Khái niệm về chiến lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH dịch vụ Kho vận ALS giai đoạn 2019 – 2025 (Trang 21 - 27)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về chiến lƣợc

Thuật ngữ chiến lƣợc đƣợc xuất hiện từ các cuộc chiến tranh, nó đƣợc hiểu như là cách vận hành, tổ chức các nguồn lực, phương tiện để giành chiến thắng.

Thuật ngữ chiến lƣợc bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp cổ đại “Strategos”

có nghĩa là tổng thể. Thuật ngữ xuất hiện đầu tiên từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “khoa học về xây dựng và điều khiển các hoạt động quân sự”. Dần dần chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế- xã hội.

Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX chiến lƣợc đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ “chiến lƣợc kinh doanh” ra đời.

Trong tiếng việt thuật ngữ “chiến lƣợc” là sự kết hợp của từ chiến trong từ chiến đấu, có nghĩa là tranh giành, lược có nghĩa là mưu, tính. Như vậy, nguyên gốc của từ chiến lược là những mưu tính nhằm chiến đấu và quan trọng hơn là để giành chiến thắng.

Năm 1962, Chandle đã định nghĩa chiến lƣợc là “việc xác định các mục tiêu, mục đích dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng chuỗi các hành động cũng nhƣ phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này” (Chandler, A.(1962) Strategy and Structure Cambridge Massacchusettes MIT Press).

Đến những năm 1980, Quinn đã đƣa ra định nghĩa có tính khái quát hơn

“Chiến lƣợc là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể đƣợc cố kết một cachs chặt chẽ”

(Quin B.1980. Strategy for change: Logical Incrementalism homewood, Illinois, Irwin).

Theo Alfred D. Chandler (1962), chiến lược bao gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.

Theo William F. Glueck (1976), chiến lược là một kế hoạch mang tính

thống nhất, toàn diện và tính phối hợp đƣợc thiết kế để đảm bảo rằng mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ đƣợc thực hiện.

Theo James B. Quinn (1980), chiến lược là kế hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và hành động của đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau.

Theo quan điểm của giáo sƣ Michael E.Porter lại cho rằng: “Chiến lƣợc cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”.

Ngày nay, chiến lƣợc là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi tổ chức, chiến lƣợc là mô hình về các mục tiêu, chủ đích và các kế hoạch đạt đƣợc mục tiêu đó.

Bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển không chỉ quan tâm đến những kế hoạch tác chiến ngắn hạn mà còn cần quan tâm đến những vấn đề dài hạn nhằm tận dụng thời cơ, giảm thiểu những tác động xấu từ môi trường bên ngoài, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân doanh nghiệp. Những tƣ duy nhƣ vậy đƣợc gọi là tƣ duy chiến lƣợc.

Chiến lược cũng chính là bản kế hoạch cho tương lai, trong đó mô tả mô hình hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp cho doanh nghiệp. Chiến lƣợc giải quyết những vấn đề không thể dự báo, không thể biết trước.

Bản chất của chiến lƣợc là những hành động đƣợc lên kế hoạch để đạt tới tầm nhìn. Nhiệm vụ của công ty là tập trung vào nhu cầu thị trường phục vụ, giải quyết các vấn đề xã hội để sản xuất ra hàng hóa sản phẩm. Chiến lƣợc là những giải pháp tổng quát mang tính định hướng giúp công ty đạt được mục tiêu dài hạn. Chiến lược được hình thành từ những nguồn lực bên trong, ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và đƣợc lựa chọn theo một tiến trình khoa học.

Theo tác giả Hoàng Đình Phi (5): đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào thì "chiến lược là một tài liệu, có thể viết tay, in máy hay điện tử, trong đó những người có trách nhiệm đề ra sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và các mục tiêu dài hạn cho một tổ chức, thông thường là trong 5 năm, cũng như xác định các nguồn lực cần huy động và các giải pháp cần thực hiện để đạt được các mục

tiêu đã đề ra".

Trong khuôn khổ luận văn và ứng dụng thực tiễn, tác giả lựa chọn định nghĩa về chiến lƣợc cũng nhƣ các công cụ xây dựng chiến lƣợc đƣợc giảng dạy và hướng dẫn cho nhiều thế hệ học viên cao học theo các tài liệu giảng dạy các môn học về quản trị chiến lược và phát triển bền vững (5) thuộc Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị an ninh phi tryền thống.

1.1.2 Chiến lược phát triển của tổ chức Chiến lƣợc kinh doanh

Tùy theo quy mô và ngành nghề kinh doanh, một doanh nghiệp có thể có nhiều loại chiến lƣợc theo các cấp độ khác nhau nhƣ: chiến lƣợc phát triển tổng thể doanh nghiệp cho mỗi giai đoạn, thường là 5 năm hay 10 năm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lƣợc tài chính, chiến lƣợc công nghệ, chiến lƣợc sản xuất, chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc bán hàng, chiến lƣợc văn hóa… Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng và thực thi các chiến lƣợc là để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh.

Một tổ chức kế cả hành chính, công lập hay đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thì cũng cần phải có các chiến lƣợc để phát triển theo các giai đoạn làm mục tiêu phấn đấu cho tất cả các thành viên trong tổ chức.

Mặc dù có nhiều những quan điểm khái niệm trong khóa luận này, thuật ngữ chiến lƣợc kinh doanh hiểu là: “Chiến lược kinh doanh là hệ thống các nỗ lực, hành động khác biệt trên cơ sở nguồn lực có thể huy động nhằm thiết lập một vị thế duy nhất có giá trị so với đối thủ cạnh tranh”. Chiến lƣợc kinh doanh bắt đầu từ sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp trên những nguồn lực có thể huy động ở đây là nhân lực, tài chính, chất xám để tạo đặc biệt là các những người đứng đầu công ty, đưa ra hành động khác biệt nhằm thiết lập một vị trí duy nhất có giá trị so với đối thủ.

Hiện nay về mặt lý thuyết người ta chưa có một khái niệm nào được công nhận là duy nhất đúng về chiến lƣợc phát triển.

Chiến lƣợc kinh doanh luôn xây dựng, lựa chọn và thực thu dựa trên cơ sở lợi thế so sánh của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi xây dựng chiến

lƣợc, và cũng đặt doanh nghiệp vào tình thế phải xây dựng chiến lƣợc kinh doanh với những chuẩn bị chu đáo.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, chiến lƣợc kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nó giúp cho nhà quản trị có một cái nhìn dài hạn, là cơ sở để đƣa ra những quyết định chính xác kịp thời.

Đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng điểm mạnh sẵn có, cơ hội trong tương lai để đương đầu, hạn chế thách thức, khắc phục điểm yếu, giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh bền vững của một tổ chức

Trong thời gian gần đây, phát triển bền vững không chỉ là mối quan tâm của các nhà chính trị, nhà hoạt động môi trường mà còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức. Ở cấp độ quốc tế, đa số các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện các cam kết đã ký trong Chương trình Nghị sự 21 (1) của Liên hợp quốc bằng việc cụ thể hóa các mục tiêu trong việc xây dựng và thực thi các chiến lƣợc phát triển bền vững ở tẩm quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010- 2020 (2).

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát triển bền vững, các nhà quản trị doanh nghiệp đã bắt đầu kết hợp yếu tố bền vững vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình nhƣ một phần của kế hoạch chiến lƣợc phát triển dài hạn.

Trong quá trình xây dựng chiến lƣợc bền vững của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần đƣa phát triển bền vững vào trọng tâm chiến lƣợc của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững đƣợc hiểu là việc thực thi các chiến lƣợc và hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các đối tác tại thời điểm hiện tại mà vẫn có thể duy trì và củng cố các nguồn lực sản xuất và kinh doanh (tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, tài chính...) để đáp ứng cho nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp (IISD, 1992). Từ định nghĩa này, có thể nhận thấy rằng chiến lược phát triển bền vững giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng các giải pháp phát triển bền vững vào quá trình quản trị doanh nghiệp.

Khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hiệu quả sản xuất và/hoặc kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ một yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển cũng như sự tăng trường dài hạn của doanh nghiệp. Có nhiều cách thức định nghĩa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của sản phẩm trên thị trường (Fafchamps M., 1995);

là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định (Randall G., 1997); là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trường mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp (John Dunning, 1995)... Nhìn chung, khả năng cạnh tranh là khả năng mà doanh nghiệp có đƣợc và duy trì để có đƣợc lợi nhuận nhất định thông qua việc huy động và sử dụng có hiệu quả các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một năng lực cạnh tranh, là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn yêu cầu của thị trường để thu lợi nhuận ngày càng cao. Suy rộng ra, khả năng cạnh tranh bền vững hàm ý khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc duy trì nhằm đảm bảo việc khai thác các lợi thế cạnh tranh về dài hạn.

Nhiều tổ chức và doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển lâu dài đƣợc vì có nhiều yếu kém về năng lực hay khả năng cạnh tranh xét trên nhiều yếu tố khác nhau…

1.2.3. Chiến lược phát triển bền vững và công tác quản trị an ninh phi truyền thống

Theo báo cáo Brundtland (1987) thì phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, chiến lược phát triển bền vững có thể đƣợc hiểu là một bản kế hoạch có tính chất dài hạn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức nhƣng vẫn đảm bảo không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Điểm khác biệt cơ bản của chiến lược phát triển bền vững với chiến lược phát triển chung theo quan điểm truyền thống chính là việc chủ thể quản trị

chiến lược phát triển bền vững là những người có trách nhiệm hay đứng đầu trong một tổ chức xác định rõ các yếu tố nội hàm của chiến lƣợc, trong đó có các mục tiêu chiến lược dài hạn cho tổ chức hướng tới việc duy trì các yếu tố cạnh tranh bền vững từ các năng lực cơ bản của tổ chức cho tới chất lƣợng và giá cả dịch vụ cũng nhƣ lợi nhuận, tránh nhiệm xã hội và trách nhiệm bảo vệ môi trường của một tổ chức hay một doanh nghiệp.

An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và đƣợc đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây. An ninh phi truyền thống trở thành một mối quan tâm lớn, một chủ đề quan trọng nhận đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ nghiên cứu của các nhà khoa học. Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về an ninh phi truyền thống, nhƣng nhìn chung các vấn đề an ninh phi truyền thống hầu hết là các vấn đề xuyên quốc gia với phạm vi rộng (kinh tế, tài nguyên - môi trường, xã hội, văn hóa, y tế...), đối lập với khái niệm an ninh truyền thống - nghĩa là không bao gồm các yếu tố liên quan đến xung đột quân sự, chính trị và ngoại giao nhƣng có thể tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại và phát triển của quốc gia và nhân loại.

Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, quản trị an ninh phi truyền thống là một cách tiếp cận mới trong quản trị để phát triển bền vững bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào; đóng vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự, 2015). Một số lĩnh vực quản trị an ninh doanh nghiệp trong an ninh phi truyền thống nhƣ an ninh tài chính (phòng tránh các rủi ro tài chính và đảm bảo nguồn lực tài chính), an ninh công nghệ (phát triển, bảo vệ và sử dụng hiệu quả các năng lực công nghệ), an ninh con người (phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực), an ninh thương hiệu (xây dựng, sử dụng, bảo vệ, phát triển thương hiệu)…

Căn cứ theo phương trình cơ bản về quản trị an ninh phi truyền thống 3S- 3C của các tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi (6) thì S3 là yếu tố phát triển bền vững.

S’S = (S1+S2+S3) - (C1+C2+C3)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho công ty TNHH dịch vụ Kho vận ALS giai đoạn 2019 – 2025 (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)