Nghiên cứu làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 30 - 34)

Chương 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN

1.4.2. Nghiên cứu làng nghề ở Việt Nam

- Công trình: Nghề cổ truyền nước Việt của Vũ Từ Trang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2001 [23]. Các tác giả đã vẽ lên một bức tranh khá tổng quát về các nghề và làng nghề tiêu biểu của Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại.

Đồng thời, cũng thể hiện sự bức xúc, trăn trở về nghề thủ công Việt Nam đứng trước sự thăng trầm của lịch sử.

Báo cáo: Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, năm 2002 [4]. Báo cáo xác định làng nghề Việt Nam dựa theo 2 tiêu chí: (i) Có trên 20% số hộ trong làng tham gia sản xuất thủ công, (ii) chính quyền xã công nhận nghề thủ công đó có ý nghĩa quan trọng đối với làng. Đóng góp có ý nghĩa phương pháp luận của công trình là sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu nghiên cứu làng nghề.

Công trình: Làng nghề Việt Nam và môi trường, tác giả Đặng Kim Chi (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005 [5]. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước có mã số KC 08.09 nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam. Đề tài đã làm rõ hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề Việt Nam; Hiện trạng môi trường các làng nghề; Ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đề tài đã dự báo xu hướng phát triển và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động của các làng nghề; Nghiên cứu xây dựng một số chính sách bảo đảm phát triển và cải thiện môi trường cho làngnghề.

Báo cáo: Tác động xã hội và môi trường của việc phát triển làng nghề”, đề tài cấp Viện của Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 2005 do Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hòa thực hiện [3]. Các tác giả đã trình bày một cách tổng quan những xu hướng phát triển các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam. Phân tích những đặc điểm và tác động của sự phát triển làng nghề phi nông nghiệp và các làng nghề đối với những thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là tác động đối với nhóm những hộ nghèo ở nông thôn.

Trên cơ sở phân tích đó, đề xuất những kiến nghị về việc phát triển và quản lý các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề nhằm mục đích giảm nghèo nói riêng, cũng như đảm bảo sự phát triển nông thôn ViệtNam.

Công trình: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 [12]. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ phạm trù làng nghề truyền thống, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của LNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, đi sâu phân tích những kinh nghiệm phát triển LNTT tiểu thủ công nghiệp của một số nước và rútrabàihọcquýbáumàViệtNamcầnquantâm.

Công trình “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh ủồng bằng sụng Hồng”, đề tài khoa học cấp Bộ của Liờn hiệp cỏc hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do tác giả Nguyễn Trí Dĩnh làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2005 [6]. Đề tài đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về làng nghề, từ khái niệm, tiêu chí để phân loại và đặc điểm của làng nghề truyền thống trong nềnkinhtếthịtrường.Đisâuphântíchvaitròcủalàngnghềvànhữngnhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ sở chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, đề tài đã đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. Từ đó, đề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển

kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

Công trình “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, đề tài khoahọc của Viện Kinh tế - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2009 do Vũ Thị Thoa làm chủ nhiệm [22]. Đề tài đã phân tích những tác động tích cực và tiêu cực tới sự phát triển của các làng nghề truyền thống sau khi gia nhậpWTO. Đồng thời, tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi gia nhập WTO; từ đó rút ra những vấn đề cần phải tháo gỡ và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự pháttriểncácLNTTởđồngbằngsôngHồngsaukhigianhậpWTO.

Một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí, nghiên cứu về làng nghề: Nguyễn Thị Hường (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp”, Tạp chí Lý luận chính trị số 43 [15]. Phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt tập trung vào nguyên nhân chất lượng nguồn nguyên liệu.

Hồ Thanh Thủy (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản làng nghề”, Tạp chí Tài chính tháng 12 năm 2005 [20]. Phân tích các giải pháp tài chính tiền tệ;

Vai trò của chính sách tài chính tiền tệ và tác động của chính sách tiền tệ đối với các làngnghề.

Vũ Thị Thoa (2005), “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn - kỳ 2, tháng 1 năm 2005 [21]. Phân tích vai trò của các làng nghề. Phân tích giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề: Giải pháp nghiên cứu thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm; Giải pháp quy hoạch và chiến lược phát triển làng nghề ở từng địa phương; Tập trung giải pháp hoàn thiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển làngnghề.

Nguyễn Thị Ngõn (2009), “Xu hướng phỏt triển làng nghề ở khu vực ủồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nông thôn mới số 249/2009 [17]. Đã chỉ ra vai trò của các làng nghề và bốn xu hướng: Xu hướng kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại. Xu hướng phát triển gắn cụm công nghiệp nông thôn. Xu hướng khôi phục nghề truyền thống gắn với phát triển nghề mới và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinhdoanh.

Ngô Thái Hà (2009), “Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ môi trường trước hết là nước sạch”, Tạp chí Cộng sản số 8, năm 2009 [14]. Chỉ rõ vai trò ích lợi của sự phát triển làng nghề. Vấn đề kiểm soát và xử lý phát thải môi trường hiện nay ở các làng nghề. Chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm trong làng nghề và giải phỏp tập trung cỏc làng nghề theo hướng chuyờn mụn húa ủể dễ xử lý ô nhiễm; Giải pháp đề cao vai trò giám sát của chính quyền cơ sở và nhà nước. Cuối cùng là giải pháp quy hoạch cụm công nghiệp làngnghề.

Chu Thái Thành (2009), “Làng nghề và bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản số tháng 11 năm 2009 [18]. Chỉ ra những đóng góp và thách thức trong sự phát triển làng nghề hiện nay. Nêu lên những số liệu dẫn chứng các chỉ số mức độ ô nhiễm và bức xúc môi trường trong làng nghề. Để giải quyết hậu quả ô nhiễm cần giải quyết các vấn đề sau:

chú trọng chính sách phát triển bền vững làng nghề; Quy hoạch không gian làng nghề; Tăng cường quản lý môi trường tại các làng nghề; Phát hiện và xử lý các làng nghề gõy ụ nhiễm; Tổ chức thớ ủiểm triển khai ỏp dụng sản xuất sạch tại các làngnghề.

Đỗ Xuân Đức (2013), “Nâng cao năng lực quản lý môi trường làng nghề gắn với sự tham gia của cộng đồng”, Tạp chí Môi trường, số 7 [9]. Bài báo chỉ ra những thách thức môi trường tại làng nghề, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường từ phía cộng đồng:Tham vấn cộng đồng thường xuyên; Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý môi trường địa phương; Quan tâm giáo dục môi trường cho người dân có thể tiến hành đa dạng

dưới bằng nhiều hình thức; Chú trọng đến năng lực xử lý các loại chất thải sản xuất từ hộ gia đình làm nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tếluận văn ths khoa học bền vững (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)