Nội dung xây dựng đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình (Trang 23 - 26)

1.1. Những vấn đề chung về xây dựng đời sống văn hóa

1.1.3. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các lĩnh vực đời sống xã hội có nhiều chuyển biến sâu sắc, tích cực. Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng lên đáng kể. Đời sống văn hóa tinh thần cũng có điều kiện mở rộng và được đáp ứng ngày một tốt hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện các phương tiện thông tin thì văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, làm cho người dân được tiếp xúc với nhiều loại hình, nhiều sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh các thông tin tích cực cũng có sự đan xen các thông tin xấu, các ấn phẩm văn hóa ngoài

luồng, tuyên truyền lối sống thực dụng, đồi trụy, không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục, quan điểm thẩm mĩ, đạo đức của dân tộc Việt Nam.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là phong trào nòng cốt nhằm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn cơ sở. Trong Quyết định của Trưởng Ban chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gồm 5 nội dung sau:

1. Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giầu chính đáng, xoá đói giảm nghèo.

2. Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh.

3. Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật.

4. Xây dựng môi trường văn hoá sạch, đẹp, an toàn.

5. Xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - thể thao cơ sở.

Để triển khai 5 nội dung này đã gắn liền với các phong trào cụ thể:

1. Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến.

2. Xây dựng gia đình văn hoá.

3. Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

4. Xây dựng làng, bản, ấp, khu phố văn hoá.

5. Xây dựng công sở, doanh nghiệp, đoan vị lực lượng vũ trang... có nếp sống văn hoá.

6. Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.

7. Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.

Tùy vào đặc thù của mỗi loại hình phong trào, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các địa phương căn cứ nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có định hướng cụ thể hoá tiêu chuẩn xây dựng đời sống văn hoá ở từng lĩnh vực, từng cơ sở cho phù hợp. Tôn trọng và biểu dương sự sáng tạo tìm tòi các hình thức hoạt động của quần chúng ở cơ sở nhằm đưa nhanh phong trào vào cuộc sống.

Như vậy, nội dung xây dựng đời sống văn hóa là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý nhằm phát huy tối đa nguồn lực của xã hội phục vụ cho công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, từng bước đáp ứng và nâng cao nhu cầu hưởng thụ về vật chất và tinh thần của nhân dân. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về công cuộc vận động xây dựng ĐSVH, nội dung xây dựng ĐSVH cơ sở, từ góc độ tiếp cận nghiên cứu của đề tài là quản lý văn hóa và căn cứ vào thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa tại địa bàn, luận văn tập trung phân tích cách xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai, kiểm tra, giám sát cuộc vận động xây dựng ĐSVH trong thực tiễn của các cơ quan quản lý, chỉ đạo cùng với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Do đó, nội dung chủ yếu tác giả lựa chọn để nghiên cứu, bao gồm:

- Chủ thể xây dựng đời sống văn hóa ở xã Ninh Nhất: Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Ninh Bình; Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã; Ban Văn hóa – Xã hội xã Ninh Nhất.

- Nội dung triển khai xây dựng đời sống văn hóa, bao gồm:

1. Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo về xây dựng đời sống văn hóa;

2. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng đời sống văn hóa;

3. Xây dựng các thiết chế văn hóa;

4. Tổ chức các phong trào văn hóa;

5. Xây dựng môi trường văn hóa và nếp sống văn hóa;

6. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch;

7. Thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.

Đây chính là những nội dung nghiên cứu mà học viên sẽ phân tích thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tại xã Ninh Nhất trong nội dung chương 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)