Tình hình về rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÔNG AN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Quá trình hình thành và phát triển lực lƣợng công an thủ đô

2.2.8. Tình hình về rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ

Lực lƣợng Công an Hà Nội trải qua 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, luôn tự hào là đơn vị dẫn đầu trên nhiều mặt trận công tác, chiến đấu và xây dựng lực lƣợng. Điều đó khẳng định Công an Hà Nội luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng hào hùng của các thế hệ đi trước, thừa hưởng những tư tưởng, lý luận về đạo đức của Hồ

Chí Minh, vì thế cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội luôn tu dƣỡng phẩm chất đạo đức, lối sống gần dân, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân chiến đấu và vì nhân dân phục vụ, hết sức, hết lòng phụng sự tổ quốc, chiến đấu hết mình vì quê hương, đất nước. Vì thế, thời gian qua đã có nhiều gương “người tốt, việc tốt”, điển hình tiên tiến và nhiều tấm gương dũng cảm chiến đấu trong lực lƣợng Công an Hà Nội. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến năm 2016, có 474 thƣ khen, thƣ cảm ơn các tập thể, cán bộ chiến sĩ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đô; có 32.855 lƣợt tập thể, cá nhân lập công xuất sắc được các cấp khen thưởng. Tuy nhiên, thời gian qua trong lực lƣợng Công an Hà Nội vẫn có một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu tu dƣỡng, rèn luyện, ý thức tổ chức kém, dẫn đến vi phạm phải xử lý kỷ luật, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự lực lượng Công an Thủ đô (Chỉ tính riêng trong 05 năm (2011 - 2015), đã tiến hành xử lý kỷ luật 770 lượt CBCS vi phạm, trong đó có 179 lượt CBCS vi phạm liên quan đến phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiên quyết điều chuyển những cán bộ kém về phẩm chất, yếu về năng lực đang công tác ở lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng sang làm công tác khác...).

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô Hà Nội đã đạt đƣợc thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mặt trái của mở cửa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường cũng đã và đang tác động trực tiếp, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới đến sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô ổn định, bền vững. Đặc biệt là, trong thời gian gần đây, tình hình an ninh nông thôn, đô thị trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc mâu thuẫn, xung đột, chƣa nhận đƣợc sự đồng thuận của nhân dân và dƣ luận xã hội liên quan đến đất đai, dồn điền, đổi thửa, thu hồi đất giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án… dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện đông người

phức tạp, kéo dài, thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây rối trật tự công cộng, cố ý hủy hoại tài sản của Nhà nước. Trong lĩnh vực tôn giáo nổi lên là hoạt động kích động tư tưởng thoát lý khỏi sự quản lý của chính quyền địa phương; hoạt động kêu gọi tập trung đông người tuần hành, biểu tình trái pháp luật, có sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, phản động nhằm tập dƣợt

“cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Tính chất hoạt động của tội phạm, tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm về ma túy, tội phạm có tổ chức ngày càng nguy hiểm, những đối tƣợng phạm tội có xu hướng trẻ hóa, gây án liều lĩnh, sẵn sàng sử dụng vũ khí, hung khí, hung khí nguy hiểm phản ứng, chống trả lại lực lƣợng Công an khi bị truy bắt; tình trạng chống người thi hành công vụ vẫn diễn ra, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước. Tình hình vi phạm trong một số cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, nhất là các cơ sở kinh doanh lưu trú, cầm đồ; tình trạng tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí tự chế, sử dụng vật liệu nổ trái phép để đe dọa, gây án còn phức tạp. Theo thống kê của CATP, trong 05 năm (từ năm 2011 đến năm 2015), trên địa bàn Thủ đô đã phát hiện 31.712 vụ phạm pháp hình sự; phát hiện 573 vụ chống người thi hành công vụ đối với CBCS Công an Thủ đô (chống lại lực lƣợng Cảnh sát giao thông, lực lƣợng Cảnh sát trật tự, lực lƣợng 113, lực lƣợng Cảnh sát Hình sự, lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, lực lƣợng Cảnh sát Cơ động, lực lượng 141, lực lượng Công an xã, phường, thị trấn)...

Trước bối cảnh tình hình nêu trên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ƣơng, lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, sự phối hợp, giúp đỡ, cộng tác của các đoàn thể chính trị xã hội và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thủ đô, CATP đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác, tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội, đấu tranh

vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các đối tƣợng cơ hội chính trị phản động; đồng thời, thường xuyên quan tâm, chú trọng đến công tác nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ chiến thuật, quân sự, võ thuật, khả năng sử dụng thành thạo các loại trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho CBCS, phục vụ có hiệu quả yêu cầu, nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ ANTT trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng lực lƣợng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác xây dựng lực lượng công an thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)