Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNGVĂN HÓA Ở XÃ NINH NHẤT
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng đời sống văn hóa
3.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa
Khi được hỏi về giải pháp quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thì ông Trịnh Hoàng Hải, Bí thư xã Ninh Nhất cho biết:
Vấn đề cơ bản tạo nên sự thành công của công cuộc xây dựng đời sống văn hoá của địa phương chính là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hay nói cách khác chính là xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực, có đạo đức tư cách đảm nhiệm tốt vai trò vị trí của mình trong hoạt động công tác. Trong thời gian qua, xã Ninh Nhất đã rất chú ý tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ trên mặt trận văn hoá. Cho đến nay có đến 65% cán bộ trong xã có trình độ đạt chuẩn, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ này. Hội đồng nhân dân UBND xã cũng đã thông qua nghị quyết về thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú ý đến nguồn cán bộ trong lĩnh vực văn hoá. Bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn không ít những tồn tại thiếu sót ở lĩnh vực này. Đó là tình trạng một số cán bộ năng lực yếu, phẩm chất đạo đức kém chủ yếu ở mạng lưới văn hoá cơ sở, thiếu cán bộ phụ trách về chuyên môn, chế
độ phụ cấp chưa tương xứng với trách nhiệm công tác... những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động phong trào văn hoá của địa phương... [PL 2, tr.118].
Vì vậy, trong thời gian tới, Xã Ninh Nhất cần phải quan tâm hơn nữa tới vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ. UBND tỉnh và thành phố cần có chủ trương, chính sách hợp lý để nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ làm công tác văn hoá đặc biệt chú ý mạng lưới cán bộ ở cơ sở vì đây là đối tượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cấp cơ sở.
Bên cạnh vấn đề đào tạo chuyên môn, UBND tỉnh Ninh Bình cần có những chế độ, chính sách phù hợp để động viên cán bộ yên tâm học tập công tác nâng cao trình độ. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn và trình độ lý luận chính trị để người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thực sự là tấm gương để cộng đồng dân cư noi theo.
Để tạo được sự thành công trên lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa và phát huy những nét đẹp trong đời sống văn hóa truyền thống, đòi hỏi các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền cơ sở từ cấp tỉnh xuống cấp xã phải quan tâm thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp, đồng thời có những cơ chế chính sách phù hợp để phong trào đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư.
3.2.3.2. Giải pháp về vật lực
Muốn các hoạt động của công tác xây dựng đời sống văn hóa thật sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả cao cần tăng cường nguồn ngân sách cho công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại địa phương.
Chính vì vậy mà trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, cần tăng cường đầu tư nguồn kinh phí cho các dự án phát triển văn hóa. Trên thực tế, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp rất hạn chế, do vậy cần cân
nhắc đầu tư có trọng điểm, đúng việc, đúng người, đúng chỗ thì mới thúc đẩy hoạt động văn hóa tại cơ sở phát triển và không gây lãng phí. Hiện nay, các thiết chế văn hóa, thông tin, thể thao trên địa bàn xã đã từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên một số nhà văn hóa phố diện tích hẹp hoặc đã xuống cấp.
Vậy để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin văn hóa cơ sở cần phải chú ý đến nhu cầu thực sự của người dân và tính khả thi, tránh mang tính hình thức.
Thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa và phải coi đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, điều này phù hợp với thực tế và quy luật vận động và phát triển của lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Đây là một chính sách lâu dài, là phương châm nhằm đạt tới hiệu quả xã hội ngày càng cao trong các hoạt động văn hóa. Nhờ có chính sách xã hội hóa các hoạt động văn hóa đã thu được những kết quả khả quan trong việc nâng cao tính đoàn kết, tương thân tương ái, cùng chung tay xây dựng văn hóa, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao dân trí, tác động tích cực đến môi trường xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu để chỉ đạo và hướng dẫn người dân nhằm đẩy mạnh công tác này trong thời kỳ mới.
Một số thiết chế nhà văn hóa đã được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhưng phải thường xuyên tu bổ, sửa sang, nâng cấp và tăng thời gian sử dụng và thay thế các thiết bị, vật dụng đã hư hỏng. Đối khu đọc sách trong điểm bưu điện văn hóa xã cần bố trí không gian đọc, cách quản lý việc mượn sách là những điều tối thiểu nhất. Đối với đài truyền thanh các phố cần thường xuyên rà soát hệ thống loa phát thanh bị hỏng để sửa chữa, thay mới và bổ sung.
Phải xác định rõ các nội dung, hình thức của hoạt động văn hóa, tuyên truyền để cân đối đầu tư ngân sách cho hợp lý. Có sự đãi ngộ, quan tâm, bồi dưỡng xứng đáng cho cán bộ làm văn hóa sau mỗi chương trình, hoạt động lớn nhằm khích lệ tinh thần người tham gia. Đối với hoạt động của các câu lạc bộ, lưu ý tìm ra những hạt giống để đào tạo, bồi dưỡng tham gia các phong trào lớn của thành phố. Kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ xã hiện nay là rất ít, thậm chí là không có, vì thế xã cần cân đối ngân sách và vận động sự ủng hộ từ nhân dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tuyên truyền, vận động, khuyến khích mọi cá nhân, gia đình tổ chức cùng tham gia vào cuộc vận động xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, để họ không chỉ là người hưởng thụ văn hóa mà còn là chủ thể sáng tạo. Nhờ đó, các hoạt động văn hóa có nguồn ngân sách không những được phát triển toàn diện cả về chất lượng và số lượng mà còn kịp thời ngăn ngừa được các tệ nạn xã hội.