Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cảng biển

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢNG BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẢNG BIỂN

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cảng biển

1.4.1.1. Kinh tế

Một là: Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh mở rộng, sự ra đời và phát triển của cảng biển ở một nước có biển luôn gắn với sự phát triển kinh tế.

Hai là: Tài chính tín dụng

Hệ thống tài chính quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và thương mại, tăng trưởng nhanh phụ thuộc vào khả năng của khu vực tài chính trong việc huy

32

động và phân bổ có hiệu quả tín dụng vào phát triển thương mại xuất nhập khẩu.

Lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của hoạt động thương mại xuất nhập khẩu do đó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển cảng biển.

Ba là: Đầu tư phát triển

Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển ngành, duy trì mức đầu tư cao là nhiệm vụ cấp thiết để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng, phấn đấu tốc độ đầu tư cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, thông thường tốc độ tăng đầu tư gấp khoảng hai lần tốc độ tăng trưởng kinh tế là hợp lý.

Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng của các ngành trong đó có ngành vận tải biển.

Bốn là: Hoạt động thương mại

Nhiều công trình khoa học cho thấy việc mở cửa thương mại nhiều hơn sẽ đẩy mạnh xuất nhập khẩu và dẫn đến tốc độ tăng trưởng dài hạn cao hơn, nhờ đó mà phát triển các ngành. Mở cửa thương mại đòi hỏi tăng xuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu. Nơi nào có nền kinh tế hàng hóa phát triển thì càng cần thiết thị trường và giao lưu với bên ngoài, nếu có cảng biển thì cảng biển đóng vai trò to lớn trong việc giao lưu này.

1.4.1.2. Khoa học-công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng nổi lên là một trong những yếu tố có tính chất quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành, đến giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển, tác động đến triển vọng tăng trưởng.

Việc tham gia cạnh tranh quốc tế là một nhân tố thúc đẩy việc nâng cấp các công nghệ cảng biển. Tốc độ thay đổi công nghệ là kết quả của quá trình cạnh tranh, đổi mới trong tất cả các ngành.

1.4.1.3. Chính trị và chính sách

Những thành tựu và tồn tại của phát triển kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào vai trò quản lý nhà nước, thể hiện bằng những chính sách của nhà nước; có thể nói nếu

33

thiếu vai trò lãnh đạo toàn diện và sự hỗ trợ của nhà nước thì không thể bàn đến sự phát triển kinh tế, phát triển ngành, phát triển cảng biển.

1.4.1.4. Bối cảnh quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực đang gia tăng trở thành đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới. Qúa trình nhất thể hóa kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra sâu rộng, biểu hiện:

Thứ nhất: Chế độ mậu dịch đa phương, tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường được khai thông, tốc độ xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh nhằm khai thác lợi thế của các quốc gia khác đồng thời nhanh chóng xâm nhập thị trường mới.

Thứ hai: Chuyển giao, mua bán công nghệ, thông tin khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng gắn với sự phát triển chung của thế giới.

Thứ ba: Mở rộng liên kết, liên doanh, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cùng sử dụng công nghệ và kỹ thuật mới làm cho giao lưu buôn bán, quy mô và mạng lưới kinh doanh ngày càng được mở rộng không ngừng.

Trong xu thế ngày càng quốc tế hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh đan xen phức tạp sẽ đưa đến các mặt thuận lợi, những cơ hội cũng như những thách thức và nhiều khó khăn mới.

1.4.2. Các yếu tố vi mô

1.4.2.1. Áp lực từ vận chuyển thay thế

Vận chuyển thay thế là những vận chuyển có cùng công năng, áp lực từ vận chuyển thay thế phụ thuộc vào mức giá, chất lượng vận chuyển, thời gian vận chuyển. Nếu giá cả vận chuyển cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng vận chuyển thay thế, chẳng hạn như: Khách hàng có thể sử dụng vận chuyển đường sắt xuyên quốc gia thay thế vận tải biển, hay nếu khách hàng cần thời gian vận chuyển nhanh thì chuyển sang máy bay.

34 1.4.2.2. Áp lực từ người cung

Cảng biển nào tìm được nhiều nguồn cung mới, sử dụng nhiều nguồn cung mới và khác nhau sẽ làm tăng chất lượng, giảm giá thành bốc xếp trên mỗi tấn hàng sẽ giành được ưu thế cạnh tranh. Nếu cảng biển bốc xếp chi phí cao, mất nhiều thời gian, hao hụt lớn thì các doanh nghiệp sẽ tìm đến các cảng khác có chi phí thấp, nhanh chóng, ít hao hụt.

1.4.2.3. Áp lực từ phía khách hàng

Cần nâng cao khả năng tiếp thị, nhiều doanh nghiệp hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận với thị trường và định hướng khách hàng, tham gia hoạt động tiếp thị trong nước và quốc tế, do vậy nhiều cảng biển không có khả năng cạnh tranh. Thực tế, nhiều cảng biển thành công nhờ vào việc đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, bám sát nhu cầu thị trường, tập trung thỏa mãn khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, mới lạ và hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)