CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SXKD; XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PTBV CHO CÔNG TY TNHH SX&TM NHỰA HẢI LONG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
2.1. Giới thiệu tóm tắt về Công ty
2.1.6. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty
Tài chính là mối quan hệ tiền tệ diễn ra trong doanh nghiệp, phản ánh các hoạt động kinh tế gắn với quá trình tiến hành huy động và sử dụng vốn, phân phối nguồn vốn để tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp...v.v.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất dựa trên các cơ sở pháp lý ban hành. Ta có thể thấy số liệu trong bảng sau:
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
1. Tỷ suất lãi trên doanh thu (%) 0,29 0,74 0,89 2. Tỷ suất lãi trên tổng tài sản ( % ) 3,8 2,17 1,95
Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhựa Hải Long
Việc phân tích tài chính giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhận thức rõ thực trạng tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, qua đó có những giải pháp hữu hiệu giúp ổn định và tăng cường năng lực tài chính của doanh nghiệp với hoạt động thu ngân sách Nhà nước.
Công ty luôn xác định đƣợc tầm quan trọng của nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước nên thường xuyên, liên tục thực hiện nhiệm vụ này một cách đầy đủ, kịp thời.
2.1.6.2. Khái quát kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty
Vƣợt qua những khó khăn của sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ trên thị trường; Công ty vẫn đứng vững và ngày càng khẳng định được vị thế và tên tuổi trong lĩnh vực ngành nhựa, điều đó thể hiện ở kết quả quá trình sản xuất, kinh doanh đạt doanh thu liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm.
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH (01/2016 - 12/2018) Đơn vị tính: VND
CHỈ TIÊU MÃ
SỐ NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 01 12.787.607.957 107.605.656.378 115.059.835.123
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 33.930.111 360.000
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 10 12.787.607.957 107.571.726.267 115.059.475.123 4. Giá vốn hàng bán 11 11.869.326.891 99.867.872.447 108.269.313.853 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 20 918.281.066 7.703.853.820 6.790.161.270 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.768.265 22.660.085 118.985.113 7. Chi phí tài chính 22 90.855.814 2.039.048.266 2.109.625.841 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 90.855.814 2.039.048.266 2.109.625.841
8. Chi phí bán hàng 24 0 1.322.638.011 1.188.469.344
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 363.842.425 3.559.188.221 2.456.476.363 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 30 465.351.092 805.639.407 1.154.574.835
11. Thu nhập khác 31 49.750.672 191.101.828
12. Chi phí khác 32 56.979.730 144.722.171
13. Lợi nhuận khác 40 (7.229.058) 46.379.657
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 50 465.351.092 798.410.349 1.200.954.492
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 81.436.441 168.133.629
16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại 52 168.133.629
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 60 383.914.651 798.410.349 1.032.820.863
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhựa Hải Long 2.1.7. Tổ chứ c bộ máy và ngu ồn nhân lực
2.1.7.1. Tổ chức bộ máy
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhựa Hải Long là một doanh nghiệp sản xuất, thương mại quy mô vừa, hạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Cùng với sự biến động không ngừng của thị trường và cơ chế quản lý, để có thể hoạt động ổn định và phát triển, ngoài việc thực hiện tốt các kế hoạch, chính sách kinh doanh, thì điều hết sức quan trọng và mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh chính là việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý thật khoa học và hiệu qủa.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty thể hiện qua sơ đồ 1.1
Ghi chú: Quản lý trực tiếp
Quan hệ liên quan gián tiếp
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhựa Hải Long
P. TCHC P. KINH DOANH
P.TCKT
TỔ VPP CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
THÀNH VIÊN
GIÁM ĐỐC
PGĐ KỸ THUẬT PGĐ CHẤT LƢỢNG
XƯỞNG PET XƯỞNG
CƠ ĐIỆN XNBB NHỰA
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến - chức năng. Cấu trúc này thể hiện đƣợc hoạt động chung của toàn bộ Công ty, phát huy cao độ sự chuyên môn hoá nghề nghiệp, thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát và điều hành.
Trong cơ cấu tổ chƣ́c bô ̣ máy quản lý của doanh nghiê ̣p thì các bô ̣ phâ ̣n có
mối quan hê ̣ phu ̣ thuô ̣c lẫn nhau , được phân cấp trách nhiê ̣m và quyền ha ̣n nhất đi ̣nh nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt, thông suốt .
a) Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Công ty
* Chủ tịch Hội đồng thành viên: là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng thành viên;
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng thành viên;
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
* Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.
Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng thành viên;
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc;
- Tuyển dụng lao động;
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng thành viên.
Giám đốc có trách nhiệm uỷ quyền cho các Phó Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng. Ngoài ra, Giám đốc Công ty còn trực tiếp phụ trách Phòng Kinh doanh.
* Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo công tác kỹ thuật toàn Công ty; sáng kiến, định mức vật tƣ, nguyên liệu cho sản xuất; đồng thời, Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp quản lý Phòng Tổ chức hành chính, hoạt động sản xuất của Xí nghiệp bao bì Nhựa.
* Phó Giám đốc chất lƣợng: Giúp Giám đốc Công ty điều hành và thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Trực tiếp tổ chức điều hành công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. Bên cạnh đó còn trực tiếp quản lý Phòng Tài chính kế toán, Tổ văn phòng phẩm.
b) Các phòng chuyên môn thuộc Công ty
* Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng quản lý về các hoạt động nhân sự và các công việc hành chính của Công ty, phòng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ hành chính pháp lý, hệ thống hoá các chế độ chính sách, xây dựng nội quy, quy chế để tổ chức quản lý và thực hiện pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tại Công ty. Tổ chức tuyển dụng nhân sự, quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý hồ sơ, văn thư, lưu trữ, quy hoạch cán bộ, lên kế hoạch đào tạo nhân lực. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự trong Công ty. Chỉ đạo công tác y tế, xử lý và phòng ngừa tai nạn lao động, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên.
* Phòng Kinh doanh: Có chức năng, nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng, quý, năm cho toàn Công ty trên cơ sở đó có kế hoạch nhập vật tƣ, nguyên vật liệu cho sản xuất và kinh doanh. Điều tra, nghiên cứu mở rộng thị trường cho các sản phẩm hàng hoá của Công ty. Thực hiện công tác giao hàng, bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng, thu hồi công nợ không để cho khách hàng chiếm dụng vốn.
* Phòng Tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc về việc sử dụng vốn trong các quyết định sản xuất, kinh doanh. Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu mà phòng đảm nhiệm là: quản lý nguồn tài chính nhập vào, xuất ra Công ty;
thực hiện nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất, kinh doanh; xây dựng các chế độ lương, thưởng, phụ cấp… cho toàn thể cán bộ, công nhân viên của Công ty; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc tuân thủ, áp dụng các chế độ tài chính kế toán tại đơn vị. Lập và nộp báo cáo tài chính theo yêu cầu của Giám đốc và theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành.
* Xí nghiệp bao bì Nhựa: Sản phẩm chính của Xí nghiệp bao bì Nhựa là các loại vỏ bao xi măng, cung cấp cho các nhà máy xi măng; Xí nghiệp do Giám đốc Xí nghiệp quản lý và điều hành sản xuất.
* Xưởng sản xuất chai nhựa PET: được điều hành trực tiếp bởi Giám đốc xưởng; được giao vốn, sử dụng máy móc, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ sản xuất chai nhựa PET cho các ngành giải khát, dƣợc phẩm, văn phòng phẩm...
* Tổ văn phòng phẩm: sản xuất mặt hàng giấy than; mực viết, mực dấu; bao bì, nhãn mác cho sản phẩm giấy than và mực. Tổ do một tổ trưởng trực tiếp quản lý, dưới sự điều hành của Phó Giám đốc chất lượng.
* Xưởng cơ điện: chịu sự quản lý của Giám đốc xưởng cơ điện, có nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch bảo trì máy móc, thiết bị cho toàn Công ty, từ đó lên kế hoạch mua phụ tùng thay thế, thực hiện kế hoạch bảo trì máy cho các đơn vị trong Công ty.
Sau khi thành lập, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhựa Hải Long dần đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả, sự trưởng thành của Công ty không chỉ thể hiện ở cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn thể hiện ở trình độ quản lý kinh tế đang từng bước được hoàn thiện và nâng cao. Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và thử thách, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đi lên bằng chính nội lực của mình. Phải tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt, Công ty nhận ra những mặt yếu kém không phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường nên đã chú trọng nghiên cứu và tạo ra nhiều biện pháp kinh tế hiệu quả; khắc phục mọi khó khăn, cùng hòa nhịp với nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, để tiêu thụ đƣợc hàng hóa nhanh, hạch toán chính xác, đầy đủ các yếu tố đầu vào, Công ty giao nhiệm vụ cho Phòng Kinh doanh tập trung nghiên cứu thăm dò thị trường, thị hiếu khách hàng, từ đó không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng hàng hóa. Phòng Tài chính kế toán c ủa Công ty có những thành tựu to lớn trong việc xây dựng một bộ máy kế toán phù hợp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là ghi, phản ánh, lưu trữ, cung cấp thông tin tài chính kịp thời, chính xác, nhằm đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kế toán giúp cho Công ty định hướng, kiểm tra quá trình sản xuất, kinh doanh đƣợc kịp thời, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.
Bộ phận kế toán trong Công ty đƣợc tổ chức sắp xếp cán bộ, nhân viên kế toán sao cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng người. Với sự phân công cụ thể của Kế toán trưởng đối với từng người vừa rõ ràng, vừa linh hoạt: một nhân viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc phù hợp khả năng, phù hợp với chế độ kế toán.
Do vậy, mọi công việc đều hoàn thành kịp thời, đúng tiến độ công việc mà Kế toán trưởng giao phó. Mặt khác, đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu ngành nghề kinh doanh và công việc hạch toán kế toán là một nhân tố quan trọng giúp công tác kế toán đƣợc thực hiện đạt hiệu quả, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác; cán bộ, nhân viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ làm việc tự giác, trung thực, thường xuyên cập nhật các thông tin mới về kế toán, không ngừng học hỏi, sáng tạo, chủ động trong việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của mình.
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung là phù hợp với quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức các phòng, ban. Vì hình thức kế toán này góp phần làm cho công tác kế toán đƣợc tiến hành thuận lợi, đồng bộ, tránh đƣợc nhiều sai sót, mất chứng từ. Từng bộ phận thực hiện các chuyên môn riêng và thành thạo nghiệp vụ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam nên phát huy đƣợc tính chuyên môn hoá. Cán bộ kế toán thực hiện công tác kế toán dưới sự giám sát chỉ đạo tập trung của Kế toán trưởng.
Với đặc điểm kinh doanh quy mô vừa, Phòng Kế Tài chính kế toán của Công ty hiện có 07 người, kinh nghiệm công tác từ 02 năm trở lên với trình độ kế toán
viên từ cao đẳng trở lên, Kế toán trưởng trình độ trên đại học đã giúp cho công tác kế toán của Công ty có một nền tảng hoàn toàn vững chắc.
Kế toán trưởng: Là người có trách nhiệm cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính trong Công ty, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về quá trình sản xuất, kinh doanh sao cho có lãi và ngày một phát triển; tổ chức bộ máy kế toán, thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phát hiện kịp thời, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật và sửa chữa những sai sót có thể xảy ra; tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp nhà quản trị quyết định kinh tế, tài chính của Công ty. Lập kế hoạch tài chính hằng năm, giải trình các chỉ tiêu vƣợt định mức, đôn đốc kiểm tra, giám sát thực hiện công việc kế toán theo đúng chế độ tài chính hiện hành; lập báo cáo tài chính của Công ty theo quy định.
Kế toán tổng hợp: Là nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về các lĩnh vực được phân công, thay mặt Kế toán trưởng điều hành các hoạt động khi đƣợc ủy nhiệm; theo dõi, phản ánh tổng hợp các số liệu từ các bộ phận thanh toán khác, từ đó phản ánh số liệu vào sổ kế toán tổng hợp, chịu trách nhiệm lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và báo cáo tài chính khác.
Kế toán tài sản cố định: Theo dõi quản lý về số lƣợng, giá trị nguyên giá của tài sản cố định, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của từng danh mục tài sản cố định đã đƣợc đăng ký với nhiệm vụ: lập và tính toán, phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tƣợng sử dụng theo đúng quy định của Công ty; theo dõi biến động tăng, giảm tài sản cố định kịp thời, chính xác; khi có tài sản cố định đƣợc thanh lý, nhượng bán phải kết hợp với các phòng chức năng thực hiện phương pháp đấu giá theo quy định của Công ty và Nhà nước; mở sổ và theo dõi chặt chẽ tình hình sửa chữa máy móc, trang thiết bị, đối chiếu giá trị thực tế thực hiện với kế hoạch Công ty quy định.
Kế toán thanh toán và tiền lương: Theo dõi, quản lý tình hình thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn nội bộ qua trung tâm thanh toán của Công ty, nhiệm
vụ cụ thể: lập các chứng từ thu, chi khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán thu, chi các quỹ đúng với đối tƣợng sử dụng; theo dõi việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ đã ký kết, theo dõi và báo cáo tình hình công nợ với người bán; lập báo cáo tình hình thu, chi tồn quỹ hàng ngày; bảo quản, lưu trữ các chứng từ thu, chi tài chính theo đúng chế độ tài chính Nhà nước ban hành; lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN… hằng tháng cho các đối tƣợng sử dụng; tính toán tiền lương và thu nhập, BHXH hằng tháng cho khối văn phòng; lập bảng tổng hợp lương, thu nhập, BHXH hàng tháng toàn Công ty; lập bảng thanh toán quyết toán BHXH thực chi để báo cáo và thanh, quyết toán với cơ quan BHXH đƣợc kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Thủ quỹ: Thực hiện công tác lưu trữ tiền mặt, cụ thể: quản lý tiền mặt, thực hiện thu, chi quỹ tiền mặt hàng ngày khi có chứng từ đƣợc lập từ kế toán thanh toán chuyển sang; rà soát, kiểm tra các chứng từ thu, chi khi thấy đảm bảo đầy đủ tính pháp lý mà Nhà nước quy định mới được lập phiếu chi; khi tiến hành thu, chi phải kiểm tra các loại tiền đảm bảo tính chính xác về số lƣợng và chất lƣợng; phải bảo vệ và bảo mật số lƣợng tiền mặt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty; thực hiện việc kiểm kê số tiền thực tế đối chiếu sổ sách với kế toán thanh toán vào cuối ngày; hết tháng lập bảng báo cáo kiểm kê quỹ tiền mặt thực tế hiện có.
Nhờ có sự phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng giữa các bộ phận chức năng nhƣ vậy nên bộ phận kế toán luôn phản ánh tình hình tài chính một cách nhanh chóng kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; chính sự phân công sắp xếp công việc hợp lý nên việc tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty đƣợc thực hiện khá hoàn chỉnh, bài bản mặc dù khối lƣợng công việc rất lớn, nghiệp vụ phát sinh nhiều.
Cũng nhờ có bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả mà Ban Giám đốc Công ty có đƣợc cái nhìn đúng đắn, kịp thời về hoạt động của Công ty để từ đó đƣa ra những quyết sách chính xác về đường lối hoạt động của Công ty.
2.1.7.2. Nguồn nhân lực
* Tổng số nhân sự Công ty: 45 cán bộ công nhân viên là lao động hợp đồng. Trong đó:
- Nam 30 người, Nữ 15 người.