Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý rủi ro tín dụng
Từ nội dung của quản lý rủi ro tín dụng, để đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cần căn cứ các tiêu chí cụ thể như sau:
Các tiêu chí định tính gồm:
(1) Hiệu lực các quyết định quản lý rủi ro tín dụng: Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả các quyết định quản lý rủi ro tín dụng của lãnh đạo ngân hàng trong quá trình giao dịch tín dụng nó phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của quyết định quản lý đó đến quá trình quản lý tín dụng của toàn hệ thống.
(2) Chất lượng các quyết định trong quản lý rủi ro tín dụng: Tiêu chí này thể hiện sự am hiểu về thị trường, khách hàng, thực tế hoạt động của ngân hàng trong quá trình thực hiện các hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Chất lượng các quyết định trong thực hiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng còn thể hiện tầm nhìn và năng lực của lãnh đạo ngân hàng trong thực hiện quản lý rủi ro tín dụng.
(3) Kết quả thực hiện của các thành viên trong bộ máy quản lý rủi ro tín dụng: Tiêu chí này đánh giá mức độ thạo việc của đội ngũ cán bộ ngân hàng trong nghiệp vụ ngân hàng nói chung và tham gia có hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nhằm bảo đảm vốn vay của ngân hàng.
(4) Hiệu quả của toàn bộ máy thực hiện quản lý rủi ro tín dụng: hiệu quả làm việc của bộ phận là tổng hợp hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân trong bộ phận đó. Tiêu chí này chính là kết quả sau cùng của công việc quản lý hoạt động rủi ro tín dụng của ngân hàng. Hiệu quả làm việc của bộ phận có
thể được đánh giá thông qua: tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao; chất lượng của công việc; v.v...
Để có kết quả sơ cấp về các tiêu chí định tính về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, tác giả đã tiến hành điều tra với các nội dung như sau:
Bảng 1.1: Nhóm tiêu chí định tính đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
Mã hóa Tiêu chí định tính đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
TC1 Hiệu lực các quyết định quản lý rủi ro tín dụng
TC2 Chất lượng các quyết định trong quản lý rủi ro tín dụng
TC3 Kết quả thực hiện của các thành viên trong bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
TC4 Hiệu quả của toàn bộ máy thực hiện quản lý rủi ro tín dụng Nguồn: Tác giả xây dựng
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, bên cạnh các tiêu chí định tính, cần quan tâm đến một số tiêu chí định lượng quan trọng, bao gồm:
(1): Tỷ lệ nợ xấu =
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nợ có vấn đề càng lớn, tuy nhiên không phải khoản nợ xấu nào cũng dẫn đến rủi ro tín dụng vì về mặt định tính có thể có những món nợ nằm trong nhóm này nhưng không phải do đọng vốn cũng không hẳn do mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ RRTD trong ngân hàng càng cao.
(2) Tỷ lệ mất vốn =
Dư nợ mất vốn là các khoản nợ đã được đưa ra khỏi bảng cân đối sau khi đã được bù đắp bằng các khoản dự phòng. Tỷ lệ mất vốn càng cao chứng tỏ RRTD của ngân hàng càng nghiêm trọng.
(3) Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ đúng hạn kém, RRTD càng lớn. Và điều này làm tăng chi phí của ngân hàng trong việc giám sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí khác có liên quan đến việc thu nợ như tòa án, phát mại tài sản, chi phí cơ hội của khoản tín dụng.
(4) Tỷ lệ dự phòng RRTD =
Hiện nay, việc trích lập dự phòng RRTD của hầu hết các ngân hàng được thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN của NHNN Việt Nam.
Theo đó, các khoản nợ có thời hạn quá hạn càng cao thì tỷ lệ trích lập càng lớn. Cụ thể nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.
(5) Tỷ lệ thu lãi (%) =
Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng vì lãi không thu được thông thường sẽ dẫn đến mất vốn. Trên thực tế đa số các ngân hàng thương mại thay tỷ lệ này bằng các tỷ lệ lãi suất đầu ra để so sánh với lãi phải thu.
(6) Hệ số sử dụng vốn = x 100%
Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng tín dụng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của một ngân hàng.
Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn huy động được.