Các thuộc tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng 1. Tính bền vững về kinh tế của làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 45 - 55)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các thuộc tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng 1. Tính bền vững về kinh tế của làng nghề

Thứ nhất:Yếu tố đầu tiên đánh giá tính bền vững kinh tế của làng nghề gốm Phù Lãng là tăng năng suất lao động.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất Gốm Phù Lãng 2013- 2015

Din gii ĐVT Năm

So sánh (%)

2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ 1.Tổng giá trị sản

lượng tr.đ 16.420 14.870 13.260 90,56 89,17 89,87 2.Thu nhập BQ 1 lđ tr.đ 22,493 20,768 20,152 92,33 97,03 94,68 3.Thu nhập BQ 1 hộ tr.đ 143,718 103,26 98,222 71,85 95,12 83,49

Nguồn: Thống kê của UBND xã Phù Lãng năm 2015 Năng suất lao động trong làng nghề gốm Phù Lãng được đo bằng số lượng sản phẩm gốm làm ra trên một đơn vị thời gian hoặc rút ngắn thời gian làm ra sản phẩm. Giá trị sản xuất gốm Phù Lãng giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 (bảng), phản ánh được tốc độ tăng năng suất lao động thông tổng giá trị sản lượng gốm sản xuất và thu nhập bình quân của lao động và hộ gia đình làm gốm ở Phù Lãng.

Năng suất lao động của nghề làm gốm ở Phù Lãng phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Thực hiện tốt công tác dạy nghề, truyền nghề trong làng nghề. Thế hệ lao động trẻ theo nghề có khả năng duy trì, bảo tồn các kỹ xảo truyền thống của cha ông. Ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trong lao động, đảm bảo sự thành thục, khéo léo. Nghề gốm ở Phù Lãng được coi là nghề cao quý mang lại nhiều vinh dự và may mắn cho dân làng, nhờ nó mà thu nhập của người dân trong làng tăng lên, số hộ nghèo ngày một giảm. Những người thợ gốm, những người kinh doanh buôn bán giỏi được đề cao và được tôn vinh ở Phù Lãng.

Những năm qua những nghệ nhân Gốm Phù Lãng trẻ tiêu biểu như: Vũ Hữu Nhung; Nguyễn Minh Ngọc, Phạm Tự Tại...với bàn tay khéo léo óc sáng tạo không ngừng cùng với vốn kiến thức học được từ trường đại học mỹ thuật các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo, sáng tạo cao, có giá trị xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển làng nghề.

Đồng thời, họ rất tích cực việc truyền dạy nghề và kỹ năng nghề, bí quyết trong các công đoạn làm gốm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ trong làng. Tất cả các thợ sản xuất gốm ở Phù Lãng trước khi được vào sản xuất chính thì họ đều phải trải qua giai đoạn học việc, họ được thợ cả trực tiếp kèm cặp.

- Có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Có sự đầu tư nghiên cứu hiện đại hóa từng công đoạn nhưng vẫn đảm bảo sự tinh xảo, độc đáo của nghề truyền thống. Gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm.

Nghiên cứu, sử dụng công nghệ hiện đại thay thế công nghệ cũ để tiết kiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt chi phí mức độ nặng nhọc cho người lao động, giảm thiểu ô nhiễm. Nâng cao hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất. Giảm bớt sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong quá trình sản xuất.

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề được trang bị các kiến thức về tiếp thị, maketinh. Biết tổ chức quản lý quá trình sản xuất.

Thứ hai: Tính bền vững về kinh tế của làng nghề gốm phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng phù hợp với phát triển bền vững làng nghề gốm. Chiến lược PTBV làng nghề phải đặt trong tổng thể quy hoạch PTBV của địa phương, gắn liền PTBV nông nghiệp nông thôn. Điều đó thể hiện:

-Trong quá trình vận động và phát triển, làng nghề gốm có vai trò tích cực trong việc tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp. Chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Thực tế lịch sử phát triển ở Phù Lãng chỉ ra rằng sự ra đời và phát triển làng nghề gốm ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác động này đã tạo ra cơ cấu kinh tế đa dạng ở nông thôn với sự thay đổi về chủng loại, phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm.

- Dưới góc độ phân công lao động thì tính bền vững củalàng nghề gốm về kinh tế còn có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp, hình thành những khu

vực nông nghiệp chuyên môn hóa, tạo ra năng suất lao động cao hơn và sản phẩm đa dạng hơn. Vì vậy, người nông dân sẽ nhận thức được mình cần đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất.

- Quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho làng nghề gốm Phù Lãng có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, làm cho năng lực tiếp cận thị trường được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm gốm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.

Khi đó khuvực sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gia tăng. Sản phẩm gốm của làng nghề Phù Lãng gồm có:

gốm mỹ nghệ và gốm gia dụng được tiêu thụ ở nhiều thị trường khác nhau cả trong nước và xuất khẩu. Thị trường sản phẩm gốm Phù Lãng hoạt động theo quy luật cung cầu, một số hộ sản xuất theo mẫu mã và đơn đặt hàng của khách hàng.

ng-ời bán buôn ng-ời bán lẻ ng-ời tiêu dùng

Đại lý ng-ời bán buôn ng-ời bán lẻ trong n-íc

37,4%

cơ sở sản xuất

ngoài n-ớc 62,6%

doanh nghiệp

các công ty xnk

xuÊt khÈu môi giới 1

2

3

37,7%

46,99%

9,2%

9,2%

4

5

67,9%

32,1%

Sơ đồ 3.2. Các kênh tiếp cận thị trường đầu ra của sản phẩm gốm Phù Lãng

Theo kết quả điều tra tại làng nghề, sản phẩm làm ra được tiêu thụ từ 75%

đến 80%. Hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 10 (âm lịch), năm trước đến tháng 3 (âm lịch) năm sau, sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn các tháng khác, thậm chí có khách hàng còn đặt hàng trước.

Thứ ba: Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.

Với đặc điểm quy mô trung bình như làng gốm Phù Lãng tính bền vững kinh tế còn phản ánh trên cơ sở đầu tư tăng năng suất lao động để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của xã Phù Lãng.

Bảng 3.3. Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng

Sản Phẩm

Trong nước

Xuất khẩu Hà

Nội

Đà Nẵng

TP.Hồ Chí Minh

Các tỉnh khác

Hàn

Quốc Nhật

Châu Âu-

Mỹ Chậu cây

cảnh Đèn vườn Tượng vườn Gạch ốp tường Lọ hoa Tượng

Đèn trang trí Tranh gốm Chum Vại

Tiểu sành

Nguồn: Thống kê UBND xã Phù Lãng Ghi chú: Thị trường đang có mặt sản phẩm gốm

Thị trường chưa có mặt sản phẩm gốm

Thứ tư: tính bền vữnglàng nghề gốm Phù Lãng về kinh tế còn có ý nghĩa trong việc đa dạng hóa kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này được thể hiện:

- Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một biện pháp thúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Thực tế đã chỉ ra sự phát triển làng nghề gốm ở Phù Lãng đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kích thích sự ra đời và phát triển các ngành nghề liên quan mật thiết với nó như dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc...

-Xã Phù Lãng đã hình thành một trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa, hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét hơn. Tương lai sẽ phát triển trở thành thị tứ, thị trấn. Xu hướng đô thị hóa ở nông thôn là một xu thế tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển của kinh tế-xã hội nông thôn, thể hiện mức độ nhu cầu về vật chất, tinh thần được thỏa mãn. Vì thế dễ dàng nhận thấy rằng ởlàng nghề gốm Phù Lãng phát triển thì lập tức ở đây đã hình thành một phố chợ sầm uất của các trung tâm buôn bán và dịch vụ của xã Phù Lãng.

3.2.2. Tính bền vững về xã hội của làng nghề

Tính bền vững về xã hội của làng nghề chính là sự đóng góp cụ thể của làng nghề cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Đối với làng nghề gốm Phù Lãng, được phản ánh qua.

Thứ nhất:Tính bền vững về mặt xã hội của nghề gốm ở Phù Lãng thể hiện ở quá trình phát triển của làng nghề gốm Phù Lãng đã kéo theo sự hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành phi nông nghiệp. Tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Giải quyết việc làm không chỉ trong làng nghề mà còn thu hút lao động các vùng lân cận. Qua điều tra tại làng nghề Phù Lãng có hơn 200 hộ, với 1.300 lao động làm việc trong các

xưởng sản xuất gốm lớn, nhỏ.Ở các hộ làm gốm, cho thấy nhân khẩu của các hộ khá cao đều xung quanh 4-5 khẩu/ hộ. Số lao động bình quân/ hộ cũng chỉ từ 2- 3 lao động/ hộ. Do đó, để sản xuất gốm các hộ đa số đều phải thuê lao động từ 3 đến 12 lao động/hộ. Số lao động này có cả người ở xã Phù Lãng và người lao động ở các xã thuộc huyện Quế Võ (Bắc Ninh) và lao động ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Tiêu biểu có chủ cơ sở làm gốm Vũ Hữu Nhung, sinh năm 1974, hiện đang là giảng viên của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, gắn bó với nghề gốm truyền thống của quê hương, anh Vũ Hữu Nhung, đầu tư mở xưởng gốm, qua đó tạo công ăn, việc làm cho hơn 200 lao động trong làng, với mức lương bình quân từ 2 đến 2,5 triệu đồng/1 tháng.

Bên cạnh anh Vũ Hữu Nhung, làng gồm Phù Lãng xuất hiện những gương mặt trẻ tiêu biểu như anh Nguyễn Minh Ngọc (28 tuổi), đã có 2 cơ sở làm gốm, tạo việc làm cho hơn 100 nhân công, với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/

1 tháng. Thành đạt ở tuổi 28, hai cơ sở sản xuất gốm của anh Nguyễn Minh Ngọc đã tạo được uy tín trên thị trường.Làng gốm phát triển đã đảm bảo nhu cầu về công ăn, việc làm cho thanh niên trong làng. Em Lê Thị Thơm, 21 tuổi (xóm Chùa, Phù Lãng), tâm sự: “Với những người không có công ăn việc làm như chúng em, thì làm gốm như hiện nay là một công việc ổn định, thu nhập cũng khá cao”. [PV người lao động tại làng gốm Phù Lãng]. Như vậy, phát triển làng nghề phải giải quyết được vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở nông thôn: việc làm, ổn định và tăng thu nhập.

Thứ hai: Tính bền vững xã hội của làng nghề được thể hiện qua việcthu hút được lao động địa phương trong xã, tạo việc làm cho nông dân, trong những năm gần đây, làng nghề gốm Phù Lãng thu hút lượng lao động tại địa phương, giảm thiểu được hiện tượng di cư từ vùng này sang vùng khác, di cư ra thành phố, đô thị tìm việc làm của thành niên nông thôn. Đặc biệt là khu vực xã Phù Lãng, nơi mà mật độ dân số đông đúc, đất đai chật hẹp không đủ để canh tác nông nghiệp. Qua điều tra cho thấy nguồn lao động ở Phù Lãng khá dồi dào,

lực lượng lao động trẻ và có tay nghề. Để trở thành một người thự gốm thực thụ đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ, phải kiên trì học hỏi và phải yêu thích say mê với nghề. Bởi vậy không phải ai cũng có thể trở thành người thợ gốm. Phần lớn lao động làm gốm là những người sống tại làng, họ thường được tiếp xúc với sản xuất gốm từ nhỏ nên hiểu và yêu quý nghề. Hơn nữa những nghệ nhân và thế hệ đi trước luôn có ý thức truyền nghề để giữ gìn vốn quý của tổ tiên. Phần lớn tay nghề của người thợ gốm có được không phải qua đào tạo mà từ sự học hỏi hoặc “cha truyền con nối”.

Thứ ba: Tính bền vững xã hội của làng nghề gốm Phù Lãng có đóng góp tích cực nâng cao học vấn của người dân địa phương, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn. Xoá đói giảm nghèo ở vùng đó. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của dân cư tốt hơn. Cuộc sống người dân làng nghề gốm Phù Lãng được nâng cao về vật chất tinh thần. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội như: văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong làng nghề, giảm các tệ nạn xã hội.

3.2.3. Tính bền vững về môi trường của làng nghề

Bảng 3.4. Các dạng làng nghề trọng điểm Bắc Ninh và tác động tới môi trường

TT Các làng nghề

Các tác động đến môi trường Không khí

Nước Đất

Đa dạng

sinh Bụi Ồn Tác học

nhân hoá học

1 Sản xuất, tái chế giấy M M M RM RM RM

2 Sản xuất, tái chế sắt, thép M M R

M ít RM RM

3 Sản xuất đồng, nhôm, chì M M R

M ít RM RM

4 Sản xuất gốm M ít R

M ít TB Rất ít

5 Sản xuất vôi, gạch M ít R

M ít TB Rất ít

6 Sản xuất bánh rượu ít ít TB RM ít ít

7 Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ M M ít Rất

nhỏ Rất nhỏ RM

8 Dệt nhuộm Rất nhỏ ít R

M RM RM RM

9 Mây tre đan Rất ít TB M Rất

nhỏ Rất nhỏ RM (Ghi chú : M- mạnh ; RM :Rất mạnh ; TB : Trung bình) Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Bắc Ninh 2016

Thứ nhất: Tính bền vững về môi trường của làng nghề gốm Phù Lãng phải bảo vệ môi trường sống tại địa phương không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghề nghiệp liên quan.

Qua bảng 3.3, chỉ ra làng nghề sản xuất gốm tác động đến môi trường không khí tương đối mạnh gồm thải ra bụi, tiếng ồn và khí hóa học, làng gốm tác động không nhiều đến môi trường đất, nước và đa dạng sinh học. Sản phẩm gốm Phù Lãng được sản xuẫt chủ yểu theo phương pháp thủ công, do đôi bàn tay của người thợ tạo ra, hơn nữa nhiên liệu chính dùng để nung gốm là củi, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm. Chính vì vậy gốm Phù Lãng không ảnh hưởng nhiều và gây ô nhiễm môi trường, đây là một yếu tố thuận lợi để làng nghề gốm phát triển và đảm bảo được môi trường của địa phương. Tuy vậy, để giảm thiểu được tác động tiêu cực của làng nghề gốm đến môi trường không khí tại đại phương cần áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, một mặt giảm bớt vất vả cho thợ gốm và lao động ở các công đoạn, mặt khác đảm bảo được môi trường sống địa phương, đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong các xưởng sản xuất gốm ở Phù Lãng.

Thứ hai: Tính bền vững trên khía cạnh môi trường của làng nghề cầnphải gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái làng nghề gốm Phù Lãng, phát triển làng nghề trở thành điểm đến tham quan du lịch làng nghề hấp dẫn với đặc trưng về sản phẩm gồm truyền thống và môi

trường, cảnh quan, hệ sinh thái làng nghề được gìn giữ, bảo vệ gắn với phát triển làng nghề gốm theo hướng sinh thái nhân văn.

Thứ ba: Tính bền vững trên khía cạnh môi trường của làng nghề gốm Phù Lãng được quan tâm ở phương diện khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch, quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề. Hiện tại, tương lai làng nghề, các hộ sản xuất gốm ở đây phải nghiên cứu, hướng tới sử dụng nguyên liệu đất sét tiết kiệm, đồng thời tái sử dụng đất sét đảm bảo sử dụng nguồn đất này cho hiện tại và tương lai phát triển của làng nghề.

3.2.4. Tính bền vững về văn hóa của làng nghề

Thứ nhất: Tính bền vững văn hóa làng nghề thể hiện ở việc duy trì bền vững đội ngũ nghệ nhân gốm, người thợ gốm có trình độ tay nghề cao, có trình độ kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, và họ cũng chính là người gánh trách nhiệm duy trì, phát triển những bí quyết riêng của làng nghề gốm Phù Lãng, và cứ thế, các bí quyết riêng đó sẽ được truyền từ đời này qua đời khác, qua các thế hệ. Họ chính là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển bền vững làng nghề trước mọi biến cố và duy trì những nét độc đáo truyền thống của làng nghề gốm Phù Lãng.

Thứ hai: Tính bền vững văn hóa làng nghề gốm Phù Lãng còn phải duy trì, phát triển những đặc trưng về hình thái, họa tiết, hoa văn, mầu sắc vốn làm nên thương hiệu đặc trưng của gốm Phù Lãng truyền thống. Đồng thời, các nghệ nhận, thợ làm gốm cần tiếp tục tìm tòi, sáng tạo và thể hiện những nét văn hóa truyền thống của xứ Kinh Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng qua các tín ngưỡng, trò chơi dân gian, khắc họa tinh sảo nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc, trạm trổ, vẽ lên bề mặt sản phẩm gốm các kiểu kiến trúc truyền thống đình, đền chùa ở của xứ Kinh Bắc nói riêng và châu thổ Bắc Bộ và Văn hóa Việt Nam truyền thống tùy theo mẫu mã, chủng loại kết hợp với các kiểu thể hiện trang trí, cách tân phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Có như vậy, giá trị văn hóa truyền thống vốn làm nên thương hiệu văn hóa của gốm Phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)