Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức
Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong mạng lưới của ACB, Chi nhánh được phép hoạt động kinh doanh theo giấy phép chấp thuận số 0016/GTC ngày 31/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 14/3/1994.
3.1.1.2. Về cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 3.1. Về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
………
Khối dịch vụ Khối hỗ
trợ
P. Kế toán P. Tiền tệ và Kho quỹ
P. Tổ chức – Hành chính Khối
kinh doanh
Phòng KHDN
Phòng KHCN
Khối quản lý rủi ro
Khối CN TT
PGD
Phòng Thẻ
Phòng Kiểm tra
Kiểm soát
Phòng Điện toán
PGD
Phó giám đốc Phó giám đốc
Giám đốc
Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng các Khối, trưởng các phòng chức năng và phòng giao dịch: Trực tiếp điều hành các hoạt động của Chi nhánh.
Các Khối chuyên môn: Khối kinh doanh, khối hỗ trợ; khối dịch vụ, khối quản lý rủi ro và các phòng giao dịch
Bộ phận phòng chức năng: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kiểm tra - Kiểm soát; phòng Khách hàng cá nhân; phòng Khách hàng doanh nghiệp; phòng Kế toán; phòng Giao dịch Ngân quỹ; Phòng Thẻ; phòng Điện toán; phòng tiền tệ và kho quỹ.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội.
Thực hiện chủ trương đổi mới của ngành, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã khắc phục những khó khăn, thử thách, không ngừng cố gắng trong hoạt động kinh doanh trên tất cả các mặt, về nguồn vốn và dư nợ không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước, từng bước tự lo đủ về tài chính theo quy định; sản phẩm và đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng. Qua đó có thể đánh giá Chi nhánh đã vững vàng trong cạnh tranh trên địa bàn, cụ thể:
3.1.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn.
Công tác huy động vốn tại chỗ không những chỉ quyết định đến hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng mà nó còn quyết định đến cả quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thấy rõ tầm quan trọng của nguồn vốn này và trước thực trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD trên địa bàn, đặc biệt về công tác huy động nguồn vốn; Chi nhánh luôn chú trọng tập trung khai thác tối đa mọi nguồn vốn huy động tại địa phương và xem đây là việc làm cần thiết thường xuyên, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong
công tác tạo vốn để có đủ điều kiện đẩy mạnh hoạt động cho vay cũng như mở rộng các hoạt động phát triển các sản phẩm dịch vụ khác của Chi nhánh như: chuyển tiền, phát hành thẻ... Các biện pháp đã thực hiện về huy động vốn là: Đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và nguồn vốn trong dân cư; tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi các hình thức huy động vốn của ngân hàng; tổ chức phát tờ rơi tiếp thị các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp, tập trung dân cư về việc mở tài khoản thanh toán;
Thành lập các Tổ thu tiền lưu động để thực hiện huy động vốn tại các địa bàn dân cư trọng điểm, thu tại các doanh nghiệp; Cải tiến phong cách làm việc, thủ tục thanh toán nhất là thủ tục chuyển tiền, cân đối các nhu cầu chi tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi (rút tiền từ Tài khoản tiền gửi) của các tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân; Triển khai thực hiện đề án khoán huy động vốn đến tất cả đội ngũ cán bộ trong toàn Chi nhánh.
Nhờ làm tốt công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tạo thế chủ động được trong việc mở rộng tín dụng và chi trả các nhu cầu rút tiền của dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, và phát triển các dịch vụ Ngân hàng khác. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội không ngừng tăng lên, nhất là nguồn huy động nội tệ ở tất cả các loại kỳ hạn, kỳ hạn huy động hay nguồn gốc huy động... Năm 2014 tổng vốn huy động của ngân hàng chỉ đạt 1570 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2016 tổng nguồn vốn huy động tăng đáng kể đạt 2510 tỷ đồng do nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi.
3.1.2.2. Công tác cho vay:
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội luôn thực hiện đầu tư tín dụng theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu hiện nay, với phương châm đầu tư tín dụng chủ yếu cho các
DN nhỏ và vừa và các hộ sản xuất kinh doanh nằm trên địa bàn để mở rộng thị phần cho vay và thu hút khách hàng. Bố trí cán bộ có năng lực trình độ, kinh nghiệm cho vay và địa bàn có nhu cầu vay lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các biện pháp đã triển khai thực hiện về hoạt động cho vay là: Thực hiện và triển khai nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu: tăng trưởng phải gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ được vốn đã cho vay, bảo đảm an toàn và hiệu quả vốn đầu tư; Thực hiện nghiêm túc việc phân tích chất lượng tín dụng, xác định các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro;
Thực hiện phân loại nợ, trích lập rủi ro và xử lý rủi ro theo đúng qui định của NHNN và Ngân hàng TMCP Á Châu; Coi trọng việc thẩm định, điều tra vốn chủ sở hữu của khách hàng vay, mở rộng đầu tư cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; Thành lập tổ tự kiểm tra chất lượng tín dụng đối với các khoản vay để phát hiện các sai sót và chỉnh sửa kịp thời... Với những biện pháp trên đã mang lại kết quả rất khả quan.
Chất lượng tín dụng luôn được quan tâm; trong quá trình đầu tư tín dụng, Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của từng loại hình kinh tế, từng ngành nghề, từng khách hàng…để đầu tư những dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác, Chi nhánh luôn chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo của khách hàng.
Do vậy chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, nợ xấu hàng năm chiếm tỷ trọng thấp, đảm bảo dưới mức kế hoạch được giao và tỷ lệ bình quân chung trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu.
Bảng 3.1. Tình hình dƣ nợ cho vay từ năm 2014 đến Quý I/2017 (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Danh mục Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016
Quý I/2017 I. Phân loại theo thời gian 2102 2305 2640 2830
- Cho vay ngắn hạn 852 1050 1173 1215
- Cho vay trung dài hạn 1250 1255 1567 1615
II. Phân loại theo đối tƣợng 2102 2305 2640 2830
- Cho vay cá nhân 370 410 450 458
- Cho vay doanh nghiệp 1732 1895 2190 2372
II. Phân loại theo loại tiền cho vay 2102 2305 2640 2830
- Cho vay Việt Nam Đồng 2017 2270 2606 2797
- Cho vay ngoại tệ 85 35 34 33
III. Phân loại theo mục đích 2102 2305 2640 2830 - Cho vay bổ sung vốn lưu động 838 1015 1149 1175 - Cho vay đầu tư tài sản cố định 970 1010 1203 1301
- Cho vay mua nhà đất 201 216 229 238
- Cho vay mua xe ô tô 60 53 55 81
- Cho vay khác 33 11 4 35
IV. Phân loại theo bảo đảm tiền vay 2102 2305 2640 2830 - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản 2032 2280 2620 2803 - Cho vay không có bảo đảm bằng
tài sản 70 25 20 27
Nguồn: BCTC HĐKD của Chi nhánh năm 2014, 2015,2016, QI/2017
3.1.2.3. Các hoạt động nghiệp vụ khác:
a) Công tác Kế toán – Ngân quỹ:
- Doanh số thanh toán tăng trưởng liên tục, song công tác kế toán trong những năm qua luôn chấp hành tốt chế độ kế toán, báo cáo thống kê theo quy định; công tác hạch toán kế toán bảo đảm chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: huy động vốn, cho vay, thu nợ, thu lãi, chuyển tiền điện tử, kế toán chi tiêu, làm dịch vụ Ngân hàng…
- Hàng tháng tiến hành phân tích tình hình tài chính để cung cấp số liệu kịp thời, chính xác, phục vụ cho công tác kinh doanh và sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Phối hợp tốt giữa các bộ phận trong thực hiện nhiệm vụ chung.
- Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, mở rộng đầu tư tín dụng, khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng lớn; song trong những năm qua, công tác ngân quỹ luôn đảm bảo chấp hành tốt chế độ; đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán của khách hàng; toàn bộ tài sản (tiền mặt, các giấy tờ bảo có giá trong kho két, máy ATM và trên đường vận chuyển) của Chi nhánh đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối, chấp hành đối tốt định mức tồn quỹ được giao; công tác chọn lọc tiền được tiến hành thường xuyên làm trong sạch đồng tiền khi đưa vào lưu thông.
b) Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới:
Chi nhánh đặc biệt chú trọng việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt trong năm 2016 khi triển khai thực hiện tốt đề án “Phát triển dịch vụ năm 2016 và những năm tiếp theo” nhằm nâng cao vị thế của Ngân hàng TMCP Á Châu như các sản phẩm thẻ, dịch vụ SMS, mở L/C...
c) Công tác kiểm tra, kiểm soát:
Hàng năm, Chi nhánh luôn triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát theo đề cương kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
d) Công tác tổ chức hành chính nhân sự:
Hàng năm, công tác tổ chức hành chính nhân sự đã làm tốt các mặt công tác theo chức năng nhiệm vụ như: Công tác quy hoạch, lấy phiếu tín nhiệm, đề nghị xét nâng lương cho cán bộ theo định kỳ 6 tháng và cả năm theo quy định...
3.2. Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội
3.2.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
Khối quản lý rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc Chi nhánh và hoàn toàn độc lập với Phòng quan hệ khách hàng và các phòng trong khối tác nghiệp, với nhiệm vụ cụ thể là:
Xây dựng chủ trương, chiến lược về quản lý rủi ro tín dụng: Trong giai đoạn vừa qua Ban Giám đốc chi nhánh đã có định hướng công tác quản lý chi nhánh sát thực với quản lý ngân hàng hiện đại, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, trong đó có hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Trong lĩnh vực này vào giai đoạn 2014-2017, thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Á Châu, Ban lãnh đạo chi nhánh đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, định kỳ tổ chức tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Tuy nhiên trong chiến lược hoạt động của Chi nhánh chưa lường hết được tác động, xu hướng phát triển ngành ngân hàng, thị trường dịch vụ, thị trường vốn, biến động vĩ mô của nền kinh tế đất nước và tác động của kinh tế thế giới. Điều này có thể thấy rõ qua các báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm.
Công tác quản lý tín dụng: Chi nhánh đã xây dựng cụ thể các chỉ tiêu trong công tác quản lý tín dụng với việc điều chỉnh hạn mức, GHTD cho từng ngành, từng nhóm khách hàng và các Phòng QHKH; Thực hiện quản lý, giám sát, phân tích và đánh giá rủi ro tiềm ẩn của danh mục cho vay; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi phòng kế toán; Chịu trách nhiệm chính
Công tác quản lý RRTD: Chi nhánh đã xây dựng cụ thể các chỉ tiêu trong công tác quản lý rủi ro tín dụng theo quy chuẩn của thế giới và Basell 2, phối hợp, hỗ trợ phòng Tín dụng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; Thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh; Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD.
Hiện nay mô hình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội được triển khai theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, với các quy trình cụ thể như sau: Quy trình bao gồm các bước: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn; Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn; Điều tra thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn; Kiểm tra xác minh thông tin; Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định phương án vay, dự án đầu tư; Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay; Xác định phương thức và nhu cầu cho vay; Phê duyệt khoản vay, kí kết hợp đồng liên quan và giải ngân; Kiểm tra giám sát khoản vay; Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh; Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải toả tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó ngân hàng xây dựng quy trình riêng cho từng hoạt động tín dụng cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay một cách linh hoạt, nhanh chóng.
Tuy đã có cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị điều hành hoạt động rủi ro tín dụng, việc phân định chưa rõ ràng giữa các chức năng, vẫn có sự chồng chéo giữa các bộ phận trong tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Khối quản lý rủi ro còn kiêm nghiệm công tác quản lý rủi ro tín dụng với nhiều công tác khác của Chi nhánh cùng với đó là hoạt động của Bộ phận Quản lý rủi ro còn mờ nhạt.