1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1.3.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước đối với việc thu thuế xuất nhập khẩu hàng hoá
Ngoài ra, thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tƣợng theo những mục tiêu đã định.
Quản lý nhà nước là hoạt động của Chính phủ giao cho một Tổ chức thay mặt mình tác động một cách có tổ chức và định hướng vào một số đối tượng nhất định trong xã hội để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người hoặc tổ chức nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tƣợng theo những mục tiêu đã định.
Nhƣng thực tế khái niệm quản lý thuế cần phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao trùm hơn. Quản lý về thuế không chỉ đơn thuần là thu, biện pháp thu... mà nó liên quan đến chức năng, hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thuế đối với việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế của người nộp thuế thông qua các phương pháp hành chính, có thể nói đó là khái niệm quản lý hành chính thuế.
Từ những quan điểm khác nhau, tác giả tạm đƣa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với việc thu thuế XNK hàng hóa như sau: Quản lý nhà nước đối với việc thu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà
nước lên việc thu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các công cụ quản lý vĩ mô như các chính sách, pháp luật thông qua các cơ quan của chính phủ để thu một khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho nhà nước khi tham gia XNK hàng hoá theo mức độ, thời hạn cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phân phối lại thu nhập và của cải của xã hội, kiểm soát quá trình phân phối và mức chi tiêu trong nền kinh tế, đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước, quản lý thu thuế có vai trò hết sức quan trọng – đó là nguồn thu chủ yếu, ổn định của ngân sách nhà nước, là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp cho Nhà nước giữa các thành phần kinh tế, thực hiện công bằng xã hội. Nhƣ vậy, có thể hiểu nội dung quản lý thuế chính là quá trình tổ chức và thực hiện các họat động chấp hành và điều hành trong việc thực thi nghĩa vụ thuế, thường được đề cập đến hai phương diện cơ bản là: (1) tổ chức bộ máy hành chính thuế và (2) thủ tục và quy trình thu thuế nhƣ đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán thuế,...Với cách tiếp cận này đã thể hiện rõ nội dung cơ bản nhất của hoạt động quản lý thuế trong đó công cụ hành chính là công cụ chủ yếu.
Tuy nhiên, quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của nhà nước lên các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ về thuế qua lại giữa tổ chức quản lý và đối tƣợng nộp thuế. Do đó, có thể cho rằng, nội dung quản lý thuế bao gồm:
- Hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về quản lý thuế.
- Tổ chức điều hành thực hiện hoạt động thu, nộp thuế: bao gồm tổ chức bộ máy hành chính thuế; đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, thu thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý vi phạm hành chính thuế, khiếu nại, cƣỡng chế thuế; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.v.v.
Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau về quản lý thuế nhƣng tựu chung quản lý thuế có một số đặc thù sau:
- Chủ thể quản lý thuế là nhà nước, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Trong đó, cơ quan lập pháp có nhiệm vụ nghiên cứu, dự thảo và xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế để đối tƣợng quản lý thuế thực hiện. Cơ quan hành pháp căn cứ trên hệ thống văn bản nói trên để chỉ đạo, điều hành công tác quản lý thuế.
- Đối tƣợng của quản lý thuế xuất nhập khẩu chính là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế.
- Công cụ để quản lý thuế: Chính là hệ thống pháp luật và các công cụ phục vụ công tác quản lý nhƣ áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nâng cao ý thức của người dân đối với nghĩa vụ về thuế...
Với những đặc điểm nêu trên, có thể nhận thấy quản lý nhà nước đối với việc thu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa có những đặc điểm cùng với quản lý nhà nước thuế nói chung và riêng với đặc thù của thuế xuất nhập khẩu.
- Đặc điểm chung:
+ Quản lý thuế bằng hệ thống pháp luật: ta thấy rằng ở bất kỳ quốc gia nào, quản lý thuế đƣợc xác lập trên cơ sở hệ thống các quy phạm pháp luật. Các quy định này thể hiện chung hoặc riêng rẽ trong từng luật thuế hay trong Luật quản lý thuế.
Ngoài ra, nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân vì vậy các quy định về thuế và quản lý thuế phải đƣợc cụ thể bằng luật pháp để đảm bảo sự tuân thủ do thực tế thuế chính là một phần tài sản của đối tƣợng nộp thuế phải nộp cho cơ quan quyền lực của Nhà nước.
+ Quản lý thuế mang tính quyền lực của nhà nước: Do mọi quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của chủ thể quản lý thuế và đối tƣợng quản lý đã đƣợc cụ thể trên hệ thống quy phạm pháp luật. Khi thực hiện quản lý, các cơ quan quản lý sẽ mang quyền lực của nhà nước trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ về quản lý thuế và các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện và tuân thủ quyền lực của nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
+ Quản lý thuế coi trọng phương pháp hành chính: Phương pháp hành chính là hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước. Nội dung quản lý thuế bao gồm chức năng tổ chức, xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan thuế và các đối tƣợng nộp thuế và thực hiện quyền lực của nhà nước. Trong đó, chức năng tổ chức là hết sức quan trọng
đƣợc thể hiện cụ thể ở việc thiết lập bộ máy quản lý, điều hành thuế. Nếu bộ máy quản lý, điều hành thuế phù hợp sẽ khuyến khích đƣợc các đối tƣợng nộp thuế nâng cao chất lƣợng của công tác quản lý thuế và ngƣợc lại.
+ Quản lý thuế mang tính nghiệp vụ: Do mọi họat động quản lý thu thuế, các thủ tục khác nhƣ miễn, giảm và hoàn thuế đều đƣợc thể hiện rõ ràng, minh bạch trong các quy trình nghiệp vụ và đƣợc chuẩn hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất ở mọi nơi trong một quốc gia và ngày một phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
- Một số đặc điểm riêng mang tính đặc thù:
+ Do thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có tính gián thu nên người chịu thuế khó nhận biết mình phải nộp thuế nên ít phản ứng, dễ thu hơn do đó tính chất quản lý cũng khác với thuế trực thu.
+ Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gắn chặt với hoạt động XNK do đó gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ vì ngoại thương là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại mà thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của Nhà nước. Hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ không cố định mà luôn vận động và phát triển theo sự phát triển chung của nhân loại, nên có thể nói thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại và luôn vận động, phát triển theo sự phát triển của quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia.
+ Thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tính xung đột cao, mâu thuẫn nhau (lợi ích khác nhau) giữa doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất trong nước, nên nếu bảo hộ cao cho sản xuất trong nước thì doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu phản ứng và ngƣợc lại. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, người tiêu dùng thường ủng hộ tự do hóa thương mại, nhưng doanh nghiệp sản xuất trong nước lại muốn duy trì hàng rào thuế quan cao, lâu dài.
+ Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không theo tháng, quý, kỳ, năm tính thuế, không theo địa bàn nhƣ các loại thuế khác mà theo từng tờ khai hải quan, cơ quan hải quan nào đăng ký tờ khai thì cơ quan đó quản lý số tiền thuế
phải nộp phát sinh của tờ khai đó. Căn cứ để tính thuế tính theo mức thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tại ngày đăng ký tờ khai.
+ Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm một số nghiệp vụ kỹ thuật đòi hỏi tính chuyên sâu, chuyên nghiệp cao nhƣ phân loại hàng hóa, xác định trị giá, xác định xuất xứ và liên quan nhiều đến việc thực hiện các cam kết quốc tế/khu vực;
chịu ảnh hưởng và tác động lớn bởi sự thay đổi trong đời sống kinh tế, chính trị của thế giới nhiều hơn các loại thuế khác (ví dụ nhƣ thuế nhập khẩu mặt hàng xăng dầu luôn biến động theo sự biến động của giá thế giới).
+ Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một khâu trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Mỗi một công việc của thủ tục hải quan, từ khi đăng ký tờ khai, đến khi thông quan hàng hóa đều là cơ sở để xác định thuế, do vậy để quản lý thuế tốt thì thủ tục hải quan phải chuẩn xác và phải đƣợc thực hiện một cách tốt nhất.