CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU NỘP THUẾ XUẤT KHẨU – NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2. Thực trạng hiệu quả quản lý thu, nộp thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống ngân hàng
3.2.1 Những thành tựu đạt được
Trong những năm vừa qua, cơ quan Hải quan đã đổi mới công tác thu NSNN theo hướng triển khai thỏa thuận hợp tác phối hợp thu song phương với các ngân hàng thương mại, tăng tốc độ truyền thông tin giữa cơ quan Hải quan - Kho bạc nhà nước.
Theo đó Các ngân hàng thương mại đã ký Thoả thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan (36 ngân hàng thương mại) trao đổi thông tin nộp tiền bằng phương thức điện tử; người nộp thuế có mở tài khoản tại ngân hàng thương mại; Ngân hàng thương mại phối hợp thu khi nhận lệnh nộp thuế sẽ trích tiền nộp thuế, chuyển thông tin nộp tiền online sang Cổng thanh toán điện tử hải quan, cơ quan hải quan sau khi nhận đƣợc thông tin nộp tiền tự động trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ về thuế và thông quan hàng hoá.
Qua 7 năm triển khai Dự án phối hợp thu ngân sách, bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử với các ngân hàng thương mại (2010-1017) đã đạt được một số kết quả nhƣ sau:
* Đối với cơ quan Hải quan:
Việc triển khai thu thuế qua Cổng thanh toán điện tử đã giúp giảm công tác đối chiếu chứng từ thủ công; tăng tốc độ xử lý thông tin; hạch toán thanh khoản nợ thuế; cập nhật thông tin thường xuyên về thuế, lệ phí, bảo lãnh thuế của các DN từ các địa phương trên cả nước; thực hiện việc xét ân hạn thuế; giải tỏa cưỡng chế và thông quan hàng hóa nhanh chóng, chính xác. Thông qua đó nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, làm tăng mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với cơ quan Hải quan.
* Đối với cộng đồng doanh nghiệp:
Lợi ích lớn nhất đó là giúp DN giảm bớt thời gian, chi phí giấy tờ trong việc thực hiện thông quan hàng hoá XNK. Nhờ đó, việc thông quan hàng hoá cũng đƣợc nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ngay sau khi khách hàng nộp thuế XNK, thông tin nộp thuế sẽ truyền sang Kho bạc Nhà nước để hạch toán thuế, đồng thời truyền sang cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa. Nhƣ vậy, không những giảm bớt thời
gian, công sức cho việc nộp thuế, mà còn giảm thời gian lưu kho bãi, giải phóng hàng hóa nhanh chóng, giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh ngoài ý muốn.
Cơ quan Hải quan chấp nhận ngay thông tin nộp tiền, trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế tại các tổ chức tín dụng phối hợp thu và thông tin do Kho bạc Nhà nước truyền trên Cổng thông tin để thông quan, hạch toán trừ nợ cho người nộp thuế. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng hiện đại hóa thu nộp NSNN, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí, nguồn nhân lực trong đối chiếu số liệu, đảm bảo tính thống nhất của thông tin, chứng từ.
Người nộp thuế được lựa chọn nộp tiền thuế bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Thông tƣ cũng quy định rõ tần suất trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với Kho bạc Nhà nước. Thay vì Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển thông tin nộp thuế với tần suất 1 giờ/lần cho cơ quan Hải quan, thì hiện nay tần suất này sẽ là 15 phút/lần để hạch toán số thu vào NSNN và thanh khoản nợ thuế cho DN. Việc nộp thuế của DN sẽ được cơ quan Hải quan cập nhật nhanh, thường xuyên và chính xác hơn. Quy định cũng sẽ hạn chế tối đa việc treo nợ thuế của người nộp thuế, giúp DN thông quan nhanh lô hàng, góp phần giảm thời gian thông quan, giảm đƣợc chi phí phát sinh cho DN. Cơ quan Hải quan chấp nhận ngay thông tin nộp tiền, trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế tại các tổ chức tín dụng phối hợp thu và thông tin do Kho bạc Nhà nước truyền trên Cổng thông tin để thông quan, hạch toán trừ nợ cho người nộp thuế. Tình trạng treo nợ thuế không còn xảy ra nhiều. Đồng thời, quy định trao đổi thông tin online đã hạn chế đƣợc bức xúc về chậm luân chuyển thông tin giữa Kho bạc và Hải quan, giảm việc DN phải xuất trình giấy nộp tiền để đƣợc giải phóng hàng
Thời gian nộp thuế XNK trước đây là khoảng 30 phút nay giảm còn khoảng 5- 7 phút. DN có thể nộp tiền tại nhiều điểm khác nhau, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại (qua internet, ATM, thƣ bảo lãnh…) rất thuận tiện.
Chương trình phối hợp thu NSNN qua ngân hàng đã cho thấy những thế mạnh vượt trội như đa dạng hóa các hình thức nộp thuế, giúp người nộp thực hiện nghĩa vụ nhanh chóng, thuận tiện hơn. Với ƣu điểm là dữ liệu nộp thuế của khách hàng đƣợc
kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin liên ngành của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan, ngân hàng có thể truy vấn thông tin về số thuế/tờ khai hải quan của khách hàng đƣợc chuẩn xác. Từ đó, ngân hàng thu thuế và hạch toán thông tin nộp thuế của DN đến các cơ quan liên ngành một cách chính xác, kịp thời và nhanh chóng. Riêng đối với các khoản thuế phải nộp định kỳ, DN chỉ cần ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thu thuế tự động là có thể yên tâm về nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng còn triển khai dịch vụ bảo lãnh thuế cho DN.
Theo đó, ngân hàng sẽ cam kết với cơ quan hải quan về việc nộp thuế xuất nhập khẩu thay cho DN khi DN không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Điều này chẳng những góp phần đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa, mà còn giúp DN có đƣợc một lƣợng vốn giá rẻ để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hơn thế nó còn góp phần hạn chế thất thu cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, nếu được ngân hàng bảo lãnh, DN sẽ có đƣợc một thời gian ân hạn, chƣa phải nộp thuế nên có thể sử dụng nguồn tiền này đầu tƣ cho sản xuất - kinh doanh. Hơn thế, với sự tham gia kiểm soát của các ngân hàng bảo lãnh sẽ hạn chế đáng kể tình trạng gian lận thuế, trốn thuế của DN, qua đó sẽ giảm thiểu được tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước.
* Đối với các Ngân hàng thương mại:
Dịch vụ thu hộ ngân sách nhà nước được các ngân hàng đặc biệt chú trọng và triển khai hàng loạt. Cái lợi lớn nhất là giúp khách hàng gắn bó với ngân hàng nhờ các giá trị gia tăng, bởi nếu thiếu các dịch vụ này, khách hàng có thể chuyển sang dịch vụ của ngân hàng khác, đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Dịch vụ thu hộ không chỉ là một công cụ hữu hiệu để ngân hàng tạo đƣợc sự trung thành của khách hàng, mà còn giúp ngân hàng mở rộng cơ hội bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác.
Việc triển khai các dịch vụ thu hộ chỉ là bước đầu để các ngân hàng hình thành thói quen không sử dụng tiền mặt ở người dân, tiến tới chiếm lĩnh thị phần về mảng bán lẻ, nhất là khi thị trường thương mại điện tử phát triển.
Có thể nói, công tác phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương mại, cùng chính là một bước tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, mang tính đột phá của công tác thu NSNN trên nền tảng công nghệ thông tin theo nguyên tắc thuận tiện, chính xác, kịp thời và hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó, quản lý chặt chẽ, huy động kịp thời và hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần hiện đại hóa công tác quản lý tài chính - ngân sách và xây dựng Chính phủ điện tử; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tài chính; ý thức của người dân trong thực hiện đề án thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Bảng 3.5: Thống kê số thu ngân sách qua một số NHTM có thỏa thuận phối hợp thu với TCHQ giai đoạn 2014-2016.
ĐVT: Tỷ đồng S
T T
Ngân hàng phối hợp thu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số
lƣợng giao dịch
Tổng số tiền
Số lƣợng
giao dịch
Tổng số tiền
Số lƣợng
giao dịch
Tổng số tiền 1 Trung tâm thanh toán -
Vietinbank
89.620 16.658 565.624 94.608 745.792 112.096
2 NH Nông Nghiệp Việt nam - Agribank
52.032 8.907 271.547 43.235 514.866 76.693
3 Vietcombank (Hội sở chính)
32.123 3.689 371.389 40.231 524.162 56.870
4 BIDV (Hội sở chính) 29.612 3.058 132.903 17.707 168.751 27.508 5 Hội Sở Ngân hàng
TMCP Á Châu ACB
29.889 3.009 105.409 9.310
6 Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín
19.851 3.246 48.471 7.404
7 Ngân hàng TMCP Quân đội MB bank
6.170 1.226 29.486 5.432 30.093 5.737
8 Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
148 18 7.714 1.393 16.675 4.706
9 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu VM - Sở giao dịch 1
53 6 12.536 1.403 39.705 4.194
10 NH TMCP Kỹ thương Việt Nam
4.553 762 24.438 4.097
11 NH TMCP Quốc tế 837 169 6.027 1.601 7.862 2.211 12 NH The Bank of Tokyo
- Mitsubishi UFJ, ltd - Chi nhánh Hà Nội
3.466 678 11.625 1.965
13 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
570 208 3.039 1.692 4.548 1.883
14 NH The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, ltd - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
5.787 546 12.391 1.578
15 NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội
299 102 5.214 1.173