Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc đến năm 2030

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CẢNG BIỂN HP

3.1. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc đến năm 2030

Khu vực phía Bắc Việt Nam gồm 25 tỉnh - thành phố, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Trong khu vực phía Bắc có Thủ đô Hà Nội, có tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội là vùng chiến lược quan trọng của cả nước. Diện tích toàn vùng là 116.402 km2, dân số năm 2014 là 32,369 triệu người, chiếm 35% dân số cả nước.

Bên cạnh Thủ đô Hà Nội, các tỉnh, thành phố quan trọng như Hải Phòng, Quảng Ninh đã hình thành trung tâm đầu não chính trị của nhà nước, cơ quan điều hành của các tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai của quốc gia. Theo địa lý tự nhiên, khu vực phía Bắc được chia thành các vùng lãnh thổ: Vùng Trung du miền núi phía Bắc; vùng Tây Bắc Bộ, bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Vùng Đông Bắc Bộ, bao gồm 8 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang. Vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm 11 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh.

Khu vực phía Bắc là vùng chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng của cả nước với tổng sản phẩm xã hội chiếm gần 30%, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm 29% của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 7,1% và giai đoạn 2011-2014 đạt 5,9%, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng thời kỳ [60].

Các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ (9,5- 13)%/năm. Khu vực miền Bắc tập trung nhiều tài nguyên khoảng quan trọng có trữ lượng lớn như than, apatit, sắt, các kim loại quý hiếm,

90

tiềm năng thủy điện, nhiệt điện lớn cung cấp trên 50% sản lượng điện cho cả nước, có nhiều nhà máy thép, nhà máy xi măng có công suất lớn, chất lượng cao.

Khu vực phía Bắc có 3 cửa khẩu thông thương với Trung Quốc, có các cảng biển lớn tại Hải Phòng, Cái Lân và cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đang được xây dựng và có nhiều tiềm năng, tài nguyên khác...

3.1.2. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp

Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập và mở rộng giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng 14 KCN ở vùng TDMN Bắc Bộ, với tổng diện tích 1.809 ha. Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, có khuyến nghị bố trí quỹ đất dự trữ cho phát triển KCN sau năm 2015, đối với các tỉnh có điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển KCN, khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60% thì sẽ được thành lập tiếp các KCN mới để đáp ứng nhu cầu phát triển KCN, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài danh mục các KCN được phê duyệt theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg, sẽ quy hoạch thêm 26 KCN với diện tích 10.623 ha bao gồm Bắc Giang thêm 6 KCN:Việt Hàn, Yên Lư, Hợp Thịnh, Châu Minh - Mai Đình, Bắc Lũng; Thái Nguyên thêm 5 KCN: Nam Phổ Yên, khu công nghệ cao Tây Phổ Yên, Điềm Thụy, Quyết Thắng, Yên Bình; Hòa Bình thêm 5 KCN: Bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch, Mông Hóa (Hòa Bình); Lào Cai thêm KCN Tằng Loỏng; Phú Thọ thêm 5 KCN: Phú Hà, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Lâm Thao (Phú Thọ); KCN Chu Trinh; Lai Châu 2 KCN: Mường So, Tam Đường;

Lạng Sơn 2 KCN: Đồng Bành, Na Dương; Yên Bái thêm KCN Minh Quân (TP Yên Bái, Yên Thế (Chi tiết các khu công nghiệp ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 tại Phụ lục 05).

91

3.1.3. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP khu vực phía Bắc

Khu vực phía Bắc hiện nay đóng góp trong tổng sản phẩm xã hội (GDP) chiếm 31% so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991 - 2000 đạt 7,5%/ năm, giai đoạn năm 2006 - 2010 đạt 7,1%/ năm, giai đoạn năm 2011 - 2014 đạt 5,9%/ năm tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng thời kỳ.

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, dự báo: Tổng sản phẩm xã hội khu vực phía Bắc chiếm 35% trong cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bằng 1,1 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng thời kỳ quy hoạch.

Bảng 3.1. Dự kiến các phướng án tăng trưởng GDP khu vực phía Bắc

Đơn vị: %/năm

TT Phương án 2011-2020 2020-2030

1 Kịch bản cơ sở 7,2 6,6

2 Kịch bản thấp 6,6 6

(Nguồn: Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bảng 3.2. Dự báo tăng trưởng GDP của khu vực phía Bắc so với cả nước

Đơn vị: %/năm

TT Phương án 2011-2020 2020-2030

I Dự báo GDP cả nước

1 Kịch bản cơ sở 6,5 6

2 Kịch bản thấp 6 5,5

II Dự báo GDP khu vực phía Bắc

1 Kịch bản cơ sở 7,2 6,6

2 Kịch bản thấp 6,6 6

(Nguồn: Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Khu vực Bắc Bộ là một trong những đầu mối phát triển kinh tế quan trọng, tổng tỷ trọng GDP mà khu vực này đóng góp vào tổng GDP cả nước chiếm khoảng 30% và dự báo đến năm 2020 có thể đạt tới 35%. Định hướng phát triển KTXH

92

đến năm 2020 phấn đấu đưa tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt từ 6,6 - 7,2% cho toàn khu vực. Như vậy có thể thấy rằng đây là những tiền đề quan trọng cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải Phòng (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)