Nhóm giải pháp nhận thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình (Trang 99 - 102)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNGVĂN HÓA Ở XÃ NINH NHẤT

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng đời sống văn hóa

3.2.2. Nhóm giải pháp nhận thức

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về công tác xây dựng đời sống văn hóa cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã:

Để nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn, UBND xã Ninh Nhất cần thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị và ý thức trách nhiệm xây dựng đời sống văn hóa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp xã và tại các thôn. Mỗi đảng viên, cán bộ phải là người đầy tớ trung thành với nhân dân, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, tăng cường mối quan hệ đoàn kết với nhân dân, gần dân để hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Phát huy sức chiến đấu của Đảng, nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng cấp cơ sở, vừa gần dân mà cũng là cầu nối của dân với những chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, cán bộ chủ chốt xã Ninh Nhất phải là người tiên phong trong các hoạt động tiếp xúc nhân dân, tiếp thu các ý kiến của người dân nhằm phản ánh lên các cấp lãnh đạo, xây dựng được một môi trường quản lý mà người dân có thể tự do dân chủ tham gia đóng góp, xây dựng cho chính quê hương mình. Các đảng bộ, chi bộ ở xã cần nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường

công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

Đối với cán bộ văn hóa tại UBND xã Ninh Nhất cần có các thức làm việc hợp lý, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động xây dựng đời sống văn hóa. Giáo dục cán bộ, công chức cơ sở có phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Phát huy vai trò tự quản trong cộng đồng dân cư của tổ chức khối xóm.

Đối với các hoạt động tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, để nhân dân nói lên suy nghĩ, chứng kiến của mình. Kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để những mâu thuẫn nhỏ tích tụ lâu ngày trở thành “điểm nóng”.

Các cấp ủy đảng tập trung chỉ đạo tốt việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu rõ các quan điểm, nhiệm vụ về đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đời sống toàn dân ở xã, từ đó xây dựng chương trình hành động, xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể sát với thực tế, có tính khả thi.

Thứ hai, nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Ninh Nhất:

Trước những thách thức và yêu cầu mới trong thời địa hội nhập, những suy đồi trong đạo đức, lối sống văn hóa, du nhập văn hóa ngoại lai công tác xây dựng đời sống ở xã Ninh Nhất rất cần sự tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư.

Để phát huy vai trò của cộng đồng trong xây dựng đời sống văn hóa cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nhận thức đúng

đắn, đầy đủ về vai trò chủ thể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ về các vai trò:

Chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; chủ thể tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn; nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội ở cơ sở.

Cần có các hình thức tôn vinh tấm gương nông dân điển hình, tiên tiến trong các phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng nông thôn mới và xây dựng gia đình văn hóa trong toàn xã.

Đời sống văn hóa được nâng lên đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế - chính trị ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chính vì vậy, cần nâng cao vai trò của công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động xã hội, từng bước xây dựng nếp sống văn minh và môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nhằm tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn xã.

Để làm điều này cần đẩy mạnh việc hỗ trợ, phổ biến kiến thức, ý thức về xây dựng đời sống văn hóa; xác định vai trò của người dân trong công tác này. Chính vì vậy, cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động đào tạo, tập huấn, hoạt động thông tin,

tuyên truyền, truyền thông, phổ biến kiến thức; tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm chia sẻ các bài học kinh nghiệm trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở mỗi thôn xóm.

Cùng với đó, sắp xếp, huy động và xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác nâng cao nhận thức bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức, huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, người dân;

lồng ghép vào các chương trình, dự án có liên quan để triển khai thực hiện một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)