CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẢNG BIỂN HP
3.4. Phương hướng phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng
Căn cứ vào Quyết định số 1741/QĐ-BGTVT, ngày 03 tháng 08 năm 2011:
Cảng biển Hải Phòng là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), gồm các khu bến:
Khu bến Lạch Huyện: Có quy mô lớn có thể tiếp nhận tàu có tải trọng đến 100.000 DWT. Năng lực thông qua dự kiến như sau:
Đạt khoảng từ 12,1 tấn đến 13,8 triệu tấn/năm vào năm 2015;
Khoảng từ 28,2 tấn đến 34,8 triệu tấn/năm vào năm 2020 và dự kiến đạt khoảng 120 triệu tấn vào năm 2030.
101
Khu bến Đình Vũ bao gồm cả Nam Đình Vũ: Tiếp tục đầu tư xây dựng các bến có quy mô cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải đến 40.000 tấn giảm tài vào làm hàng. Năng lực thông qua dự kiến như sau:
Dự kiến khoảng 31 triệu tấn/năm vào năm 2020 và đạt khoảng 42 triệu tấn/năm vào năm 2030.
Khu bến trên sông Cấm: Không phát triển thêm các bến trên sông Cấm, chỉ tập trung đầu tư chiều sâu và duy trì hoạt động khai thác tiếp nhận các tàu đến 10.000 tấn, từng bước di chuyển và chuyển dịch công năng các bến cảng nằm trong thành phố theo lộ trình xây dựng cảng cảng container quốc tế tại Lạch Huyện.
Năng lực thông qua dự kiến vào khoảng 20 triệu tấn vào năm 2020 và giảm dần về khoảng 18 triệu tấn vào năm 2030.
Bến cảng Nam Đồ Sơn: Khu cảng tiềm năng, chuyên phục vụ quốc phòng - an ninh.
3.4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của cảng biển Hải Phòng
Trên cơ sở xem xét điểm mạnh, điểm yếu của cảng biển Hải Phòng hiện nay, cũng như cơ hội và thách thức có thể có, từ đó đưa ra định hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp này được tổng hợp trong ma trận SWOT (Bảng 3.9). Bảng này chỉ ra những khó khăn mà cảng biển Hải Phòng cần phải khắc phục nhằm thích nghi tốt hơn các thách thức trong tương lai. Chiến lược tốt nhất là dựa vào điểm mạnh hiện có để nắm bắt được cơ hội và khắc phục được khó khăn hiện tại nhằm đưa ra các giải pháp phát triển bền vững trong tương lai.
Bảng 3.7. Phân tích SWOT của cảng biển Hải Phòng
Hiện tại Tương lai
Điểm mạnh
- Có vị trí địa lý thuận lợi nhất so với các tỉnh phía Bắc để phát triển dịch vụ cảng biển.
- Đầy đủ hệ thống giao thông
- Lĩnh vực hoạt động khai thác cảng biển, dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng đang được rất nhiều nhà đầu tư trong nước, nước
Cơ hội
102 kết nối cảng biển, gồm đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không.
- Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của phía Bắc, có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, nhất là tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành về đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và giao thông kết nối cảng biển.
ngoài quan tâm bởi tỷ suất lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành đạt cao.
- Việc triển khai các hiệp định thương mại thế hệ mới giữa Việt Nam với các nước sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại và hàng hóa tăng cao, nhất là trong thời gian tới khi hiệp định TPP có hiệu lực.
- Hải Phòng dần trở thành địa phương có súc hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, công nghiệp và dịch vụ, nhất là dòng vốn FDI.
Điểm yếu
- Số lượng cảng nhiều nhưng đa số là các cảng có quy mô nhỏ, lại phân tán, có hậu phương hạn chế nên thường xuyên ắc tắc giao thông và khó khăn trong công tác quản lý.
- Hệ thống luồng ra, vào cảng dài, nông, hẹp và lại thường xuyên bị xa bồi.
- Công nghệ, phương tiện trang bị xếp dỡ đa phần còn hạn chế, chưa có sự ứng dụng nhiều
- Sự phát triển của đội tàu thế giới và trong nước sẽ buộc các cảng biển Hải Phòng phải nâng cấp và xây dựng các cầu bến mới có quy mô phù hợp.
- Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện trong thời gian tới sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn đối với các cảng biển Hải Phòng.
- Kinh tế trong nước và thế giới
Thách thức
103 CNTT trong quản lý, khai thác trừ một số cảng mới đầu tư có công nghệ, trang bị xếp dỡ hiện đại.
- Các loại hình hỗ trợ cảng biển như ICD, kho bãi, logistics…
chậm phát triển.
- Thủ tục hành chính trong quản lý, khai thác cảng còn rườm rà, chồng chéo, gây khó khăn cho khách hàng và doanh nghiệp.
mặc dù đã có sự khởi sắc nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp, bấp bênh và còn tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro. Nhất là sự bât ổn của kinh tế EU, sau khi Anh có chủ trương rời EU.
- Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cảng biển các nước trong khu vực cũng sẽ là thách thức không nhỏ cho cảng biển HP.
( Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.4.3. Phương hướng phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng thông qua ma trận chiến lược
Qua nghiên cứu xu hướng chung về phát triển đội tàu của Việt Nam và thế giới, dự báo lượng hàng hóa qua cảng biển khu vực phía Bắc và cảng biển Hải Phòng và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với cảng biển Hải phòng, luận án đề xuất phương hướng phát triển cảng biển Hải Phòng thông qua ma trận chiến lược như sau:
Bảng 3.8. Ma trận chiến lược
Đối phó với những thách thức Nắm bắt các cơ hội
Khai thác điểm mạnh
- Tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối cảng biển.
- Tận dụng triệt để tiềm năng lợi thế, phát triển cảng biển và các dịch vụ hỗ trợ cảng biển phát
- Triển khai liên doanh, liên kết với các hãng tàu nước ngoài, các cảng biển trong khu vực để khai thác nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý.
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển
104 triển.
- Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và khai thác cảng có trình độ, năng lực, đảm bảo các yêu cầu về quản lý khai thác cảng hiện đại, tương đương các mô hình quản lý của các nước trong khu vực.
- Đầu tư cải tạo nâng cấp, mở rộng đoạn luồng Hà Nam – Bạch Đằng đáp ứng khai thác luồng 2 chiều ra vào các bến khu vực sông Cấm và Đình Vũ.
bằng các hình thức PPP, BOT, BT....
Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định.
- Xem xét tính toán cân đối nguồn lực, xây dựng lộ trình đầu tư cảng nước sâu Nam Đồ Sơn phục vụ tốt nhiệm vụ kinh tế quốc phòng.
Khắc phục điểm yếu
- Huy động sức mạnh tổng hợp của nhà nước và tư nhân cho đầu tư phát triển cảng biển.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong GPMB, xây dựng cảng, luồng vào cảng, giao thông kết nối cảng, cung cấp điện nước, phát triển dịch vụ logistics, bảo đảm sự đầu tư đồng bộ.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập
- Tính toán phân kỳ đầu tư phù hợp với nguồn lực và lượng hàng hóa dự báo thông qua.
- Đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan sớm cho áp dụng thí điểm mô hình chính quyền cảng tại cảng Lạch Huyện-Hải Phòng.
- UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chặt chẽ quỹ đất nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển cảng biển Hải Phòng theo đúng quy hoạch được duyệt.
105 quốc tế.
- Xem xét nghiên cứu triển khai xây dựng các tuyến đường sắt khổ 1.435mm, điện khí hóa: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài 380 km;
Hà Nội - Đồng Đăng dài 156 km.
- Các đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác cảng có trách nhiệm không ngừng đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, đặc biệt là thiết bị bốc xếp tương xứng với quy mô và vai trò của cảng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)