Giải pháp về giáo dục và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 61 - 70)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp phát triển bền vững làng nghề gốm Phù Lãng trong bối cảnh hội nhập

3.4.4. Giải pháp về giáo dục và truyền thông

- Giáo dục ý thức coi trọng nghề gốm truyền thống của làng Phù Lãng trên 04 phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường làng nghề.

- Phương diện kinh tế, cần giáo dục người dân ý thức coi trọng sinh kế từ nghề gốm mang lại cho kinh tế các hộ gia đình và địa phương, và vai trò của nghề gốm trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

- Phương diện xã hội xã hội, cần giáo dục cho người dân thấy được vai trò của làng nghề gốm truyền thống Phù Lãng trong giải quyết việc làm.

- Phương diện văn hóa, giáo dục người dân về nhưng giá trị văn hóa, tinh hoa nghề gốm truyền thống, nghề gốm không chỉ có giá trị lịch sử mà còn kết tinh tài năng của sức lao động mà còn khảng định giá trị sáng tạo của người dân ở Phù Lãng qua hàng thế kỷ. Do vậy làng gốm và nghề gốm Phù Lãng cần được giữ gìn, phát triển.

- Phương diện môi trường, chú ý nâng cao năng lực sản xuất phải gắn với trách nhiệm cộng đồng của các hộ/chủ cơ sở/doang nghiệp sản xuất gốmvới ý thức bảo vệ môi trường, không khí, nước, đa dạng sinh học của địa phương và vùng lân cận. Giáo dục ý thức thay đổi công nghệ nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch làng nghề.

- Truyền thông đến người dân Phù Lãng, thông qua các cuộc họp ở nông thôn, xã, các cuộc họp dân, qua đài phát thanh, lồng ghép tin, bài, mô hình, gương người thực, việc thực, những bài học thực tiễn phát triển bền vững làng nghề gốm tại các làng nghề khác trên cả nước. Qua đó, người dân, các hộ /chủ cơ sở/ doanh nghiệp sản xuất gốm ở Phù Lãng sẽ học hỏi, tiếp thu và rút ra bài học để tự điều chỉnh sản xuất, kinh doanh, phát triển nghề gốm theo hướng bền vững.

- Truyền thông qua các kênh khác nhằm hỗ trợ người sản xuất gốm ở Phù lãng theo cách tiếp cận dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện thông qua các biển hiệu, tấm panô, poster, bưu thiếp, tờ rơi sách báo, tạp chí bằng tranh (kèm chú giải) về phát triển bền vững làng nghề gốm và các biện pháp để tăng cường tính bền vững cho làng nghề trong quá trình phát triển. Chỉ có như vậy, ý thức và trách nhiệm củacá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất gốm ở Phù Lãng sẽ được nâng cao, góp phần phát triển bền vững làng nghề hiện tại và tương lai.

Thảo luận

1.Thách thức về đầu ra cho sản phẩm gốm Phù Lãng là vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong bối cảnh các làng nghề gốm khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Đồng bằng sông Hồng đang tiến hành phát triển những làng gốm truyền thống trên nên tảng đầu tư mạnh khoa học và công nghệ trong sản xuất gốm, sản lượng, chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm đa dạng, chi phí thấp hơn sản phẩm gốm ở Phù Lãng.Vấn đề này cần được các chính người sản xuất gốm và các bên liên quan ở địa phương xác định là vấn đề trọng tâm hàng đầu duy trì và phát triển bền vững làng nghề.

2.Làng gốm Phù Lãng có truyền thống phát triển các sản phẩm gốm dựa trên nền tảng nguồn nguyên liệu đất xét đặc trưng ở Phù Lãng và bàn tay, nghệ thuật khéo léo của người thợ gốm qua phương thức truyền nghề. Tuy nhiên, tính bền vững trên phương diện kinh tế, xã hội của làng gốm Phù Lãng đang đối mặt nhiều thách thức: cạn kiệt của nguyên liệu, mai một của nghệ nhân lành nghề và cả người lao động chuyên tâm gắn bó với nghề gốm vì thu nhập của nghề gốm còn thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra là vừa đảm bảo, duy trì được nguyên liệu, làng nghề không bị dy chuyển đến khu vực khác, thường xuyên bổ sung đội ngũ người làm nghề gốm có tay nghề cao và đảm bảo được đầu vào của sản xuất gốm đang trở thành vấn đề cần được nhìn nhận và quan tâm đúng mức.

3.Vấn đề môi trường của địa phương đứng trước thách thức lớn khi sản xuất gốm ở Phù Lãng hiện nay vẫn dựa trên việc sử dụng chất đốt là củi gỗ.

Điều này là vấn đề nan giải khi lượng gỗ, củi tiêu thụ ở các lò gốm khá lớn, ảnh hưởng đến suy giảm gỗ rừng trồng ở các vùng lân cận. Quá trình nung gốm bằng củi, gỗ tạo ra lượng khói bụi, tiếng ồn khá lớn ảnh hưởng môi trường không khí, nước, đất ở địa phương. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện trong đổi mới công nghệ sử dụng năng lượng cho sản xuất gốm ở Phù Lãng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm đồng thời giảm giá thành gốm và bảo vệ môi trường tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện kinh tế được nhận diện qua năng suất lao động, đóng góp nghề gốm và GDP của địa phương,thu nhập từ sản xuất gốm, công tác truyền nghề,khả năng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.Tuy vậy, so sánh với gốm cùng loại ở Bát Tràng, gốm Phù Lãng có chi phí và giá thành sản phẩm cao hơn. Quy trình sản xuất gốm ở Phù Lãng vẫn chủ yếu dựa trên thủ công và sức lao động của thợ gốm.

2. Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện xã hộiđược đánh giá trên các khía cạnh: tạo nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm, giảm di cư lao động tại địa phương ra thành phố tìm kiếm việc làm. Làng nghề gốm phát triển góp phần giải quyết được các vấn đề xã hội như, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giảm các tệ nạn xã hội, đời sống của người làm gốm phát triển tốt lên.

3.Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện môi trường được nhìn nhận ở các góc độ sau: tác động của sản xuất gốm đến môi trường không khí, nước, đất, đa dạng sinh học tại địa phương; khả năng ứng dụng công nghệ sản xuất gốm hiện đại để giảm thiểu tác động môi trường; ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề. Mặc dù sản xuất gốm ít có ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, đa dạng sinh học nhưng việc nung gốm bằng nguyên liệu củi gỗ lượng khí thải, khói bụi, tiếng ồn ra môi trường xung quanh khá lớn, cần được thay đổi bằng ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong sản xuất gốm.

4.Tính bền vững của làng gốm Phù Lãng trên phương diện văn hóa được nhìn nhận diện qua các biểu hiện qua việc duy trì bền vững đội ngũ nghệ nhân gốm, duy trì, phát triển những đặc trưng về hình thái, họa tiết, hoa văn, mầu sắc vốn làm nên thương hiệu đặc trưng của gốm Phù Lãng truyền thống, giá trị gốm

đóng góp hình thành văn hóa của làng nghề được phản ánh qua các tín ngưỡng, lễ hội, tập quán của địa phương.

5. Xác lập được hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đã nhận diện, đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng hiện tại và tương lai. Việc áp dụng các tiêu chí đánh giá tính bền vững này góp phần đưa ra những nhận định: làng nghề gốm Phù Lãng hội tụ các điều kiện để phát triển bền vững dựa trên 04 trụ cột: kinh tế làng nghề, xã hội, văn hóa, môi trường làng nghề. Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh sản phẩm hiện nay, làng gốm Phù Lãng cần giải quyết nhiều vấn đề; sử dụng nguyên liệu, áp dụng công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

6. Ứng dụng phân tích SWOT, đã nhận diện và phân tích toàn diện những điểm mạnh và cơ hội của làng nghề gốm Phù Lãng: truyền thống, thợ gốm có tay nghề cao, sản phẩm độc đáo, định hình thị trường, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công, khai thác thị trường tiềm năng. Đồng thời chỉ ra những khó khăn, thách thức: nguồn nguyên liệu có nguy cơ cạn kiệt, làng gốm có thể bị di rời, mẫu mã bị làm giả, giá thành sản phẩm cao. Gốm Phù Lãngvẫn chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất,do vậy,sản xuất gốm đã và đang tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí, tiếng ồn, dư chất hóa học và sức khỏe của cộng đồng địa phương.

Khuyến nghị

1.Địa phương cần sớm có phương án quy hoạch tổng thể lại làng nghề gốm Phù Lãng dành quỹ đất hợp lý phát triển làng gồm thành khu công nghiệp làng nghề, ban hành chính sách ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư phát triển làng gốm Phù Lãng, hỗ trợ thành lập các HTX, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất gốm, xây dựng các quy định chặt chẽ trong quản lý bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong sản xuất gốm.

2. Các hộ gia đình, chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm ở Phù Lãng nên sớm đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại: nung gốm bằng gas, điện; đầu tư máy móc: máy phân loại đất, máy khuấy, máy tạo hình, máy in hoa văn, máy in ép lăn, nhằm giảm chi phí trả lương cho người lao động, hạ giá thành sản phẩm gốm, đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của người tiêu dùng.

3. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ và các chủ cơ sở sản xuất gốm cần hợp tác chặt chẽ qua các gói tín dụng, và các chính sách cho vay linh hoạt để phát triển làng nghề gốm. Bên cạnh đó, các chủ cơ sở sản xuất gốm cần tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo mỹ thuật, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý, cửa hàng; cơ quan quản lý ở địa phương và trung ương nhằm đầu tư xây dựng khu trưng bày và dịch vụ gốm phát triển du lịch làng nghề và xây dựng webisite gốm Phù Lãng, đăng ký logo cho sản phẩm.

4. Cần coi trọng giáo dục và truyền thông, giáo dục tính bền vững của làng nghề gốm trên 04 phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường cho chính người sản xuất gốm và người dân địa phương, khách tham quan, người tiêu dùng gốm, đặc biệt lớp thanh niên. Đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm cộng đồng để gốm Phù Lãng phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện tại và tương lai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thư viện Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội.

2.ĐặngNguyên Anh, Cecilia, Hoàng Xuân Thành(2004),Ly hương, bất ly nông, làm thủ công tại làng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

3.Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hòa (2005), Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề, đề tài cấp Viện của Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

4.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Dựa án JICA (2002), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam của Hà Nội.

5.Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6.Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, đề tài khoa học cấp Bộ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

7.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.

9. Đỗ Xuân Đức (2013), Nâng cao năng lực quản lý môi trường làng nghề gắn với sự tham gia của cộng đồng, Tạp chí Môi trường, số 7.

10.Trương Quang Học (2013), Cơ sở khoa học bền vững, Bài giảng cho học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Môi trường và Phát triển bền vững, Hà Nội.

11.Trương Quang Học (2008), Từ phát triển đến phát triển bền vững: Nhìn từ góc độ giáo dục và nghiên cứu khoa học, in trong sách Khoa học phát triển lý luận & thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

12.Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Mai Hương (2011), Phát triển bền vững làng nghề ở Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc gia Hà Nội.

14.Ngô Thái Hà (2009), Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ môi trường trước hết là nước sạch, Tạp chí Cộng sản số 8, năm 2009.

15.Nguyễn Thị Hường (2005), Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, Tạp chí Lý luận chính trị, số 43.

16.Nguyễn Hữu Niên (2001), Phát triển kinh tế làng nghề ở Bắc Ninh, Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Ngân (2009), Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực ủồng bằng sụng Hồng”, Tạp chớ Nụng thụn mới số 249.

18.Chu Thái Thành (2009), Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí Cộng sản số tháng 11.

19.Nguyễn Thị Thắm (2011), Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20.Hồ Thanh Thủy (2005), Phát triển thị trường tiêu thụ sản làng nghề, Tạp chí Tài chính tháng.

21.Vũ Thị Thoa (2005), Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 2.

22.Vũ Thị Thoa (2009), Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, đề tài khoa học Viện Kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23.Vũ Từ Trang (2001), Nghề cổ truyền nước Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Tiếng Anh

24.UN Sustainable Development Summit 2015, 2030 Agenda for Sustainable Development, consists of a Declaration, 17 Sustainable Development Goals and 169 targets.

25.Yared Awgichew, Agriculture Technology Transfer Expert, Ethiopia international workshop on application of science & technology for occupational villages development, August 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)