CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NỘP THUẾ XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1. Tổng quan về tình hình công tác quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan
3.1.3. Những kết quả đạt được
Ngày 29/11/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007, đã đƣợc sửa đổi các năm 2012, 2016, quy định về việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế và cơ quan hải quan quản lý thu theo quy định
lợi cho việc kê khai và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc dễ dàng và góp phần giúp cho cơ quan Hải quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan.
Để thực hiện Luật quản lý thuế Tổng cu ̣c Hải quan đã câ ̣p nhâ ̣t và thƣ̣c hiê ̣n theo các Nghị quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan. Trên cơ sở các Thông tư hướng dẫn thực hiện do Bộ Tài chính ban hành, cơ quan Tổng cục Hải quan đã ban hành các hàng loạt các Quyết định về các quy trình nghiệp vụ.
Với các quy định mang tính pháp lý về quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng hoàn thiện và nâng cao về chất lƣợng đã làm giảm tối đa sự mâu thuẫn, chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất pháp luật thuế, hạn chế và ngăn ngừa hành vi vi phạm quy định về thu nộp thuế. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý thu thuế và nộp thuế đƣợc quy định đầy đủ, rõ ràng hơn.
3.1.3.2.Về tổ chức thực hiện
Về phương thức quản lý trong thời đại công nghệ thông tin:
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, tăng cường trang thiết bị, công nghệ, hiện đại hóa, cơ cấu, sắp xếp lại nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của cán bộ hải quan, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
- Triển khai áp dụng chính thức thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia từ tháng 4/2014;
- Triển khai áp dụng chính thức một số hệ thống vệ tinh hỗ trợ triển khai VNACCS/VCIS nhƣ:
+ Hệ thống Ecustoms V5;
+ Hệ thống kế toán thuế XNK;
+ Hệ thống Giá tính thuế;
+ Hệ thống Cổng thanh toán điện tử;…
Việc thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Triển khai thỏa thuận hợp tác phối hợp thu song phương với các Ngân hàng thương mại, tăng tốc độ truyền thông tin giữa cơ quan Hải quan - Kho bạc nhà nước;
- Cơ quan Hải quan đƣợc hạch toán thanh khoản nợ thuế và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ về thuế ngay sau khi cơ quan hải quan nhận đƣợc thông tin thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước 15 phút/1 lần (đã gắn chữ ký số để đảm bảo tính vẹn toàn của dữ liệu) chuyển thông tin trên cổng thanh toán điện tử hải quan.
Về công tác quản lý và thu nợ thuế: Đã có chuyển biến khá tích cực, các khoản nợ được phân loại, theo dõi quản lý, đôn đốc thu nộp; từng bước giảm thiểu và hạn chế phát sinh nợ mới, số nợ đọng về thuế giảm nhiều so với trước, tỷ trọng nợ/tổng số thu năm sau giảm so với năm trước.
Bảng 3.3 Thống kê số nợ thuế đối với hàng hóa XNK 2010 - 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Năm ngân
sách Tổng thu Số nợ thuế chuyên thu
Tỷ trọng nợ so với số thu
1 2 3 4 5=4/3
1 2010 181. 488 4.298 2.36%
2 2011 217.012 4.883 2.25%
3 2012 197.480 5.812 2.94%
4 2013 221.433 6.411 2,89 %
5 2014 253.728 4.965 1,96%
6 2015 262.310 4.477 1,71%
7 2016 272.239 5.593 2,05%
(Nguồn: Cục Thuế XNK -Tổng cục Hải quan) Về xuất xứ hàng hóa:
- Đã xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên trách về xuất xứ hàng hóa;
- Cán bộ công chức Hải quan đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và nhiệm vụ về kiểm tra và xác định đúng xuất xứ hàng hóa, đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế trong nước, thu đúng, thu đủ thuế, đảm bảo nguồn thu
NSNN, bảo vệ lợi ích cộng đồng, ngăn chặn gian lận thương mại và chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Về công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu: Các đơn vị Hải quan đã triển khai thực hiện tương đối tốt công tác quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩuvào khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật. Việc phối hợp với Ban Quản lý các Khu và các cơ quan liên quan (Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu (CBL), gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hóa từ khu phi thuế quan vào nội địa ngày càng được tăng cường, chú trọng.
Về công tác tuyên truyền chính sách mới ban hành: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế đƣợc chú trọng hơn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; nhận thức của người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước được nâng lên.
Người nộp thuế có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Về công tác thanh tra, kiểm tra: Đƣợc thực hiện quyết liệt và triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác thanh, kiểm tra thuế đã đạt đƣợc kết quả khá toàn diện và có những chuyển biến tích cực. Việc theo dõi số thu sau thanh tra, kiểm tra đƣợc chú trọng và thực hiện có hiệu quả hơn những năm trước.
Về công tác điều tra chống buôn lậu: Hạn chế thất thu ngân sách ngày càng đƣợc quan tâm, nhận thức về tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi. Đã đánh giá được các hiện tượng nổi cộm, phương thức thủ đoạn tinh vi, địa bàn tuyến đường trọng điểm, hàng hóa nhạy cảm, xu hướng, đặc điểm của hoạt động buôn lậu để có giải pháp kế hoạch xử lý phù hợp.
Về công tác Quản lý Rủi ro: Áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đã mang lại hiệu quả quản lý và lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp nhƣ thông quan hàng hóa nhanh, giảm chi phí, giảm phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí quản lý hành chính thuế cho cơ quan Hải quan, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về công tác đào tạo: Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan được ngành Hải quan thường xuyên quan tâm, thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và tự tổ chức đào tạo trong nước.
Nhƣ vậy, tác giả nhận thấy hoạt động quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập
khẩu là một bộ phận của quản lý hải quan nói chung do vậy không thể tách rời một cách độc lập hoạt động quản lý thu, nộp thuế ra khỏi các hoạt động quản lý hải quan khác. Hoạt động quản lý thu, nộp thuế đƣợc thể hiện ở nhiều khâu nghiệp vụ nhƣ hướng dẫnkhai báo, tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, miễn thuế, hoàn thuế… Do vậy, có rất nhiều quy trình liên quan đến hoạt động quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhƣ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; quy trình xác định trị giá tính thuế, tham vấn thuế; quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.