Giới thiệu khái quát về tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NỘP THUẾ XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1. Tổng quan về tình hình công tác quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan

3.1.1. Giới thiệu khái quát về tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan

- Ngày thành lập: 10/09/1945, theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”.

- Ngày 29/05/1946, theo sắc lệnh số 75- SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức của Bộ Tài chính, Sở thuế quan và thuế gián thu đƣợc đổi thành Nha thuế quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.

- Ngày 04/07/1951, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến đã ký Nghị định số 54/NĐ quy định lại tổ chức của Bộ Tài chính và Nha Thuế quan và Thuế gián thu được đổi thành Cơ quan thuế XNK. Ngày 14/12/1954 Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số 136- BTC/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan để thay thế cơ quan thuế XNK thuộc Bộ Công Thương.

- Ngày 17/12/1962, để thực hiện điều lệ Hải quan (ban hành ngày 27/2/1960) Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Lý Ban ký Quyết định số 490/BNT/QĐ-TCCB đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan. Lúc này Cục Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thương.

- Ngày 25/04/1984, thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan và Nghị quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/08/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập Tổng cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Tố Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ.

- Ngày 04/09/2002,theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Với đặc thù là người “gác cửa nền kinh tế đất nước” ngành Hải quan được tổ chức hiện theo quy định tại Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy đ ịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Cục Quản lý rủi

ro

BỘ MÁY GIÚP VIỆC CÁC CỤC HQ ĐỊA PHƯƠNG

Cục Giám sát và Quản lý Cục thuế xuất

nhập khẩu Vụ pháp chế

Vụ Hợp tác Quốc tế

Cục CNTT &

Thống kê Hải quan

Vụ Tổ chức Cán bộ Cục Tài vụ -

quản trị

Văn phòng Tổng cục Cục Điều tra chống

buôn lậu

Vụ Thanh tra Kiểm tra Cục Kiểm tra sau

thông quan

Viện Nghiên cứu Hải quan Trường Hải quan Việt Nam

Báo Hải quan

Cục Hải quan địa phương

Chi Cục Hải quan

Đội kiểm soát Hải quan BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với việc thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

- Chức năng: Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

- Nhiệm vụ:

+ Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Nghị định của Chính phủ, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hải quan;

+ Dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Dự thảo Thông tƣ và các văn bản khác về hải quan trình cấp có thẩm quyền.

Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan;

+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả quản lý thu, nộp thuế xuất – nhập khẩu bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng thương mại (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)