Chương 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN
1.3. Đặc điểm (Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội - Môi trường) làng nghề gốm Phù Lãng
Vị trí địa lý: Làng nghề Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, nằm phía đông Bắc của huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, được bao bọc bởi dòng sông Cầu, bên kia sông Cầu là huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Làng gốm Phù Lãng cách thành phố Bắc Ninh khoảng 25 km về phía Đông Nam. Phù Lãng có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nghề gốm truyền thống cũng như giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng xung quanh và dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để phát triển kinh tế của địa phương.
Địa hình, thổ nhưỡng: Địa hình xã Phù Lãng đa dạng, đồi núi xen kẽ với ruộng trũng, đồng bằng. Xã Phù Lãng có 50ha đất đồi núi độ dốc 8- 15o. Vùng ruộng có 4 cấp địa hình tương đối, cấp địa hình cao diện tích 12,5 ha; địa hình vành cao 156,5ha; địa hình vành thấp 30,31ha về địa hình trũng 337,5ha. Điều kiện địa chất, tự nhiên của Phù Lãng được hình thành do sự lắng đọng của hệ thống sông Hồng, thuận lợi khai thác đất phát triển nghề làm gốm.
Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm ở Phù Lãng là 230C, cao nhất là 380C, thấp nhất là 200C, số giờ nắng bình quân là 1642h/năm. Độ ẩm không khí trung bình là 45.7%, cao nhất lên đến 91.2%, thấp nhất là 25% vào tháng 1 đến tháng 4 độ ẩm là 79.1% . Điều kiện thời tiết, khí hậu của làng nghề khá thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất gốm. Đặc biệt trong khâu phơi sấy nhiên liệu để đốt lò và sản phẩm trước khi đưa vào lò để nung. Tuy nhiên, với số ngày mưa trong năm, cũng như các tháng có độ ẩm cao trong năm, chủ sản xuất cũng cần phải có nhà xưởng và chú ý tới việc bảo quản sản phẩm không để ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp và hộ dân sản xuất.
Đất đai: diện tích đất tự nhiên của toàn xã Phù Lãng là 1007,79ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 619,98 ha (chiếm 61,52%) năm 2013, đến năm 2015 giảm xuống còn 615,3 ha chiếm 61,05%, bình quân 3 năm 2013- 2015 giảm 0,38%. Mặc dù vậy nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ vẫn ở mức
>3000 m2/hộ. Quỹ đất tự nhiên hạn chế, nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Đất chuyên dụng bao gồm cả đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng quỹ đất cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm diện tích đất nông nghiệp.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên xã Phù Lãng (2013 - 2015)
1007.79 1007.79 1007.79
619.98 615.66 615.3
344.73 349.05 349.42
43.08 43.08 43.07
0 200 400 600 800 1000 1200
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Biểu đồ phản ánh diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, diện tích đất chuyên dùng tăng mạnh. Nguyên nhân do thời gian qua chính quyền xã đã quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng... Điều này phù hợp với chủ trương của huyện và tỉnh là: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Song Phù Lãng vẫn là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đòi hỏi chính quyền các cấp cần có sự quy hoạch cụ thể từng vùng để vừa phát triển được sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lại không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Nông - lâm - ngư nghiệp: Phù Lãng có diện tích trồng cây hàng năm, diện tích trồng rừng và diện tích mặt nước, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hàng năm thu hoạch cây ăn quả, cây công nghiệp từ vườn đồi ước đạt khoản 250 triệu đồng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có giảm qua các năm nhưng giá trị sản xuất thì lại tăng, năm 2013 là 19,014 tỷ thì đến năm 2015 đạt 28,811 tỷ, bình quân hàng năm tăng 23,1% đã góp phần vào phát triển kinh tế chung của Phù Lãng.
Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương: nghề gốm có từ lâu đời trên đất Phù Lãng. Ngoài ra còn có một số hoạt động công nghiệp khác: xây dựng, vận tải, cơ khí...Giá trị sản xuất hàng năm đều tăng, năm 2013 là 17,12 tỷ chiếm 28,31% thì đến năm 2015 chỉ riêng giá trị sản xuất gốm cũng đã đạt 18,8 tỷ chiếm 21,14%, bình quân tăng 4,8% một năm. Có thể nói đây là ngành mà trong những năm tới sẽ phát triển mạnh và là nguồn thu chính của toàn xã.
Dịch vụ: là ngành có giá trị sản xuất cao nhất và phát triển mạnh nhất trong các ngành của toàn xã, năm 2013 là 24,25 tỷ thì đến năm 2015 tăng đạt 41,3 tỷ, bình quân hàng năm tăng 30,5%. Nguyên nhân là do những năm gần đây dịch vụ vận tải của xã phát triển mạnh cả đường thủy và đường bộ, bên cạnh đó thì số người trong xã đi lao động ở nơi khác hàng năm đều tăng, tình hình giao
lưubuôn bán trong xã tương đối phát triển. Song tiềm năng về du lịch làng nghề còn bị bỏ ngỏ đang cần được khai thác.
Như vậy, tuy là xã nông nghiệp nhưng ngành dịch vụ lại có tỷ trọng cao nhất.
Trong năm 2015 ngành dịch vụ (chiếm 46,45%), sau đó là ngành nông nghiệp (chiếm 32,41%) và cuối cùng là ngành công nghiệp (chiếm 21,14%).
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GDP của xã Phù Lãng năm 2015
Giao thông: Phù Lãng là xã của huyện Quế Võ thuộc tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, có quốc lộ 18 chạy qua. Về đường thủy có sông Cầu chảy qua nối với sông Đuống, Sông Thương, Sông Kinh Thầy, Sông Thái Bình. Hệ thống giao thông nông thôn đã được nhựa hóa và bê tông hóa tới 95%.
Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật giữa các vùng. Các thôn trong xã Phù Lãng đã chủ động trong việc tu sửa, giải cấp phối các tuyến đường giao thông. Đồng thời Phù Lãng cũng trích các nguồn kinh phí làm đường giao thông nối các điểm giao nhau khu Chợ và các ngõ xóm...tạo điều kiện cho khách du lịch tham quan làng nghề Phù Lãng.
Phương tiện vận chuyển: Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên với hệ thống giao thông cả đường thủy và đường bộ, trong những năm qua người dân trong xã đã tích cực góp vốn vào đầu tư mua sắm
32%
21%
47%
Năm 2015
1. Giá trị nông - lâm - ngư nghiệp
2. Giá trị công nghiệp, TTCN
3. Giá trị thương mại dịch vụ
phương tiện chuyên trở như: tầu thuyền, ôtô...để vừa phục vụ cho mình và cho khách hàng có nhu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh trong xã phát triển. Hiện nay cả xã có 86 xe ô tô các loại, trong đó có Doanh nghiệp Vận tải Đại Tân đóng trên địa bàn xã Phù Lãng với 70 đầu xe. Phương tại vận tải đường thủy có 16 chiếc tàu thuyền các loại góp phần vào vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm hàng hóa cho người dân trong và ngoài xã.
Thủy lợi: Phù Lãng có hệ thống kênh mương dài 14 km, trong đó hiện nay đã cứng hóa được 5 km. Toàn xã có 2 trạm bơm trong đó có 1 trạm bơm tưới và một trạm bơm tiêu, cơ bản đã giải quyết được việc cấp thoát nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của khu dân cư trên địa bàn. Năm 2015, toàn xã ra quân chiến dịch cải tạo, nạo vét kênh tưới, mương tiêu sấp sỉ 9000 m3, rải cấp phối và nâng cấp các tuyến giao thông nội đồng khoảng 2456m, hoàn thành 6000m mặt đê bằng đá ba banh.
Hệ thống điện nước, thông tin liên lạc: toàn xã Phù Lãng có mạng lưới điện có 10 trạm biến thế tổng công suất 2130 KA được chi nhánh điện Quế Võ cung cấp và phân phối điện cho 100% hộ gia đình dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Nước được dùng cho sinh hoạt và cho sản xuất thì được lấy từ giếng khoan thông qua hệ thống bể lọc cát với 92% số hộ sử dụng, còn lại 8% số hộ là sử dụng bằng nước giếng khơi. Năm 2015, được sự quan tâm của Bưu chính viễn thông nâng cấp mạng lưới thông tin liên lạc. Tính đến nay toàn xã có trên 1.300 máy điện thoại cố định. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc giữa người dân trong xã với các địa phương khác và các bạn hàng khắp cả nước trong việc giao dịch tìm đầu ra cho sản phẩm gốm Phù Lãng.
Thương mại: Phù Lãng có một chợ nằm ở trung tâm của xã. Là nơi cung cấp các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày cho người dân địa phương. Trong chợ ngoài những gian hàng bán những sản phẩm thiết yếu ra, thì còn có những gian hàng giới thiệu và bán những sản phẩm đồ gốm của làng nghề.
Các công trình văn hóa và phúc lợi công cộng: Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền, xã Phù Lãng đã đầu tư xây dựng một số công trình: nhà trẻ, nhà văn hóa của các thôn, trường học được xây dựng lại khang trang. Ngành bưu chính viễn thông và chính quyền địa phương kết hợp xây dựng điểm bưu điện văn hóa xã phục vụ thông tin liên lạc và nhân dân đọc sách báo miễn phí với mục đích nhằm nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng như tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đến người dân trong xã.
Giáo dục: Phù Lãng đã xây dựng được một trường mẫu giáo, một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở được xây dựng khang trang. Những năm vừa qua xã đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng ở tập thể cho các thầy, các cô. Chính vì vậy thầy và trò yên tâm trong học tập và công tác, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Tổng số ba trường có 24 thầy cô là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.
Y tế: trạm y tế xã được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, trang thiết bị được đầu tư khá đầy đủ. Trạm có một bác sỹ, ba y tá, một dược tá thực hiện nhiệm vụ khám, điều trị sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, liên tục, do đó từng bước trạm y tế xã hoạt động có hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm 2014. Số trẻ em được tiêm chủng là 170 cháu. Số lượt người khám chữa bệnh khoảng 4800 lượt/năm.
Môi trường: Trong những năm qua, bên cạnh phát triển nghề làm gốm, Phù Lãng phát triển mạnh tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ sản xuất, chế biến. Làng nghề càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm làng nghề có xu hướng gia tăng, người lao động ở Phù Lãng chịu ít nhất là 3 tác động tiêu cực do khí thải, chất thải từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đó là nhiệt độ cao, bụi và tiếng ồn hoặc mặt bằng nhà xưởng. Ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi từ các lò nung, ô nhiễm môi trường nước, không khí ở địa phương sẽ gây ra những bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,
đau mắt hột…, tại xã Phù lãng, số người mắc bệnh và triệu chứng bệnh cao liên quan đến tai mũi họng, mắt, da liễu, đường tiêu hóa, nhiễm độc bụi khói bếp..
Tỷ lệ người mắc bệnh trong làng nghề đang có xu hướng tăng lên. ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động.
Do vậy, việc khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề ở Phù Lãng cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tại địa phương, sự tham gia và ý thức trách nhiệm của các hộ dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương.
1.4. Tổng quan tài liệu