Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án Thăng Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án thăng long (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án Thăng Long

Hiện tại Ban quản lý dự án Thăng Long có 2 hình thức đào tạo đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Với các công việc đơn giản không đòi hỏi trình độ cao hay là các công việc lặp đi lặp lại thì Ban quản lý dự án Thăng Long tiến hành đào tạo trong công việc bằng các biện pháp nhƣ chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề, kèm cặp và chỉ bảo, luân chuyển và thuyên chuyển công việc… Đối với những công việc phức tạp, có tính chất đặc biệt thì Ban quản lý dự án Thăng Long cử đi học tại các trường hoặc tham gia hội nghị, hội thảo… Hàng năm Ban quản lý dự án Thăng Long đều cử người lao động đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn do trung tâm hoặc các trường đại học tổ chức thường là lãnh đạo, kỹ sư… họ muốn nâng cao trình độ, những người có trình độ cao đẳng học tại chức ho ặc liên thông để đổi bằng có cơ hội thăng tiến và nâng bậc lương.

Phương pháp này cũng được áp dụng rộng rãi để đào tạo trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý.

Công tác đào tạo và phát triển tại Ban quản lý dự án Thăng Long đã đƣợc ban lãnh đạo quan tâm đã tạo ra đƣợc sự gắn bó giữa lao động và Ban quản lý dự án Thăng Long bởi người lao động sẽ tìm được cơ hội phát triển mình khi gắn bó với Ban quản lý dự án Thăng Long, hơn nữa công tác đạo tạo của công ty đã góp phần tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc trong hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên hiện nay lĩnh vực đào tạo của Ban quản lý dự án Thăng Long còn có nhiều hạn chế, mới chỉ đào tạo ở mức thông thường, chưa có quy trình đào tạo rõ ràng, chất lƣợng đảm bảo nhƣng chƣa cao.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án Thăng Long

2.3.1. Các nhân tố bên trong Quan điểm của lãnh đạo cấp cao:

Quan điểm của lãnh đạo cấp cao là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án Thăng Long. Nếu ban lãnh đạo của Ban quản lý dự án Thăng Long quan tâm đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực, coi đây là chiến lƣợc trong quá trình phát triển và cạnh tranh với các tổ chức,

doanh nghiệp khác thì sẽ hạn chế đƣợc các rủi ro phát sinh liên quan đến nhân lực.

Ngƣợc lại, nếu nhƣ các nhà quản trị không chú trọng đến sự quản trọng của công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực, việc tổ chức kiểm tra thực hiện không thường xuyên, chất lƣợng tuyển dụng và hiệu quả đào tạo thấp, không quan quâm đến các chính sách về lương thường, phúc lợi của người lao động thì sẽ dẫn tới người lao động nghỉ việc, chuyển sang các công ty khách gây nên sự biến động nhân lực, ảnh hưởng tới tiến độ công việc, dự án và năng suất lao động chung của Ban quản lý.

Ngành nghề kinh doanh

Nhân tố ngành nghề kinh doanh này ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Ban quản lý thông qua việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực. Với đặc thù là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý dự án lớn liên quan đến xây dựng, các sản phẩm và kỹ thuật đòi hỏi lao động phải qua đào tạo và giỏi về trình độ chuyên môn nên Ban lãnh đạo của Ban quản lý dự án Thăng Long cần phải tiến hành thực hiện đào tạo các nhân viên để hạn chế rủi ro do tai nạn lao động, chất lƣợng dự án, nghỉ việc, ...

Nhân tố công nghệ thiết bị

Với xu thế phát triển về công nghệ thiết bị xây dựng hiện nay, Ban quản lý cần phải chú trọng đầu tƣ công nghệ thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, tăng tiến độ dự án, công trình, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên điều này đòi hỏi các nhân viên của Ban quản lý phải đƣợc đào tạo, hiểu biết chuyên môn về những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đáp ứng đƣợc với sự thay đổi đó. Vì vậy Ban quản lý cần phải nâng cao chất lƣợng lao động cũ và tuyển dụng thêm lao động mới có chuyên môn cao, trình độ chuyên môn tốt để nên các rủi ro về việc biến động nhân sự là có thể xảy ra.

Năng lực bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro nguồn nhân lực của ban quản lý Năng lực của các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực quản trị rủi ro nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của ban quản lý.

Những cán bộ chuyên trách cần là những người có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đảm nhận và thực hiện hiệu quả nhất mọi khâu của công tác quản trị

nhân sự, đủ trình độ chuyên môn, có đầy đủ các kiến thức cần thiết khác nhƣ các kiến thức về khoa học xã hội hay hành vi cƣ xử để phục vụ cho công việc của mình.

Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty

Những người lao động trong Ban quản lý chính là đối tượng của công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của ban quản lý. Ban quản lý cần căn cứ vào những đặc điểm của nhân lực trong tổ chức nhƣ số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng… để thực hiện đƣa ra các chính sách quản lý phù hợp nhằm hạn chế các rủi ro nguồn nhân lực có thể xẩy ra.

2.3.2. Các nhân tố bên ngoài Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến các dự án xây dựng của Ban quản lý dự án Thăng Long. Nếu nền kinh tế tăng trưởng một các tích cực, nhu cầu về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam tăng lên, từ đó số dự án cũng tăng lên, dẫn tới số lƣợng lao động của của Ban quản lý dự án Thăng Long cũng cần tăng về quy mô để đáp ứng nhu cầu công việc của Ban.

Ngược lại, nếu nền kinh tế ảm đảm, nhà nước có kế hoạch tiết kiệm chi phí, hạn chế đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng công thì số lƣợng công việc của ban giảm xuống, Ban cần giảm số lượng người lao động để tiết kiệm chi phí.

Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên như bão, mưa, hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lƣợng, tiến độ của các dự án xây dựng của Ban quản lý dự án Thăng Long.

Môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến Ban quản lý dự án Thăng Long. Khi công nghệ phát triển tức là phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên nhân tố này cũng mang đến cho doanh nghiệp nguy cơ bị tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời, người lao động không ứng dụng được công nghệ tiên tiến vào công việc.

Môi trường nhân khẩu: Khi dân số ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cầu về giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng phải tăng lên để đáp ứng, dẫn tới nhu cầu việc làm mới của ban quản lý sẽ tăng lên, ngƣợc lại sẽ làm giảm số lƣợng đội ngũ lao động trong Ban quản lý Thăng Long và khan hiếm nhân lực và trình độ học vấn.

Môi trường chính trị - luật pháp: Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, quy định, thông tƣ về ngành giao thông vận tải và xây dựng và các bộ luật về Lao động, sử dụng lao động. Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách quản lý nguồn lao động tại Ban quản lý dự án Thăng Long, ràng buộc Ban quản lý trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án thăng long (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)