CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2. Lý luận chung về thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán
1.2.3. Kinh nghiệm của các nước về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán trong nước
Trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán, phần lớn các nước trên thế giới đều đưa ra những chính sách cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán với hình thức và quy mô phù hợp với đặc điểm riêng của từng quốc gia. Vấn đề đặt ra không phải có cho phép người nước ngoài đầu tư hay không mà là chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài ra sao? Quản lý các nhà đầu tư nước ngoài như thế nào để phát huy được những mặt tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với một thị trường mới bắt đầu hoạt động. Hiện nay có hai xu hướng mâu thuẫn nhau trong việc cho phép người đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán: có nước muốn mở cửa thị trường chứng khoán để thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển; có nước lại lo ngại về sự lấn át, thâu tóm hay chi phối của nước ngoài trong hoạt động phát triển thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế của nước mình. Ví dụ tại Hồng Kông, thị trường chứng khoán là một thị trường mở, người nước ngoài không bị hạn chế trong những hoạt động trên thị trường chứng khoán. Người nước ngoài có thể sở hữu 100% số cổ phiếu của các công ty niêm yết (trừ một trường hợp của công ty truyền hình TVB, ở đó người nước ngoài được sở hữu giới hạn đến 10% cho một cá nhân và 49% tổng vốn niêm yết). Trong giao dịch chứng khoán, không phân biệt là người cư trú hay không cư trú ở Hồng Kông, không yêu cầu dự trữ và
không kiểm soát ngoại hối, cho phép các Ngân hàng buôn bán chứng khoán.
Ngoài ra ở hầu hết các nước Châu á khác đều bị hạn chế bởi những luật trong nước như Luật đầu tư nước ngoài, Luật ngân hàng... Do đó, người đầu tư nước ngoài chỉ có khả năng đƣợc sở hữu với những tỷ lệ nhất định đối với cổ phiếu phát hành của một công ty, ở mỗi nước tuỳ vào đặc điểm riêng của nền kinh tế và phương thức hoạt động của thị trường chứng khoán mà có những qui định riêng của mình. Do vậy, ban đầu chính sách của các quốc gia đối với các nhà đầu tƣ nước ngoài thường là hạn chế mức độ sở hữu chứng khoán của họ và hạn chế các hình thức đầu tư nước ngoài, sau đó nâng dần tỷ lệ sở hữu cũng như hình thức đầu tư của họ vào thị trường chứng khoán trong nước.
Quản lý đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là quản lý các hình thức đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường, gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp là việc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các tổ chức phát hành. Đầu tư trực tiếp là việc các cá nhân hay tổ chức nước ngoài bỏ vốn thành lập công ty hay liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước để kinh doanh chứng khoán.
Quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần.
Tại Hàn Quốc, thời gian đầu chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tƣ, quỹ tín thác; qui định mức trần cho đầu tƣ trực tiếp và tăng dần lên theo sự phát triển của thị trường, nhưng vẫn giữ nguyên sự hạn chế đối với một số ngành quan trọng như quân sự, bưu chính viễn thông, điện lực. Các qui định về quản lý đầu tư nước ngoài ở Hàn Quốc thay đổi gắn liền với sự phát triển của thị trường và thông qua các quyết sách mới của Chính phủ theo từng giai đoạn.
- Từ năm 1985 - 1987: Chính phủ cho phép người nước ngoài đầu tư gián tiếp vào chứng khoán Quỹ tín thác.
- Tháng 12 - 1988, hoàn chỉnh kế hoạch về mở cửa thị trường vốn. Theo kế hoạch này, bắt đầu từ tháng 12-1992, người nước ngoài được phép sở hữu 10%
số cổ phiếu của một Công ty chứng khoán trong nước.
- Năm 1992: Cho phép người nước ngoài đầu tư trực tiếp với mức trần là 10% và sau đó tỷ lệ này đƣợc nâng lên 55% số cổ phiếu của một công ty.
- Năm 1998: Bỏ mức trần này (lý do của việc xoá bỏ mức trần này là Chính phủ Hàn Quốc muốn tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài sau khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997).
Tại Thái Lan, Chính phủ cũng qui định một tỷ lệ khống chế sở hữu công ty niêm yết. Trong những trường hợp nhất định, người nước ngoài chỉ có thể sở hữu đến 49% số cổ phiếu của một công ty hay 25% số cổ phiếu của các tổ chức tài chính. Một số công ty có thể có mức giới hạn thấp hơn đƣợc qui định cụ thể trong điều lệ công ty. Nói chung người đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Thái Lan phải qua những thủ tục khá phức tạp và thất vọng vì chính các công ty thường hay hạn chế những cổ đông người nước ngoài. Sau khủng hoảng Tài chính khu vực, Thái Lan đã mở rộng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại các công ty niêm yết của người nước ngoài lên 100%.
Tại Đài Loan, Chính phủ ban hành tỷ lệ hạn chế sở hữu công ty niêm yết cùng với một số qui định chặt chẽ trong việc cho phép người đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán: các cá nhân không được đầu tư vào những công ty đã đăng ký. Nếu như những người này có giấy phép cư trú thì có thể sở hữu những chứng khoán thuộc Quĩ đầu tư. Công ty đầu tư nước ngoài nếu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về đầu tƣ và có vốn thấp nhất 500 triệu USD, sẽ có quyền sở hữu chứng khoán ở thị trường chứng khoán Đài Loan. Tuy nhiên họ chỉ có quyền sở hữu không quá 10% chứng khoán của một công ty đã đƣợc đăng ký.
Nếu một công ty đã đăng ký, lại là một công ty liên doanh, có sở hữu của người
nước ngoài thì có thể sở hữu hơn 10% số chứng khoán của công ty đó, nhưng không vƣợt quá 40% tổng số chứng khoán của một công ty.
Phát hành cổ phiếu riêng cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch
Tại Trung Quốc, vào đầu những năm 90 Chính phủ Trung Quốc với mục đích thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thúc đẩy việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, một cổ phiếu mới dành riêng cho những nhà đầu tư nước ngoài được phát hành gọi là cổ phiếu B. Cổ phiếu B là cổ phiếu đƣợc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến chỉ cho người đầu tư nước ngoài giao dịch. Bên cạnh đó một số loại cổ phiếu khác dành cho người đầu tư nước ngoài cũng được phát hành như cổ phiếu H được niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu N được niêm yết tại thị trường chứng khoán New York. Rõ ràng, việc phát hành riêng một loại cổ phiếu cho người đầu tư nước ngoài đã giúp Chính Phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, bên cạnh đó một phần cũng đã trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc tự cơ cấu nguồn vốn cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình bằng cách phát hành một tỷ lệ cổ phiếu B thích hợp trong tổng lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường, nhằm thu hút được nguồn vốn cần thiết mà không bị sự kiểm soát của nước ngoài.
Đối với các cổ phiếu N và H việc được niêm yết trên thị trường quốc tế không chỉ thu hút nguồn vốn nước ngoài mà ở đây sự xuất hiện các cổ phiếu của các công ty Trung Quốc đã tạo nên sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào cơ hội làm ăn tại Trung Quốc, tạo nên danh tiếng, quốc tế hoá các công ty Trung Quốc, và thúc đẩy mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc trên thị trường thế giới.
Hạn chế đầu tƣ 100% vốn vào một số ngành nghề đặc biệt quan trọng
Trong xu thế toàn cầu hoá và mở cửa thì hầu hết các nước luôn cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại nước mình, cũng như cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% số cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề, lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế của đất nước thì một mặt vẫn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác, vẫn duy trì một tỷ lệ sở hữu lớn của Nhà nước hay các cá nhân trong nước.
Tại Australia, nói chung, các nhà đầu tư nước ngoài, các cá nhân hay tổ chức có thể mua tới 100% tổng cộng hoặc riêng lẻ cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào. Ngoại trừ các công ty trong lĩnh vực truyền thông: một người đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa đến 15% tổng số cổ phiếu, giới hạn tổng cộng cho các nhà đầu tư nước ngoài là 20% (tỷ lệ này tương ứng là 25% và 30% đối với các công ty trong lĩnh vực in ấn), Chính phủ nước ngoài không được sở hữu cổ phiếu truyền thông. Trong lĩnh vực ngân hàng, người đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa là 10% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Đối với các công ty sản xuất và phân phối gas: tất cả các cổ đông riêng lẻ đƣợc giới hạn nắm giữ tối đa từ 5% đến 15%. (*)
Tại Singapore, cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài có thể mua 100%
tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào, tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng và báo chí thì người đầu tư nước ngoài bị hạn chế sở hữu với mức là 40% - 49% tổng số cổ phiếu. Sở hữu nước ngoài là cá nhân bị hạn chế đến 3% cho một nhà đầu tư đối với cổ phiếu công ty Singapore Press Holdings. Trước khi mua một lƣợng cổ phần lớn của một Ngân hàng hoặc công ty tài chính phải đƣợc sự chấp thuận của cơ quan quản lý ngoại tệ Singapore (MAS).
Ban hành tỷ lệ mua chứng khoán ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài cho đợt phát hành IPO
Tại Bangladesh, các cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài được phép mua 100% tổng số cổ phiếu của bất kỳ công ty niêm yết nào. Tuy nhiên, các NĐTNN chỉ có thể đăng ký mua tối đa là một phần ba khối lƣợng phát hành của một đợt IPO. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Có thể thấy quá trình vận động thu hút vốn đầu tƣ vào TTCK của các nước khác nhau đều theo một xu hướng là mức độ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK phụ thuộc vào nhu cầu vốn của nền kinh tế nói chung cũng như tình hình phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng
Trong quá trình xây dựng TTCK, các nước đang phát triển không nên ngăn cản đầu tư nước ngoài mà phải tạo ra một khuôn khổ để TTCK hoạt động trong tầm kiểm soát, phải chuẩn bị các công cụ của kinh tế thị trường để hoạt động của TTCK đi vào quỹ đạo. Khi xây dựng TTCK, vấn đề an ninh kinh tế phải được đặt lên hàng đầu. Nếu nền kinh tế còn non trẻ thì Nhà nước cần phải bảo hộ để tránh những cơn bão “vốn” xuất xứ từ bên ngoài nước ập đến nhanh và thao túng cả thị trường vốn trong nước. Khi TTCK đã phát triển ổn định, hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, thị trường đồng bộ thì quy chế dành cho người nước ngoài sẽ được nới lỏng, khi đó, thị trường trở nên hấp dẫn và sôi động hơn hẳn, số lượng nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng. Cuối cùng, xu hướng mở cửa hoàn toàn thị trường, tức các NĐTNN có thể sở hữu 100% vốn của các công ty niêm yết, là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cần quy định rõ ràng danh mục các ngành nghề mà NĐTNN không đƣợc phép đầu tƣ.
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể rút ra được một số bài học sau:
- Trong tiến trình chung của quá trình phát triển, TTCK đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh việc phát huy nội lực, Việt Nam cần khuyến khích sự tham gia của các NĐTNN nhằm thu hút những
nguồn vốn lớn mà trong nước chưa đáp ứng được, trình độ công nghệ và kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế nói chung và TTCK nói riêng.
- Cần quản lý hoạt động của NĐTNN nhằm vừa khuyến khích các nhà đầu tư, vừa đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường, tránh việc rút vốn ồ ạt, gây xáo trộn thị trường.
- Đối với việc sở hữu cổ phiếu của các công ty niêm yết: ban đầu cho phép NĐTNN sở hữu hạn chế cổ phiếu của các công ty niêm yết, sau đó mở rộng dần tỷ lệ sở hữu đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.