Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nhân sự. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng chính là các tổ chức tín dụng, trong quá trình thực hiện hoạt động tài chính, bất cứ ngân hàng nào đều chịu tác động của các đối thủ cạnh tranh, trong đó có nhứng đối thủ có tiềm năng tài chính lớn, có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn, khi đó tác động đến chính chính sách về quản lý rủi ro tín dụng, vừa đảm bảo có lợi nhuận và vẫn đảm bảo an toàn, bảo toàn được vốn của ngân hàng.
- Khoa học - kỹ thuật: Trong hoạt động ngân hàng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin có tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng, nó đòi hỏi nhà quản lý kinh tế phải nhạy bén với thay đổi công nghệ thông tin, lựa chọn các tiến bộ của công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý ngân hàng nói chung, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng nào thực hiện tốt công nghệ thông tin, ngân hàng đó sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, thu hút được khách hàng.
- Khách hàng: Là mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong đó có ngân hàng. Trong quản lý rủi ro tín dụng, việc đánh giá khách hàng trước khi cho vay là rất cần thiết để tránh những rủi ro tín dụng do khách hàng mang lại.
1.2.4.2. Môi trường bên trong của ngân hàng:
- Sứ mạng, mục tiêu, chính sách chiến lược của ngân hàng: Một số chính sách ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.
- Bầu không khí - văn hoá của ngân hàng: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một
tổ chức. Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng động, sáng tạo.
- Nhân tố con người: Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong ngân hàng, mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực chuyên môn, về nguyện vọng, về sở thích…
Trong quá trình quản lý hoạt động rủi ro tín dụng cần thường xuyên quan tâm đến khả năng, kinh nghiệm của các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên tín dụng, có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức thẩm tra, đánh giá năng lực khách hàng trước khi cho vay vốn để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệm vụ tín dụng, đồng thời phải quan tâm đến chế độ tiền lương để thu hút lao động, trong đó có nguồn lao động chất lượng cao.
- Nhân tố nhà quản lý: Hoạt động quản lý nói chung, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro tín dụng luôn cần những nhà quản lý giỏi để đề ra các chính sách, đường lối, phương hướng cho sự phát triển của ngân hàng, có những quyết định phù hợp với biến đổi của thị trường, có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho sự phát triển của tổ chức.
Thực tiễn trong cuộc sống luôn thay đổi, nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến việc tạo bầu không khí thân mật, cởi mở trong doanh nghiệp, phải làm cho nhân viên tự hào về đơn vị, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình từ đó hạn chế được rất nhiều rủi ro do chính người lao động tạo ra.
Ngoài ra nhà quản lý phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận, mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công.
Để đánh giá tác động của các yếu tố tác động đến quản lý doanh nghiệp, tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng với việc điều tra 100 cá nhân là lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo các phòng giao dịch và nhân viên của chi nhánh trên các nội dung sau:
Bảng 1.2: Nội dung điều tra và mã hóa đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP
Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.
STT Yếu tố ảnh hưởng Mã hóa
1 Khung cảnh kinh tế YT1
2 Đối thủ cạnh tranh YT2
3 Khoa học - kỹ thuật YT3
4 Khách hàng YT 4
5 Chính sách chiến lược của ngân hàng YT 5 6 Bầu không khí - văn hoá của ngân hàng YT 6
7 Nhân tố con người YT 7
8 Nhân tố nhà quản lý YT 8
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.3. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại Qua nghiên cứu các cách thức quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhận thấy có thể áp dụng vào hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội như sau:
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam
Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng
đối tượng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM; chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường.
VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh - chi nhánh Hoàn Kiếm
Là một chi nhánh hoạt động cùng địa bàn với Ngân hàng Á Châu - chi nhánh Hà Nội, đó là: hoàn thiện bộ máy tổ chức của mình để nâng cao năng lực quản lý điều hành vì đó là điều kiện tiền đề trong tiến trình hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của HD Bank; Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua các cấp quản lý cơ sở tại mỗi bộ phận nghiệp vụ và cấp điều hành từng đơn vị, chi nhánh của ngân hàng. Chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ thông qua các cuộc kiểm toán nội bộ; Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm (yêu cầu bắt buộc); chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro chủ yếu như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Đã thành lập Tổ quản lý Rủi ro. Đã đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp; Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị ngân hàng. Đường truyền thông tin được kết nối trên toàn hệ thống
để các đơn vị trong cùng hệ thống có thể trao đổi, truyền đạt thông tin về chính sách của ngân hàng. Đây là những kinh nghiệm quý cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng.