã được dùng làm cơ sở để soạn thảo các nghị quyết, hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới. Các ngành khoa học và công nghệ gắn bó hơn với sản xuất và đời sống. Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, năng lượng, dầu khí, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu..., xây dựng và củng cố quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, các nghị quyết nêu trên chỉ đề cập đến việc phát triển khoa học và công nghệ nói chung, mà không đề cập đến việc sử dụng NLHN vì mục đích hòa bình.

Trong một thời gian dài Việt Nam không có các quy định luật pháp về phát triển ứng dụng NLNT mặc dù Viện NLNT Quốc gia được Chính phủ thành lập năm 1976 để

quản lý ngành NLNT. Trong thời gian này, ngoài Dự án khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt năm 1981, Công trình trọng điểm quốc gia, Chính phủ đã đầu tư cho 2 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước là Chương trình 50A về ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và Chương trình 50B về nhiên vật liệu hạt nhân.

Đến năm 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 và những nhiệm vụ đến năm 2000. Theo đó, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2000 đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên đã được xác định rõ:

Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết thuộc lĩnh vực mũi nhọn và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tạo cơ sở cho đổi mới công nghệ, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Trước mắt tập trung chủ yếu vào các ngành toán học, công nghệ thông tin, các khoa học hệ thống và điều khiển học; vật lý chất rắn, quang học, vật lý laser, vật lý hạt nhân; cơ học các kết cấu công trình, cơ học các vật liệu mới, động lực học, các hệ thủy khí động học; hóa hữu cơ, hấp phụ và xúc tác, hóa phân tích; sinh vật học nhiệt đới, kỹ thuật tế bào, công nghệ gen, sinh học phân tử; cấu trúc địa chất và đặc điểm địa động lực Việt Nam, vật lý địa cầu, nghiên cứu địa lý, biến đổi khí hậu, dự báo các quá trình tai biến tự nhiên Việt Nam, nghiên cứu biển, thềm lục địa [20].

Do đó, có thể khẳng định, nghị quyết nêu trên, đã đặt nền móng, tiền đề cho việc phát triển khoa học và công nghệ nói chung và khoa học và công nghệ về NLHN nói riêng sau này.

Nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng NLNT phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Chính phủ đã sớm quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực này. Nghị quyết Trung ương lần 2 khóa VIII đã yêu cầu: "Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau năm 2000".

Tiếp đó đến năm 2001, tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, phần Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, có nêu định hướng: "Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng hạt nhân".

Để cụ thể hóa chủ các chủ trương nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và phê duyệt các quyết định về Chiến lược ứng dụng NLHN vì mục đích hòa bình, như sau:

Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" Trong đó xác định mục tiêu: Xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức cân bằng trong tổng sản lượng điện năng quốc gia.

Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 ngày 25/11/2009 về chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận Quyết định chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 Dự án thành phần là Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020" Trong đó xác định mục tiêu: Tập trung xây dựng các tổ máy điện hạt nhân đầu tiên và đưa vào vận hành an toàn vào năm 2020 và những năm tiếp theo; hình thành các tiền đề để xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân; bảo đảm đủ nhiên liệu hạt nhân; định hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên uranium của đất nước; bảo đảm quản lý an toàn chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Quyết định nêu rõ: Quan điểm phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam là ứng dụng NLNT phục vụ mục đích hòa bình, sử dụng công nghệ hiện đại đã được kiểm chứng đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Mục tiêu phát triển điện hạt nhân là từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam bảo đảm quản lý an toàn và khai thác hiệu quả các nhà máy điện hạt nhân, từng bước tăng dần tỷ lệ tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân.

Ứng dụng và phát triển NLHN vì mục đích hòa bình là quan điểm nhất quán của Việt Nam. Ứng dụng và phát triển NLHN phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường. Để bảo đảm an toàn trong mọi hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLHN, phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hoàn thiện luật pháp về an toàn bức xạ và ATHN, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng và phát triển văn hoá an toàn. nhân hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh, an toàn cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng NLHN, lò phản ứng hạt nhân.

Ứng dụng và phát triển NLHN phải trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế. NLHN, đặc biệt điện hạt nhân không chỉ là một lĩnh vực công nghệ cao mà còn là lĩnh vực rất nhạy cảm về chính trị quốc tế. Do đó, sự hợp tác và hội nhập quốc tế là một trong những điều kiện bảo đảm sự thành công của việc ứng dụng và phát triển NLHN ở nước ta.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học: Trách nhiệm của quốc gia trong đảm bảo an toàn hạt nhân theo quy định của pháp luật quốc tế, thực tiễn thực thi ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)